Cuối cùng, Sơn Tùng và ông bầu đã chính thức 'đường ai nấy đi'

Công nghệ 2025-01-16 21:57:01 8

Trong thông cáo báo chí mới nhất gửi đến truyền thông,ốicùngSơnTùngvàôngbầuđãchínhthứcđườngainấyđwu yanni Sơn Tùng M-TP đã xác nhận thông tin ngừng hợp tác cùng ông bầu Quang Huy.

{ keywords}

 Sơn Tùng và ông bầu Quang Huy dù chính thức ngừng hợp tác song vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp, sẵn sàng kết hợp khi cần.

Mới đây, sao nam trẻ Sơn Tùng M-TP vừa chính thức xác nhận đã ngừng hợp tác với công ty chủ quản Wepro và nhạc sĩ Quang Huy trong thông cáo báo chí mới nhất gửi đến truyền thông.

Theo đó, giọng ca Khuôn mặt đáng thươngkhẳng định không còn hợp tác với nhạc sĩ Quang Huy nữa và sẽ hoạt động độc lập. Trong những dòng chia sẻ, nam ca sĩ gọi Wepro là gia đình, khẳng định mình được yêu thương hết mực và trưởng thành rất nhiều nhờ sự hỗ trợ của nhạc sĩ Quang Huy. Sơn Tùng luôn ghi nhớ điều đó kể cả khi quyết định hoạt động độc lập trong thời gian sắp tới.

Về lý do ngừng hợp tác, Sơn Tùng không nói cụ thể, chỉ chia sẻ úp mở về ước mơ "không chỉ dừng lại ở một ca sĩ" và anh quyết định tách ra hoạt động riêng để thực hiện ước mơ của mình. Nam ca sĩ cho biết thêm nhạc sĩ Quang Huy biết và ủng hộ dự định này của mình. Do đó anh khẳng định dù “đường ai nấy đi” nhưng đôi bên vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp, sẵn sàng hợp tác khi có cơ hội.

Sơn Tùng còn tiết lộ mục tiêu trước mắt là tập trung cho những dự án âm nhạc mới để người hâm mộ không phải phàn nàn về việc anh ít ra nhạc. Được biết, sản phẩm âm nhạc đầu tiên được trình làng sau khi rời khỏi Wepro của Sơn Tùng M-TP là một ca khúc có tựa đề Lạc trôi do anh sáng tác.

Thực ra, thông tin Sơn Tùng và ông bầu không còn tiếp tục đồng hành cùng nhau trong công việc đã xuất hiện từ hồi giữa năm 2016. Lúc đó, trong các hoạt động của Sơn Tùng đều thiếu vắng Quang Huy. Nguyên nhân được truyền tai râm ran là do Quang Huy quá tập trung cho phim ảnh, còn Sơn Tùng thì muốn đẩy mạnh các hoạt động âm nhạc nên cả hai cảm thấy cần phải dừng lại. 

Thông tin này càng được những người làm việc trong showbiz bàn tán ồn ào hơn khi trên trang cá nhân Facebook, Sơn Tùng và vợ Quang Huy – ca sĩ Phạm Quỳnh Anh – đã hủy kết bạn. Trước tin đồn này, phía Wepro không đưa ra bất kỳ bình luận gì. Trong khi đó, Sơn Tùng chỉ nói rằng: “Mọi người sẽ có câu trả lời trong thời gian tới”. Và khoảng một tháng sau đó, nam ca sĩ lên tiếng xác nhận việc chính thức tách khỏi Wepro ra hoạt động độc lập.

Gia Bảo
本文地址:http://cn.tour-time.com/news/27d495507.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01

Xe buýt chở người nhập cư từ Texas đến nhà của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: ABC

Trước chiếc xe buýt chở 50 người nhập cư, ông Abbott cũng gửi 2 chuyến xe tương tự tới cửa dinh thự của bà Harris vào ngày 15/9.

Trong vài tháng trở lại đây, Thống đốc Texas và các lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở các bang biên giới đã chuyển rất nhiều người nhập cư đến các thành phố do đảng Dân chủ lãnh đạo. Đây là động thái phản đối chính sách nhập cư của Tổng thống Joe Biden, trong bối cảnh dòng người di cư tràn vào phía nam nước Mỹ.

Đáp lại hành động gây sức ép của Thống đốc Texas, Phó Tổng thống Kamala Harris khẳng định, "đây là một chiêu trò chính trị vô trách nhiệm". Tổng thống Biden cũng đã lên tiếng chỉ trích việc các lãnh đạo Đảng Cộng hòa sử dụng người tị nạn làm công cụ chính trị.

"Thành phố trú ẩn" là thuật ngữ dùng để chỉ các thành phố ở Mỹ thực hiện chính sách bảo vệ người nhập cư không giấy tờ, thông qua việc không truy tố họ vi phạm luật nhập cảnh liên bang.

Việt Dũng

Hiện trường bên trong thùng xe chứa thi thể người nhập cư ở Texas, bắt giữ 3 nghi phạmTính đến thời điểm này, có ít nhất 51 người nhập cư đã thiệt mạng sau khi bị nhồi nhét bên trong thùng container tại bang Texas, Mỹ. Giới chức đã mô tả hiện trường bên trong xe và 3 nghi phạm đã bị bắt giữ.">

Thống đốc Texas đưa 50 người nhập cư tới cửa nhà Phó Tổng thống Mỹ

-Theo huớng dẫn thực hiện Thông tư 22 của Sở GD-ĐT TP.HCM đối với tiểu học, Không bắt buộc dùng học bạ mới. Hiệu trưởng cần hết sức chính xác và trách nhiệm khi quyết định việc lên lớp, hoặc ở lại lớp.

Về đánh giá thường xuyên, giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh để đưa ra nhận xét phù hợp, không yêu cầu giáo viên đánh giá toàn bộ học sinh, chỉ chú ý vào những học sinh có biểu hiện đặc biệt.

{keywords}
không bắt buộc học sinh sử dụng học bạ theo mẫu mới khi đánh giá theo Thông tư 22

Về đánh giá định kì, Phòng GD-ĐT chỉ đạo để xây dựng kế hoạch đánh giá đúng tiêu chí gồm học tập ba mức hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành; năng lực có ba mức tốt, đạt, cần cố gắng.

Đề kiểm tra định kỳ có tỷ lệ tương đối giữa các mức là nhận biết 40%,  hiểu 40%, vận dụng 20%, vận dụng phản hồi 10%. 

Với bài kiểm tra định kỳ, giáo viên chủ nhiệm có thể giao bài kiểm tra cho phụ huynh vào buổi họp phụ huynh thường kì, nếu phụ huynh giữ lại, giáo viên tiến hành sao lưu lại bài.

Không công bố kết quả của từng học sinh trước lớp và so sánh học sinh này với học sinh khác.

Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra một số lưu ý, ngoài việc căn cứ theo Điều 15, Khoản 2, Điểm b và Điều 18, Khoản 2 về việc ra đề, với các đợt kiểm tra còn lại của các khối lớp, việc ra đề kiểm tra cũng như các nội dung liên quan (tổ chức coi thi, chấm thi, bài kiểm tra, bàn giao kết quả, bàn giao chất lượng học sinh) do Phòng GD-ĐT các quận huyện quyết định, hướng dẫn hiệu trưởng các trường thực hiện tùy theo tình hình thực tế của đơn vị. 

Để có sự thống nhất, Sở khuyến nghị các trường thực hiện việc ra đề theo phương án, đề kiểm tra do giáo viên chủ nhiệm soạn, sau đó nộp về tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn chọn lọc và gửi cho ban giám hiệu từ 2 đến 3 đề. Ban giám hiệu duyệt đề và chọn ra 2 đề (1 đề chính thức và 1 đề dự phòng) làm đề thi cho khối.

Về việc Xét hoàn thành chương trình lớp học ( Điều 14, Khoản 1, Điểm c) và trách nhiệm của hiệu trưởng, Sở đề nghị hiệu trưởng các trường cần hết sức chính xác và trách nhiệm khi quyết định việc lên lớp, hoặc ở lại lớp đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình học.

Việc ghi học bạ, Sở cũng lưu ý, các nội dung của học bạ được ghi theo huớng dẫn đính kèm vào cuối năm học. Không bắt buộc học sinh sử dụng học bạ theo mẫu mới.Chỉ sử dụng học bạ mẫu mới đối với học sinh mới nhập học.

Nếu sử dụng học bạ cũ các trường có thể sửa như sau: Phần Các môn học và hoạt động giáo dụccó thể kẻ thêm cột Mức đạt đượcvào bên trái  cột Điểm KTĐK.

Phần Các năng lực và Các phẩm chấtbỏ các ô Đạt Chưa đạt. Đồng thời kẻ thêm các cột Mức đạt được vào bên phải cột Năng lực, đồng thời cột Nhận xétchỉ cần ghi nhận xét chung, không cần phải nhận xét riêng từng năng lực và phẩm chất.

Hàng thứ 4 của cột Phẩm chấtđược sửa lại thành Đoàn kết, yêu thương

Phần Nhận xétchỉ cần ghi một nhận xét chung cho năng lực hoặc phẩm chất, không cần ghi riêng cho từng tiêu chí.

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục được sử dụng một cách linh hoạt trên cơ sở đảm bảo thông tin về kết quả đánh giá giáo dục của học sinh, nội dung đánh giá được ghi theo huớng dẫn đính kèm. 

Trong trường hợp giáo viên ghi sai một cột nào đó có thể sửa lại ở phần cột Ghi chúkèm theo chữ kí xác nhận của giáo viên. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong việc ghi nội dung của bảng tổng hợp, khuyến khích các trường sử dụng giấy A3 khi in bảng tổng hợp.

Không bắt buộc sử dụng bộ công cụ đánh giá, tuy nhiên các trường có thể sử dụng bộ công cụ này như một kênh tham chiếu. 

Lê Huyền

">

TP.HCM đánh giá theo Thông tư 22: Không bắt buộc dùng học bạ mới

Nhận định, soi kèo U21 Sheffield Wed vs U21 Hull City, 19h00 ngày 13/1: Kịch bản quen thuộc

Trường Akshar là một trường học ở Đông Bắc Ấn Độ - nơi từng được biết tới khi có cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đó là yêu cầu học sinh nộp rác thải thay vì học phí.

Người thành lập ra ngôi trường này là Mazin Mukhtar (32 tuổi), một người Mỹ gốc Phi và vợ anh, Parmita Sarma (30 tuổi). Đây là nơi cung cấp một nền giáo dục tốt cho trẻ em trong khu vực - những đứa trẻ có cha mẹ đang phải làm việc vô cùng vất vả trong các mỏ đá địa phương để kiếm được 3 đô la mỗi ngày.  

Nhiều trẻ em nơi đây cũng phải làm việc trong các mỏ đá để giúp đỡ gia đình. Do đó, một trong những khó khăn mà Mazin Mukhtar và Parmita Sarma gặp phải là thuyết phục người dân địa phương cho con đi học.

{keywords}

Học sinh mang rác thải đến trường thay học phí

Để thu hút đông đảo học sinh tới trường, đồng thời giảm thiểu việc đốt rác thải nhựa, Mazin Mukhtar đã tạo ra một mô hình học tập đặc biệt: thay thế học phí bằng rác thải nhựa.

Anh cho biết: ‘Khi chúng tôi yêu cầu phụ huynh gửi đồ nhựa cho con cái họ đem đến trường, hầu như không mấy ai chấp hành. Họ thích đốt nhựa ở nhà hơn. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ bắt đầu tính phí. Các khoản phí mà họ phải trả bằng tiền mặt đều có thể dùng rác thải nhựa để thay thế.

Chính sách học phí này nhanh chóng khiến phụ huynh tuân thủ 100%. Họ cũng đã ký cam kết ngừng đốt rác thải nhựa. Từ đó, mỗi sáng, học sinh ở làng Pamohi của Assam lại đến trường, trên tay cầm theo một túi rác thải nhựa. 

Khuôn viên trường học cũng được thiết kế trung tâm tái chế riêng - nơi tất cả rác thải do học sinh thu gom được sẽ chuyển thành vật liệu xây dựng. Các túi nylon được nhét bên trong chai nhựa và biến thành gạch sinh thái dùng cho các dự án xây dựng. Một trong những cách trẻ em sử dụng những viên gạch này là xây dựng bồn hoa trong sân trường.

{keywords}

Các túi nylon được nhét bên trong chai nhựa và biến thành gạch sinh thái dùng cho các dự án xây dựng. 

Tại đây, học sinh không chỉ được học những kiến thức trên sách vở mà còn được dạy nghề. Chúng còn được dạy cách lắp đặt các tấm pin mặt trời và tham dự các xưởng mộc, tham gia vào việc giáo dục cộng đồng về tất cả những nguy hiểm của việc đốt rác thải nhựa.

Parmita Sarma cho biết: “Chúng tôi cố gắng mỗi ngày dạy học sinh có trách nhiệm với môi trường xung quanh và phấn đấu để cải thiện môi trường sống. Giờ đây, những đám khói độc hại từ việc đốt nhựa đã giảm đáng kể”.

"Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn"

Trước tình trạng nhiều đứa trẻ nghỉ học đi kiếm tiền phụ giúp gia đình tại các mỏ đá, Parmita Sarma đã nghĩ ra cách để giảm lao động trẻ em, đó là để những đứa trẻ lớn dạy kèm cho những đứa trẻ bé hơn. Đổi lại, chúng được trả bằng tiền có thể dùng để mua đồ ăn nhẹ, quần áo, đồ chơi và giày dép tại các cửa hàng địa phương. 

“Khi học sinh tiến bộ trong học tập, mức lương sẽ được tăng lên. Phương châm của chúng tôi khi đưa ra phương pháp này là: ‘Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn’”, Parmita Sarma nói.

Cứ thế, từ 20 học sinh ban đầu, Trường Akshar hiện đã có 7 giáo viên quản lý và  110 trẻ em từ 4 đến 15 tuổi. Trường cũng không có học sinh bỏ học trong vài năm qua. 

Những đứa trẻ lớn hơn giờ đây có thể kiếm khoảng 60-70 đô la hàng tháng tùy thuộc vào công việc được giao. Nhiều học sinh thậm chí đã mua được điện thoại di động từ số tiền kiếm được, điều mà cha mẹ chúng vẫn không đủ khả năng làm.

{keywords}

Tại ngôi trường này, đứa trẻ lớn sẽ dạy cho đứa trẻ bé hơn.

Từ những nỗ lực của vợ chồng nhà Mukhtar, học sinh giờ đây cũng đã ý thức hơn trong việc nhận thức về môi trường và sức khỏe. Và cũng chính những đứa trẻ đã giúp bố mẹ mình hiểu thêm về những tác hại này.

Sompa Boro, một phụ huynh của trường cho biết: “Chúng tôi từng cho 2 con theo học tại một ngôi trường khác và đã rất vất vả để trả học phí. Rất may, Trường Akshar đã chấp nhận lũ trẻ và chúng tôi rất hài lòng với loại hình giáo dục này. Trường Akshar đã giúp chúng tôi suy nghĩ khác biệt và thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực ”.

Mukhtar và Sarma hiện đã ký kết với chính quyền để triển khai mô hình Akshar tại 5 trường học của chính phủ. Cả hai đều cảm thấy hạnh phúc với những gì họ tâm huyết đã được xã hội đón nhận.

“Bọn trẻ đang học những điều mới mỗi ngày. Chúng thích đến trường đến nỗi không muốn có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tuần”, cô Parmita Sarma nói.

Thời Vũ(Theo The Guardian)

Trường học ở Đà Nẵng mở tiệm spa cho trẻ mầm non

Trường học ở Đà Nẵng mở tiệm spa cho trẻ mầm non

Thiết kế tiệm spa trong trường mầm non, biến hành lang thành con đường trải nghiệm, xây dựng xưởng giấy, xưởng gỗ trong trường… là những cách thức sáng tạo nhiều giáo viên đang làm để khơi gợi sự hứng thú, phát huy tính tích cực ở trẻ mầm non.

">

Những đứa trẻ được trả lương khi đến trường

Ảnh minh họa.

Chưa kể, ông làm gì cũng cẩn thận, sạch sẽ, nhà cửa bếp núc lúc nào cũng tinh tươm, gọn gàng. Điều này, người thân hay bạn bè của tôi khi đến chơi nhà đều phải gật đầu công nhận.

Còn về phía tôi, tôi là đứa khá thẳng tính, không khéo léo, rất ghét người khác can thiệp vào cuộc sống của mình, hoặc bảo mình phải làm thế này thế kia.

Hồi mới về làm dâu khi chưa hiểu hết, cứ lúc nào thấy suy nghĩ và quan điểm của bố chồng không đúng thì tôi lại lên tiếng, vì thế hàng xóm luôn cho rằng tôi ngang bướng, hay cãi. Nhưng sau này tôi hiểu ra thì tôi rất quý bố chồng vì ông lúc nào cũng hết lòng vì con cháu.

Mọi thứ chỉ phức tạp hơn khi bố chồng tôi về hưu, thực ra khi đến tuổi hưu thì lương hưu của bố chồng tôi cũng được 9 triệu/tháng. Với lại, gia đình chồng tôi cũng thuộc hàng khá giả, chúng tôi cũng không để ông thiếu thốn thứ gì.

Vậy mà vừa về hưu, ở nhà phụ giúp chúng tôi chuyện nhà cửa, đón các cháu đi học về được khoảng 3 tháng thì ông kêu buồn và muốn tìm việc gì đó để làm.

Nghe xong, vợ chồng tôi bàn nhau rằng, cả đời ông vất vả lo cho các con rồi giờ chỉ muốn ông sống an nhàn lúc tuổi già.

Vậy mà ông không nghe, cứ nằng nặc đòi ra đầu phố để chạy xe ôm. Tôi là người phản đối đầu tiên vì bố chồng tôi là viên chức về hưu, cũng có của ăn, của để chứ có thiếu thốn gì mà phải đi chạy xe ôm, rồi hàng xóm nhìn vào còn ra gì nữa.

Thực sự tôi ghét việc ông ngày ngày ngồi ở đầu phố chạy xe ôm... Cũng từ lúc đó tôi mặc kệ, không còn quan tâm ông như ngày xưa nữa.

Cho đến một hôm, tôi phát hiện mình quên tập tài liệu họp ở nhà nên vội vàng phi xe về nhà để lấy.

Vừa đến cổng thì nghe thấy tiếng bác hàng xóm sang chơi, trò chuyện với bố tôi. Nghe bác ấy hỏi bố tôi rằng vì sao vợ chồng tôi phản đối chuyện ông chạy xe ôm mà ông cứ tự làm khổ mình, cứ ngày ngày chạy xe ôm làm gì cho vất vả.

Bố chồng tôi bảo, ông về hưu nên ở nhà mãi cũng buồn, muốn ra ngoài đi làm để có người nói chuyện, vả lại chạy xe ôm cũng có thêm một khoản thu nhập phục vụ cho sinh hoạt còn số tiền lương hưu với tiền tiết kiệm ông muốn giữ lại đó để sau này chúng tôi có mua miếng đất hay làm việc gì lớn ông còn có cái để cho.

Hóa ra, lâu nay bố chồng cần mần chạy xe ôm là vì suy nghĩ cho chúng tôi. Nghe thấy thế mắt tôi cay xè, tôi chạy lại bảo bố rằng, bố vất vả cả đời rồi nên tôi chỉ mong tuổi già bố được an nhàn, bố cứ tiêu tiền, mua những thứ bố thích chứ đừng lo cho chúng tôi nhiều nữa vì chùng tôi cũng trưởng thành rồi...

Thế nhưng, bố chồng tôi bảo chúng tôi có lớn cