Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Jazira, 19h45 ngày 11/12
ậnđịnhsoikèoAlWahdavsAlJazirahngàthời tiết hôm nay và ngày mai Hư Vân - 1thời tiết hôm nay và ngày maithời tiết hôm nay và ngày mai、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Baniyas vs Sharjah, 21h30 ngày 27/1: Đối thủ kỵ giơ
2025-02-01 23:33
-
Trao tiền bạn đọc cho hai cháu bé bị bại não
2025-02-01 23:17
-
Thiếu niên 12 tuổi tử vong vì làm theo thử thách nguy hiểm trên TikTok
2025-02-01 22:42
-
Tranh chấp nội bộ, nhùng nhằng số tiền 920 tỷ
UBND TP Hà Nội mới đây đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri về dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và dự án đối ứng khu đô thị Mỹ Hưng.
Liên quan đến dự án khu đô thị Mỹ Hưng, cử tri phản ánh dự án đã có quyết định thu hồi đất từ năm 2008, đến nay chưa triển khai, hệ thống tưới tiêu bị hỏng không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp nên người dân bỏ ruộng hoang.
Tranh chấp nội bộ giữa nhà đầu tư (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5) và doanh nghiệp dự án (Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5) tại dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ chưa được giải quyết, chưa thỏa thuận thống nhất được phương án xử lý đối với khoản lãi vay 920 tỷ đồng Cử tri đề nghị UBND TP chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công dự án tuyến đường trục phía Nam và dự án khu đô thị Mỹ Hưng hoặc nếu chưa triển khai dự án khu đô thị thì đề nghị cải tạo hệ thống tưới tiêu để phục vụ nhân dân sản xuất.
Trả lời cử tri về dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), UBND TP cho biết, dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây chấp thuận hồ sơ đề xuất dự án năm 2007.
Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây chỉ định nhà đầu tư.
Tháng 4/2008, Sở Giao thông vận tải ký hợp đồng với Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Nhà đầu tư) và Công ty CP Phát triển địa ốc Cicenco5 (doanh nghiệp dự án).
Dự án đường được khởi công từ ngày 26/4/2008, tuy nhiên tiến độ triển khai dự án rất chậm.
Đến năm 2013, UBND TP đã chỉ đạo dừng triển khai dự án.
Sang năm 2014, UBND TP đã có thông báo về việc xử lý tồn tại, vướng mắc trong triển khai dự án, trong đó đồng ý gia hạn và điều chỉnh hợp đồng BT theo điểm dừng kỹ thuật của dự án, chấp thuận mở rộng quy mô đoạn tuyến.
Đáng chú ý, theo UBND TP, trong quá trình triển khai dự án, có xảy ra tranh chấp nội bộ giữa nhà đầu tư (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5) và doanh nghiệp dự án (Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5).
Đồng thời, dự án phải giải quyết các tồn tại về thực hiện nghĩa vụ tài chính theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
UBND TP đã có các văn bản yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải giải quyết dứt điểm tranh chấp nội bộ, nộp ngay 920 tỷ đồng chi phí lãi vay theo kết luận thanh tra, chứng minh năng lực tài chính và bố trí kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình BT; đảm bảo nguồn lực hoàn thành đầu tư tuyến đường thì sẽ xem xét, tiếp tục giao thực hiện đoạn tuyến từ Km19+900 đến K41+500 của dự án đường trục phía Nam.
Đến nay, theo UBND TP, việc giải quyết tranh chấp nội bộ giữa hai bên chưa được giải quyết, chưa thỏa thuận thống nhất được phương án xử lý đối với khoản lãi vay 920 tỷ đồng.
UBND TP cũng cho hay, tháng 7 vừa qua, UBND TP đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu nhà đầu tư với doanh nghiệp dự án nộp ngay vào ngân sách nhà nước khoản tiền 920 tỷ trong thời hạn 3 tháng.
