Chuyên gia Fortinet cũng chỉ rõ, hoạt động tội phạm mạng ảnh hưởng đến tất cả mọi người và hậu quả của hành vi vi phạm thường tác động sâu rộng vào nhiều mặt đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, cộng đồng an ninh, bảo mật có thể thực hiện một số biện pháp để dự báo tốt hơn các động thái tiếp theo của tội phạm mạng và làm gián đoạn hoạt động của chúng, chẳng hạn như sự hợp tác giữa khu vực công và tư để chia sẻ thông tin về mối đe dọa, áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn cho việc báo cáo sự cố, và nhiều cách làm khác...
Nhấn mạnh các tổ chức, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tội phạm mạng, chuyên gia Fortinet khuyến nghị: Các đơn vị có thể bắt đầu bằng việc khởi tạo và phát triển mô hình ứng phó linh hoạt để phục hồi trên không gian mạng.
Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần biến an ninh mạng trở thành công việc của tất cả thành viên trong tổ chức, bằng cách triển khai các sáng kiến như tổ chức các chương trình giáo dục an ninh mạng trên toàn doanh nghiệp và tổ chức các trò chơi mô phỏng thực hành cho các nhà quản lý.
Duy Tiến và nhóm PV, BTV" alt=""/>Thu hẹp khoảng cách về kỹ năng để nâng cao khả năng ứng phó tấn công mạngThủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án xây dựng Sân bay Gia Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Dự án xây dựng Sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo và bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an Nhân dân Việt Nam.
Dự sự kiện có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Bắc Ninh.
Sân bay Gia Bình là mô hình sân bay an ninh quốc phòng, sân bay chuyên dùng, tương đương cấp 4E. Cùng với phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân, Sân bay Gia Bình định hướng đảm bảo hoạt động của các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính khách quốc tế trên các loại tàu bay cánh bằng loại lớn; vận tải hàng hóa, hành khách khi có yêu cầu và đủ điều kiện.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 98/QĐ-TTg, ngày 17/9/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Sân bay Gia Bình. Giai đoạn 1 xây dựng sân bay chuyên dùng với đường băng dài 1.500m, quy mô sử dụng đất khoảng 125ha tại xã Xuân Lai và thị trấn Gia Bình.
Sau khi hoàn thành, Sân bay Gia Bình là sân bay trực thăng cấp 3, sân bay quân sự cấp 3, sân bay dân dụng tương đương cấp 3C theo tiêu chuẩn của ICAO. Tổng mức đầu tư dự án là 4.431 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào dịp chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết hiện nay, Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng giao thông, bao gồm hàng không; tập trung đầu tư xây dựng hệ thống sân bay ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó có việc đầu tư xây dựng các sân bay lưỡng dụng, vừa phát triển kinh tế hàng không, khai thác không gian phát triển đất nước, vừa phục vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ luôn dành cho lực lượng Công an nhân dân sự quan tâm cao nhất; đặc biệt là thời gian gần đây đã quan tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cùng với xây dựng lượng con người tinh nhuệ, hiện đại phải có cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật tinh nhuệ, hiện đại; hiện đại hóa đồng bộ, đầy đủ các lực lượng Công an nhân dân, trong đó có lực lượng Không quân Công an nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vi thi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. |
Theo Thủ tướng, cảnh sát cơ động là một trong 6 lực lượng của Công an nhân dân được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại. Việc xây dựng lực lượng Không quân Công an nhân dân và dự án xây dựng Sân bay Gia Bình là dấu mốc rất quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết 12-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.
Với sự quan tâm của Đại tướng Tô Lâm từ khi là Bộ trưởng Bộ Công an và trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay, các cơ quan đã khẩn trương trình các cấp có thẩm quyền, thực hiện các thủ tục theo quy định để triển khai dự án.
Nhấn mạnh Sân bay Gia Bình là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các công trình quốc phòng-an ninh, Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Công an, các cơ quan, Bộ, ngành và Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Ninh đã chủ động, tích cực phối hợp tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn, nhất là các thủ tục về đất đai, đầu tư, vốn... để kịp thời khởi công; đặc biệt cảm ơn nhân dân đã nhường đất cho dự án.
