Đ.T(TheÔtôhúcbaycộtđiệnkéolêtrênđườlịch thi đấu bóng đá tối nayo Newsflare)
Tên cướp bị cô gái 'phản đòn' choáng váng
Bất ngờ bị giật túi xách ngay giữa phố, cô gái có màn phản đòn cực mạnh khiến tên cướp buộc phải tháo chạy.
Đ.T(TheÔtôhúcbaycộtđiệnkéolêtrênđườlịch thi đấu bóng đá tối nayo Newsflare)
Bất ngờ bị giật túi xách ngay giữa phố, cô gái có màn phản đòn cực mạnh khiến tên cướp buộc phải tháo chạy.
Chất bột trắng không bền
TATP rất dễ chế tạo và khó phát hiện, nhưng cũng rất không bền. Trong thực tế, chỉ cần một cú đập mạnh cũng làm phát nổ TATP với sức công phá bằng khoảng 80% chất nổ TNT. Đó là lí do tại sao những tên khủng bố còn gọi nó là "Mẹ của quỷ Satan", theo trang The Future of Things.
"Kẻ đánh bom giầy" khét tiếng đã sử dụng TATP năm 2001. Những tên khủng bố tấn công London, Anh năm 2005 và 2006 cũng dùng nó. Hóa chất này cũng được phát hiện tồn tại trong các quả bom phát nổ tại Mỹ, ở Đại học Oklahoma năm 2005 và thành phố Texas năm 2006. Và gần đây nhất, nó đã được sử dụng trong các vụ tấn công khủng bố Paris vào tháng 11/2015.
"Các tổ chức khủng bố trên khắp thế giới thường sử dụng TATP và các chất nổ khác thuộc họ peroxide, vì chúng rất dễ chuẩn bị và khó phát hiện. Bạn có thể tìm thấy hai thành phần hóa học của TATP ở các sản phẩm dược mỹ phẩm hay đồ cứu thương phổ biến. Do đó, TATP có thể dễ dàng được chế tạo trong một phòng thí nghiệm dưới tầng hầm nhờ các vật liệu thông dụng. Chất nổ này cũng dễ làm bạn nổ tung trong khi bạn bào chế nó", Ehud Keinan, chuyên gia hóa học đến từ Viện Công nghệ Technion-Israel, giải thích.
Jimmie Oxley, một chuyên gia nghiên cứu thuốc nổ tại Đại học Rhode Island (Mỹ) nói thêm rằng, chế tạo TATP "dễ như nướng một cái bánh ngọt". Ông và các đồng nghiệp từng thử làm rất nhiều thứ để ngăn chặn việc tổng hợp chúng, kể cả việc cho thêm các chất hóa học nhất định vào hydrogen peroxide, nhưng không mấy thành công.
Chất nổ ác mộng
Một lí do khiến TATP khó phát hiện là nó không chứa nitơ, một thành phần then chốt trong các quả bom "phân bón" tự chế mà các máy quét an ninh hiện có thể dò tìm ra.
Sức công phá của TATP từng là câu hỏi hóc búa đối với giới khoa học kể từ khi người ta khám phá ra nó năm 1895. Không giống các vật liệu chế tạo bom dựa vào nitơ, vốn dự trữ năng lượng khi chúng được "xào xáo" thành dạng nổ, TATP có thể ra đời ở nhiệt độ phòng và không cần lửa kích nổ.
Vậy nó lấy năng lượng nổ từ đâu, nếu không phải qua đốt nóng? Mãi tới năm 2005, nhà hóa học Keinan mới phát hiện ra rằng, nổ TATP giống nổ khí ở quy mô lớn, hơn là nổ bom lửa. Khi một tinh thể chất nổ TATP bị va chạm đủ mạnh, mỗi phân tử rắn ngay lập tức vỡ vụn thành 4 phân tử khí.
Phân tử triacetone triperoxide (TATP) cấu tạo gồm oxy (đỏ), cacbon (đen) và hydro (trắng). |
"Mặc dù khí ở nhiệt độ phòng, nhưng nó có độ đậm đặc tương đương chất rắn và có số phân tử nhiều hơn gấp 4 lần. Do đó, nó sở hữu áp suất gấp 200 lần không khí xung quanh. Áp suất cực lớn này ( 1- 1,5 tấn/2,5cm2) sau đó đẩy bật ra ngoài, tạo nên lực nổ ngang với chất nổ TNT. Trong một vụ nổ TATP, các phân tử khí truyền năng lượng dịch chuyển sang môi trường xung quanh và trong quá trình đó tạo ra sóng sốc phá hủy", trích nghiên cứu về TATP của ông Keinan và các đồng nghiệp.