Khu đô thị Mỹ Hưng ì ạch tiến độ suốt hơn 10 năm qua (Ảnh: Phối cảnh khu đô thị được quảng cáo trên internet) “Sau thời hạn trên, trường hợp các đơn vị không thực hiện hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ thì yêu cầu tạm dừng dự án (gồm dự án BT và dự án thanh toán dự án BT) và thành phố sẽ xem xét, đánh giá toàn bộ năng lực tài chính của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để quyết định việc tiếp tục triển khai thực hiện hoặc có biện pháp, phương án đầu tư khác để khẩn trương hoàn thành dự án” – UBND TP Hà Nội cho biết.
Được biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đôn đốc nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án nộp ngay vào ngân sách nhà nước 920 tỷ. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến của các đơn vị.
"Sau khi nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục nêu trên, UBND TP sẽ xem xét, chỉ đạo tiếp tục triển khai dự án theo quy định", lãnh đạo UBND TP thông tin.
Thay đổi tên người sử dụng đất, doanh nghiệp khiếu nại Hà Nội
Liên quan đến dự án khu đô thị Mỹ Hưng có quy mô 182ha. Đây là quỹ đất đối ứng cho dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) theo hình thức BT.
Từ năm 2008, dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500; phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp; Cho phép đầu tư và giao đất.
Trong khi dự án BT lùm xùm tranh chấp nội bộ thì dự án đối ứng cũng ì ạch tiến độ suốt hơn 10 năm qua.
Trước đó, ngày 25/11/2020, UBND TP đã có Quyết định số 5269 điều chỉnh một số nội dung ghi tại Quyết định 3128 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây.
Cụ thể, quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại Quyết định 3128 về việc thu hồi hơn 1,8 triệu m2 đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco5 như sau: từ Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5 thành Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.
Tuy nhiên, theo UBND TP Hà Nội, Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5 có khiếu nại về quyết định nêu trên của TP.
Hiện UBND TP đã giao Thanh tra TP kiểm tra rà soát tổng thể dự án, kết luận việc tham mưu, trình UBND TP ban hành Quyết định 5269, đề xuất báo cáo UBND TP.
Sau khi có báo cáo kết luận của Thanh tra TP, UBND TP cho biết sẽ xem xét, chỉ đạo việc thực hiện dự án khu đô thị Mỹ Hưng.
Thuận Phong
Khu đô thị nghìn tỷ ở Hà Nội thay đổi tên người sử dụng đất
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 ghi tại quyết định số 3128 (ngày 30/7/2008) từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5-CTCP.
" width="175" height="115" alt="Hà Nội lên tiếng về cuộc nội chiến ở dự án BT đường phía Nam Hà Tây" />Hà Nội lên tiếng về cuộc nội chiến ở dự án BT đường phía Nam Hà Tây
2025-02-01 21:23
Ước mơ về một cuộc sống “dễ thở” trong thành phố
Ngày chuyển nhà khỏi con phố Nguyễn Biểu (quận Ba Đình), ông Nguyễn Trần Thế Tài (60 tuổi) phải chia tay nhiều thứ. Điều khiến ông nhớ nhất là những con phố nhộn nhịp và những hàng quán quen thuộc đầu ngõ. Đã một thời, người Hà Nội “ganh” nhau vì sở hữu một vài mét vuông trên những con phố xô bồ ở trung tâm. Không nhất thiết phải là mặt tiền, ngay cả những ngôi nhà trong hẻm bé xíu, phải lách sát tường mới dắt được chiếc xe đạp cũng được coi như “đất vàng”.
Bởi thế, khi ông Tài đưa cả nhà chuyển từ “phố lớn” về khu vực Gia Lâm, người quen nửa đùa nửa thật nói ông "chẳng giống ai". "Khổ nỗi nhà chật hẹp, con cái vợ chồng chen chúc nhau thấy khổ. Nên phải chuyển thôi", ông Tài nói.