Cho rằng các kết quả đã đạt được để tổ chức được Lễ khởi công dự án mới chỉ là bước khởi đầu, nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề; để hoàn thành, đưa Dự án vào khai thác đúng tiến độ, bảo đảm an toàn, chất lượng, Thủ tướng Chính phủ đề nghị triển khai nhanh xây dựng sân bay giai đoạn 1, Bộ Công an chuẩn bị thủ tục, các điều kiện triển khai giai đoạn 2, với tinh thần 3 nhất: thi công nhanh nhất, chất lượng phải tốt nhất và giá thành rẻ nhất, hoàn thành dự án trong 18 tháng, đảm bảo an toàn, chống tiêu cực, lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bắc Ninh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai giai đoạn 1 và chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 dự án; đồng thời nghiên cứu, triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường từ Sân bay Gia Bình tới trung tâm Hà Nội, với yêu cầu 3 nhất: ngắn nhất, hiện đại nhất, đẹp nhất, với mặt cắt ngang rộng từ 80-100m.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an, tỉnh Bắc Ninh và các bộ, ngành liên quan triển khai giai đoạn 1 và chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 dự án; đồng thời triển khai xây dựng các công trình phục vụ lưỡng dụng, phát triển hệ sinh thái sân bay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khởi công Dự án xây dựng Sân bay Gia Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. |
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các nhà thầu, với kinh nghiệm xây dựng sân bay trước đây, tiếp tục chinh phục, lập kỷ lục mới; triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, không đội vốn, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh, môi trường; phấn đấu hoàn thành dự án trước 31/12/2025.
Chính quyền Xuân Mai, thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình và tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chăm lo, ổn định tình hình, đảm bảo cuộc sống, sản xuất cho người dân và đảm bảo nơi học tập của học sinh, với yêu cầu nơi ở, nơi học mới của nhân dân tốt hơn nơi ở, nơi học cũ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, trong quá trình triển khai nếu có vấn đề phát sinh kịp thời phối hợp giải quyết; nếu cần cơ chế, chính sách, điều kiện gì thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Vụ việc liên quan đến ông Q. tại Hà Nội, chủ sở hữu SIM số đẹp 0XX7.999.999, bất ngờ bị thu hồi SIM đã thu hút sự chú ý từ dư luận. Về phía VinaPhone, nhà mạng khẳng định đã thực hiện đúng quy định pháp luật.
Trên thực tế, quy trình thu hồi SIM không phải chỉ do nhà mạng tự quy định mà còn dựa trên các nghị định và thông tư của Bộ TT&TT. Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, có 4 trường hợp sẽ bị khóa SIM và thu hồi số.
Đầu tiên, nếu người dùng không đăng ký đầy đủ thông tin như tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc, hoặc thông tin không trùng khớp với Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư, thuê bao có thể bị khóa SIM và thu hồi số.
Trường hợp 2, nếu thuê bao không phát sinh hoạt động như gọi đi, nhắn tin, hoặc nạp tiền trong khoảng thời gian 3-6 tháng, số thuê bao có thể bị khóa và thu hồi. Trước khi thực hiện, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn thông báo cho người dùng. Ông Q. rơi vào diện này.
Thứ 3, SIM dùng trong các hoạt động lừa đảo, phát tán thông tin sai lệch sẽ bị khóa và thu hồi. Cuối cùng, các thuê bao không đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân theo định kỳ cũng sẽ bị khóa.
Nghị định cũng nêu rõ nhà mạng có trách nhiệm thông báo đến khách hàng trước khi thu hồi số. Tuy nhiên, nếu khách hàng không phản hồi hoặc không cập nhật, nhà mạng được phép thu hồi theo quy định.
Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2025, các thuê bao không cập nhật thông tin chính xác, không phát sinh hoạt động trong thời gian dài, hoặc sử dụng SIM vào mục đích vi phạm pháp luật sẽ bị khóa SIM và thu hồi số.