Chúng ta có thể phát hiện TATP cách nào?
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra các phương pháp phát hiện TATP khả thi trước khi nó có thể tiếp tục bị sử dụng để giết hại người vô tội.
ACRO Security Technologies, một công ty do chuyên gia Keinan sáng lập, đã chế tạo ra một "máy thử chất nổ peroxide" dùng một lần, có tên gọi là ACRO-P.E.T. Sản phẩm này được quảng cáo là "cung cấp câu trả lời ngay lập tức trước bất kỳ vật liệu khả nghi nào, dù chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất nổ dựa vào peroxide".
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác đang phát triển những cách thức dò tìm TATP trong khi nó đang được vận chuyển, mà không cần xét nghiệm hóa chất trực tiếp giống như thiết bị của ông Keinan. Chẳng hạn như, năm 2011, các nhà khoa học thuộc hãng Hitachi, Nhật đã tạo ra một cỗ máy hút không khí xung quanh một người và chỉ trong 2 giây có thể "ngửi" ra các lượng TATP rất nhỏ.
Một nhóm nghiên cứu Đức cũng tuyên bố năm 2015 rằng, họ đã tìm ra cách phát hiện một lượng lớn TATP đang trong quá trình vận chuyển. Họ giải thích, vì hóa chất này rất nhạy nổ, nên nó thường được hòa tan trong một chất lỏng đặc biệt trước khi được mang đi đây đó. Mùi của chất lỏng này là độc nhất vô nhị và các nhà nghiên cứu hy vọng có thể dựa vào nó để các máy quét an ninh hiện ra TATP trong tương lai.
">Facebook cũng đánh dấu việc được tuyển dụng nhân viên mới hoành tráng với những buổi lễ, thề hẹn và cả một chương trình kỷ niệm với tên gọi Faceversary, nơi mọi đồng nghiệp cùng chúc tụng và tán dương bạn trên con đường mới.
Tương tự, khi công việc kết thúc, bạn sẽ có cảm giác mình vừa chuyển đến một thế giới khác hoàn toàn, Facebook sẽ đăng tấm thẻ nhân viên sờn cũ của bạn lên tường, cùng với vài dòng tin chia tay tự viết, nhận hàng trăm lượt thích và bình luận sau đó.
Nhân viên cũng sẽ rời các nhóm riêng, và họ có thể tham dự vào nhóm cựu nhân viên, nơi mọi người vẫn bàn về Facebook với tư cách khác.
Nói thế để thấy, Facebook tạo ra một môi trường đầy khuyến khích, nơi mọi nhân viên thuộc nằm lòng lời hiệu triệu tạo ra một “thế giới mở và gắn kết hơn”.
Và họ không làm thế chỉ vì tiền
Facebook đầy rẫy những kẻ tràn ngập quyết tâm về một thế giới mà mọi cá nhân đều dán mắt vào mạng xã hội với banner xanh trắng. Đó là điều đáng sợ, bởi nó không phải là lòng tham.
Mọi kẻ tham lam đều có giá của chúng, và hành động của chúng thì dễ đoán định. Nhưng một kẻ đi chinh phạt sẽ không thể mua được bằng tiền, cũng như không ai biết được hắn và những kẻ theo chân sẽ làm gì để đạt được mục đích.
Tháng 6/2011, Google tung ra mạng xã hội Google Plus, không giấu ý định gắn kết nó với các sản phẩm khác như Gmail hay YouTube. Với số lượng người dùng khổng lồ của Google, Google Plus ngay lập tức là mối họa tiềm năng của Facebook, họ cũng có nhiều tính năng ngon lành hơn Facebook như chia sẻ hình ảnh, giao diện thân thiện, gọn gàng hơn.
Thêm vào đó, Google Plus không có quảng cáo bởi Google đã kiếm đủ từ AdWords. Với sự hậu thuẫn của công cụ tìm kiếm Google, họ có lợi thế để chiếm lĩnh mạng xã hội.