Những đại đô thị như Vinhomes Ocean Park là đích đến của các cuộc di chuyển khỏi trung tâm cũ |
Khác với ông Tài, vợ chồng chị Đào Hồng Nga (Hàng Đậu, Hà Nội) lại vui mừng khi thành công “chạy” khỏi phố lớn. Chị Nga cùng bố mẹ mới đây đã tậu 2 căn hộ ở tòa nhà dự án Vinhomes Ocean Park - nơi đang được ví như một “Quận Ocean” của thành phố mới phía đông Hà Nội.
Chị Nga chia sẻ, ngôi nhà tuy tiện lợi nhưng cũng... kinh hoàng; bởi vỉa hè chật chội, đường xe “phóng vù vù”, đỗ xe khó… "Ngày xưa, người ta cố về quận lõi để hưởng sự kết nối, tiện lợi. Còn hiện tại, khi cơ sở hạ tầng đã xóa đi mọi khoảng cách, tất cả lại chỉ muốn tìm nơi thoải mái hơn để xây dựng cuộc sống chất lượng", chị Nga bày tỏ.
Hạ tầng phát triển, gia tăng kết nối, người dân Thủ đô mong muốn tìm kiếm nơi sông yên bình, thoải mái hơn |
Sức hút của đại đô thị phía đông Hà Nội
Không chỉ thế hệ Y như chị Đào Hồng Nga, những người lớn tuổi như ông Nguyễn Trần Thế Tài cũng đã thay đổi suy nghĩ về ngôi nhà ở. Khái niệm “vị trí đẹp” không còn gói gọn trong nghĩa: càng gần Hồ Gươm càng tốt; mà thay vào đó là nơi có năng lực kết nối mạnh mẽ.
Ông Tài ví dụ, ở Vinhomes Ocean Park - nơi ông đang sinh sống, chỉ 15 phút trên những con đường lớn, qua cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy hay Thanh Trì, cư dân có thể di chuyển về khu vực phố cổ hay trung tâm hành chính phía tây. Đặc biệt, thời gian tới, khi cầu Vĩnh Tuy 2 hoàn thành, cùng 3 cây cầu lớn khác trong kế hoạch sắp được triển khai, năng lực hạ tầng tại khu vực này thậm chí sẽ "khủng" hơn hiện tại nhiều lần.
Cầu Vĩnh Tuy 2 đang được triển khai |
Vị trí chỉ là một “mảnh ghép” để hoàn thiện ngôi nhà trong mơ. Với cư dân hiện đại, một ngôi nhà đáng sống là nơi mọi nhu cầu của cuộc sống đều đáp ứng chỉ trong vòng tròn "all-in-one", điển hình như Vinhomes Ocean Park.
Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall ngay trong dự án đô thị với trăm thương hiệu lớn trong nước và quốc tế sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân. Bên cạnh đó, hệ thống Vinschool mang chuẩn quốc tế sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho cư dân Vinhomes Ocean Park và khu vực. Không những vậy, đại đô thị còn có VinUni - môi trường giáo dục tinh hoa cho những người trẻ tài năng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ nhanh chóng được đáp ứng nhờ hệ thống Vinmec ngay trong lòng đại đô thị. Ngoài ra, năng lực quản lí vận hành đã trở thành “thương hiệu” của Vinhomes cũng là “điểm cộng” đáng chú ý.
Ngoài “vòng tròn khép kín” này, cư dân còn có thể lựa chọn nhiều dịch vụ, tiện ích ngoại khu Vinhomes Ocean Park.
Môi trường “tất cả trong một” là điều hút cư dân về những dự án đại đô thị như Vinhomes Ocean Park (Ảnh phối cảnh) |
Ở góc độ khác, xu hướng dịch chuyển từ trung tâm cũ sang khu Đông ngày càng nhộn nhịp nhờ yếu tố cảnh quan, hệ sinh thái với mật độ cây xanh, mặt nước khổng lồ nơi đây. Đây là điều những khu trung tâm cũ, vốn nổi tiếng “đất chật người đông” khó đáp ứng được.