![]() |
Một thuê bao bị khóa liên lạc một chiều do thông tin chưa khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ảnh: MS. |
Trước đó, theo phản ánh từ anh Q., SIM số 0XX7.999.999 của anh thuộc dạng trả trước, đã bị thu hồi mà không có bất kỳ thông báo nào đến chủ sở hữu. Anh Q. cho biết do bận công việc và thường xuyên ra nước ngoài, anh không sử dụng SIM số 0XX7.999.999 trong một thời gian dài.
VinaPhone khẳng định việc thu hồi SIM số 0XX7.999.999 hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật. Theo nhà mạng, việc thu hồi số thuê bao trả trước hết hạn sử dụng được thực hiện dựa trên các quy định của Bộ TT&TT. Chính sách này đã được áp dụng nhiều năm qua, nhằm tối ưu hiệu suất khai thác kho số viễn thông và hạn chế SIM "rác”.
Theo quy định, các thuê bao trả trước hết hạn sử dụng tài khoản sẽ bị khóa 1 chiều, sau 10 ngày sẽ bị khóa 2 chiều và tiếp tục lưu giữ số trên hệ thống trong 30 ngày. Sau thời hạn này, số thuê bao sẽ được giữ thêm 15 ngày để khách hàng có thể yêu cầu khôi phục nếu còn nhu cầu. Nếu không có phản hồi từ phía khách hàng, số thuê bao sẽ được tái sử dụng và phát hành mới.
Trao đổi với An Ninh Thủ Đô, ông Q. (chủ thuê bao 0XX7.999.999) cho biết bản thân phát hiện không thể nạp tiền vào ngày 19/11. Tổng đài Vinaphone thông báo số bị thu hồi về kho số nhưng chưa cấp cho khách hàng khác.
Sáng ngày 20/11, ông Q. đến văn phòng giao dịch Vinaphone Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, để làm thủ tục cấp lại số SIM trên thì được thông báo số điện thoại vừa được cấp vào cho khách hàng khác vào chiều hôm trước. Thời điểm cấp lại vừa đúng hết 90 ngày kể từ khi thuê bao bị khoá hai chiều do không phát sinh cuộc gọi.
"Mục đích của việc thu hồi số khi không phát sinh cuộc gọi nhằm hạn chế 'SIM rác'. Tuy nhiên, trường hợp này của tôi dùng 15 năm nay, chắc chắn không phải là SIM rác. SIM tôi đăng ký chính chủ và là số rất đẹp. Việc Vinaphone thu hồi số và ngay lập tức cấp cho cá nhân khác là đang 'làm tắt' để chiếm dụng cho cá nhân, đại lý. Tôi không đồng ý!”, ông Q. nói.
VinaPhone khẳng định việc thu hồi SIM số 0XX7.999.999 hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật. Theo nhà mạng, việc thu hồi số thuê bao trả trước hết hạn sử dụng được thực hiện dựa trên các quy định của Bộ TT&TT. Chính sách này đã được áp dụng nhiều năm qua, nhằm tối ưu hiệu suất khai thác kho số viễn thông và hạn chế SIM "rác”.
Đối với trường hợp số điện thoại 0xx7.999.999, nhà mạng cho biết số thuê bao bị khóa một chiều vào ngày 19/8, khóa hai chiều vào ngày 29/8, lưu giữ số và chờ khôi phục đến ngày 12/10/2024 (45 ngày kể từ khi khóa hai chiều).
Sau khi gửi đi các tin nhắn các thông báo, VinaPhone cho biết, không ghi nhận phản hồi của khách hàng và số thuê bao trên không phát sinh sử dụng dịch vụ viễn thông, nên hệ thống đã thực hiện khoá một chiều, khoá hai chiều khi số thuê bao hết hạn sử dụng tài khoản theo quy định.
Quá thời hạn chờ khách hàng khôi phục theo nhu cầu, đến ngày 19/11 VinaPhone mới tái sử dụng và đưa số vào chế độ phát hành mới.
" alt=""/>Vì sao nhà mạng thu hồi SIM 'tiền tỷ' sau 3 tháng không dùng