Ảnh: PCmag
Ổ cứng cầm tay dùng cổng USB loại 200 GB của Toshiba.
Trong đó phiên bản dung lượng cao nhất lên tới 200 GB và được bán với giá 229,99 USD.
" alt=""/>Toshiba 'ra lò' ổ cứng bỏ túi 200 GBHiện tượng “quấy rối, hoang báo, khủng bố…” bằng điện thoại di động giờ đây đang ở mức báo động đỏ.
Không chỉ dừng lại trong phạm vi từng cá nhân, “vấn nạn” này đã và đang gây cản trở, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và chức năng của nhiều tổ chức, cơ quan nhà nước… trong đó điển hình là Tổng đài CS 113.
Đã đến lúc các bên liên quan, các nhà quản lý phải bắt tay nhau, đưa ra những biện pháp kiên quyết nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.
113 cũng bị “quấy rối”
Hàng ngày, số điện thoại 113 phải tiếp nhận một số lượng lớn thông tin từ các cá nhân, đơn vị, cơ quan gọi đến đề nghị được trợ giúp khi có vấn đề về an ninh trật tự. Ngoài áp lực công việc nặng nề, căng thẳng họ còn phải đối mặt với hàng trăm số điện thoại có mục đích quấy rối, làm mất nhiều thời gian và ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận tin báo của Trực ban 113.
Cách đây hơn 1 tháng, Thanh tra Bộ Bưu chính Viễn thông đã nhận được công văn từ Phòng Cảnh sát trật tự thuộc Công an Thành phố Hà Nội thống kê các số điện thoại gọi nhiều lần lên Trung Tâm CS113 của thành phố để... gây rối, chửi bới, khủng bố tinh thần những người đang thi hành công vụ. Theo danh sách thống kê, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2007 đến ngày 30/5/2007, đã có tới 120 số thuê bao điện thoại được nằm trong “tầm ngắm”. Trong đó số ít nhất cũng gọi tới 11 lần và nhiều thì lên tới hàng trăm lần.
Cả 6 mạng di động hiện nay đều xuất hiện những dạng thuê bao “đen” này: Từ Mobifone 090, 093; Vinaphone 091, 094; Viettel 098, 097; S-Fone 095; EVN 096 và ngay cả mạng di động “em út” HTMobile 092 vừa mới tham gia cung cấp dịch vụ cũng đã có thuê bao chuyên gọi điện quấy rối. Với những lời lẽ thô tục rất “phong phú, đa dạng”, nhiều số thuê bao gọi đến tổng đài 113 nhiều tới mức các chiến sỹ công an chỉ mới nhìn qua đã biết đó không phải là số điện thoại cung cấp thông tin nghiêm túc. Nhưng đã là quy định, chuông reo họ không thể không nhấc.
“Bệnh” cũ phát “biến chứng mới”?
Nếu như trước đây báo chí cũng đã phản ánh khá nhiều hiện tượng thuê bao di động gọi điện thoại quấy rối cá nhân (spam call) thì nay, đối tượng bị quấy rối đã trở nên... phong phú hơn nhiều. Được biết, thời gian vừa rồi, không chỉ có cảnh sát 113 bị quấy rối, thậm chí các đại sứ quán của một số quốc gia đóng tại Việt Nam, một số cơ quan của Nhà nước cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại gọi tới với những lời lẽ đe doạ.
Hành động này không chỉ đơn thuần là “gây rối” mà đã ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như thuê bao gọi tới tổng đài 113 gây rối, có thể xếp vào hành vi cản trở người thi hành công vụ. Trước pháp luật đã có thể khép vào tội hình sự chứ không còn ở mức xử phạt hành chính nữa.
" alt=""/>Spam call