Cuộc sống nghỉ dưỡng 365 ngày tại dự án Vinhomes Ocean Park là “điểm cộng” hút cư dân (Ảnh phối cảnh) |
Tại dự án Vinhomes Ocean Park, cuộc sống nghỉ dưỡng được kiến tạo với biển hồ nhân tạo rộng 6,1ha, hồ nước ngọt 24,5h với bãi cát mịn rộng tới 35m - nơi mọi gia đình có thể thư thái cùng nghe tiếng sóng biển hay hòa mình vào làn nước xanh mát. Xung quanh đó là hệ thống công viên, mặt nước rộng khắp…
"Ở đây, mọi người mới được tận hưởng một cuộc sống thực sự “dễ thở” giữa lòng thành phố. Cư dân vừa có một cuộc sống sôi động như trên phố, vừa được hưởng bầu không khí trong lành. Nơi đây đang trở thành “Hà Nội mới của phía Đông” - nơi mọi người ao ước sinh sống", một chuyên gia BĐS nhận định về dự án đại đô thị Vinhomes Ocean Park.
Minh Tuấn
" alt="Định nghĩa ngôi nhà lý tưởng của người Hà Nội đã rất khác xưa" width="90" height="59"/>Định nghĩa ngôi nhà lý tưởng của người Hà Nội đã rất khác xưa
Như VietNamNetđã đưa tin, quy định dự án phải có từ 3 tầng hầm trở lên đang trở thành đề tài nóng trên thị trường bất động sản Hà Nội những ngày qua. Trước ý kiến cho rằng, thông báo về việc phải có tối thiểu 3 tầng hầm để xe và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại của Sở QH-KT là vội vàng, trái luật, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội cho rằng, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về chỗ để xe càng tăng mạnh. Với tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số, phương tiện giao thông tại Hà Nội, nhất là ở khu vực nội thành mạnh như hiện nay, nếu không sớm thực hiện chủ trương này thì nguy cơ ùn tắc là không thể tránh khỏi, thậm chí đường phố không còn lối đi.
Vấn đề chỗ đỗ xe ô tô cần phải đặt ra khi đầu tư một dự án cao tầng nhưng triển khai cần thận trọng, linh hoạt với thực tế. |
Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước không thể đủ vốn đầu tư nên chủ trương của thành phố là tất cả các nhà đầu tư cùng tham gia vào việc này. Xu hướng thế giới là thế và Hà Nội cũng không ngoại lệ. Cần sớm thực hiện chủ trương này để giải quyết vấn đề giao thông tĩnh vốn rất bức xúc của Thủ đô. “Đây là chủ trương rất đúng đắn, có tầm nhìn xa của Thành ủy Hà Nội” – lãnh đạo Sở QH-KT nhấn mạnh.
Trao đổi về việc ra thông báo 1823 (14/6/2016) về việc phải có tối thiểu 3 tầng hầm để xe và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, theo ông Vinh sau khi Thành ủy ra thông báo, Sở có chỉ đạo nội bộ. Bởi các hồ sơ vẫn tiếp tục được nhà đầu tư nộp vào và Sở phải thụ lý theo quy định, không thể dừng được. Nếu không có hướng dẫn thì không được, vì thế Sở mới ban hành một thông báo mang tính chất nội bộ, hướng dẫn các bộ phận xử lý hồ sơ.
Sau đó, chúng tôi cũng đã báo cáo và UBND TP đã có văn bản chỉ đạo, giao Sở QH-KT chủ trì họp liên ngành để bàn phương án cụ thể hóa chỉ đạo của Thành ủy. Các sở sẽ họp liên ngành và Sở QH-KT sẽ tổng hợp ý kiến để sớm đề xuất thành phố. Khi nào UBND TP ban hành quy định thì mới chính thức có hiệu lực để thực hiện. Đây là việc phức tạp, liên quan đến nhiều đầu mối nên phải có thời gian. Nhưng hồ sơ hành chính thì Sở vẫn phải nhận vào và xử lý theo quy định.
Theo vị Giám đốc Sở nhiệm vụ của các sở ngành là phải họp bàn để tham mưu cho thành phố xem công trình nào sẽ áp dụng quy định này. Đối tượng nào sẽ làm tối thiểu 3 tầng hầm, đối tượng nào không… “Tóm lại là phân loại công trình, nội thành, ngoại thành thế nào, rất nhiều yếu tố. Hướng dẫn cụ thể thế nào còn đang bàn, chứ không có chuyện bắt buộc tất cả các công trình đều phải có tối thiểu 3 tầng hầm” – lãnh đạo Sở QH-KT nói.
Chủ trương công trình có tối thiểu 3 tầng hầm được nhiều người ủng hộ tuy nhiên doanh nghiệp cũng bày tỏ lo lắng quy định này có thể khiến giá nhà đội lên cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người mua nhà cũng rơi vào cảnh “nửa mừng nửa lo” bởi giá nhà sẽ tăng lên khi chi phí xây dựng tăng. Cùng với đó, vấn đề đặt ra liệu quy định trên đó có mâu thuẫn với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành?
Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Sở QH-KT Hà Nội cho biết, chủ trương này sẽ không xung đột hay trái quy định hiện hành bởi theo quy chuẩn đối với nhà cao tầng hiện nay như: Đối với nhà ở thương mại, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ để xe (kể cả đường nội bộ trong nhà xe); đối với nhà ở xã hội cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 12m2 chỗ để xe (kể cả đường nội bộ trong nhà xe)..., là tiêu chuẩn tối thiểu, còn nhu cầu tăng cao do sự phát triển của thực tế thì việc tăng diện tích tầng hầm là đúng. Điều này cần giải quyết khi Hà Nội đang thiếu chỗ cho giao thông tĩnh phải đỗ xe trên vỉa hè.
“Với những chủ trương mới, chúng tôi nghĩ sự phản biện của dư luận xã hội là đương nhiên. Chúng tôi lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản biện một cách cầu thị. Thực tế, từ khi Sở ra thông báo, chúng tôi cũng chưa nhận được phản ánh của doanh nghiệp nào về chủ trương này”, ông Vinh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành chức năng xung quanh quy định trong thiết kế và xây dựng tối thiểu có 3 tầng hầm. Cụ thể, UBND TP giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, chính sách để cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Thành ủy, báo cáo UBND TP trong tháng 5-2016. Văn bản nêu rõ, kết quả nghiên cứu, đề xuất phải làm rõ những nội dung chủ yếu như: thẩm quyền, hình thức ban hành chính sách; sự đồng bộ, phù hợp của các biện pháp, chính sách đề xuất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; phân loại các nội dung quản lý để có chính sách áp dụng phù hợp (phân loại theo mô hình đầu tư: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, công trình công cộng, công trình hỗn hợp; theo quy mô đầu tư; theo không gian áp dụng: nội thành, ngoại thành…; các điều kiện về kỹ thuật khi xây dựng tầng hầm nhằm đảm bảo khả năng kết nối hệ thống các công trình ngầm; vấn đề chuyển tiếp khi áp dụng chính sách. |
Hồng Khanh
Công trình phải có tối thiểu 3 tầng hầm: Không bắt buộc tất cả
- Nhận định, soi kèo PSG vs Reims, 03h00 ngày 26/01: Củng cố ngôi đầu
- Thi hành án phải bồi thường 400 triệu cho cụ ông 94 tuổi ly hôn vợ
- Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín sắp hầu tòa
- Tôi từng bị nói khùng, điên… khi nhảy vào bất động sản
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Goztepe, 23h00 ngày 26/1: Quá khó cho tân binh
- Kết quả Liverpool vs Real Madrid, Kết quả bóng đá
- Cô sinh viên giàu lòng nhân ái
- Hơn 445.000 trẻ từ 12
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tigres UANL, 08h05 ngày 26/1: Duy trì mạch thắng và dẫn đầu