Nước đi này ít nhiều gây bất ngờ, dù Google là một thành trì bất khả xâm phạm trong nhiều năm với search là lũy thành chính, họ vẫn lo lắng khi hàng loạt nhân sự của mình tìm đến Facebook. Đây không chỉ là sự chảy máu chất xám, bởi mỗi nhân sự Google mất đi, Facebook lại mạnh lên một chút.
Facebook (trái) đông nghịt nhân viên vào Chủ Nhật, trong khi Google vắng lặng như tờ. Ảnh: Vanity Fair. |
Google Plus là phát pháo bắt đầu một cuộc chiến mới, và đó là quả bom quăng thẳng chứ không chỉ là những cú ve vuốt thông qua các hội thảo, sự kiện. Facebook đã nhận một cú chí mạng, và họ lập tức ban bố tình trạng khẩn cấp trong nội bộ công ty.
Mark Zuckerberg tập hợp tất cả nhân viên trong bài phát biểu “Lockdown” năm 2011. Mục tiêu rất rõ ràng: đây là cuộc chiến giành người dùng, rằng Google đã có sản phẩm mới, rằng mỗi người dùng Facebook mất đi sẽ là một chiến thắng của đối thủ, và ngược lại.
Đây là phép thử lớn nhất cho sức hấp dẫn của hai mạng xã hội, Mark gợi ý một cách mơ hồ về những thay đổi cần có để giữ vững ngôi vị. Ý tưởng chính: tăng cường độ tin cậy, trải nghiệm người dùng và khả năng hoạt động của trang.
Lý thuyết của Facebook cũng rất khác, thay vì chăm chút đến từng chi tiết nhỏ như Apple, văn phòng của Facebook dán đầy những khẩu hiệu như “Xong việc thì tuyệt hơn hoàn hảo” hay “Hoàn hảo là kẻ thù của tốt đẹp”. Họ thà tung ra một sản phẩm còn khiếm khuyết hơn chăm chăm vào sản phẩm lý tưởng nhưng chỉ nằm trên giấy.
“Carthage phải bị tiêu diệt”, Mark kết thúc bài phát biểu bằng trận hỗn chiến từ lịch sử Hy Lạp, và những nhân viên Facebook rời khỏi phòng họp với khí thế của những mãnh tướng.
Carthage phải sụp đổ và những khẩu hiệu quyết chiến khác của Facebook. Ảnh: Vanity Fair. |
Các tấm khẩu hiệu, băng rôn đầy khí thế bắt đầu được treo khắp công ty. Các quán cafe trong khuôn viên Facebook sẽ mở suốt ngày đêm, mọi trụ sở sẽ làm việc không nghỉ. Facebook làm việc 24/7 và nhân viên được yêu cầu có mặt toàn thời gian. Người nhà sẽ được đến văn phòng để thăm người thân vào mỗi cuối tuần.
">Đây được xem như cách thức mới giúp giảm thiểu tình trạng quên mật khẩu hoặc sử dụng mật khẩu không an toàn khi đăng nhập và các hệ thống máy tính quan trọng. Ứng dụng của Microsoft có tên Authenticator, giúp tự động mở khóa máy tính chạy Windows 10 thông qua kết nối Bluetooth trên điện thoại.
Hiện tại, ứng dụng trên vẫn chưa được ban hành. Neowin nói rằng chỉ có điện thoại Lumia chạy bản Insider Preview build 14267 mới tải được ứng dụng này. Trang mô tả của Microsoft cho biết, Authenticator sẽ bổ sung hỗ trợ cho các tải khoản Microsoft, dùng làm giải pháp đăng nhập cho trình duyệt và mạng riêng ảo, tạo mã dùng một lần…
Đăng nhập máy tính qua Bluetooth là bổ sung mới nhất của Microsoft cho Windows 10. Trước đó, công cụ Windows Hello của hệ điều hành mới nhất này đã hỗ trợ bộ đọc vân tay, cảm biến quét võng mạc, và camera nhận dạng khuôn mặt. Microsoft cũng là thành viên của liên minh FIDO, một tổ chức công nghiệp chuyên tìm kiếm và nâng cao khả năng đăng nhập an toàn trên các thiết bị thông minh.
Nguyễn Minh(theo Digitaltrends)
">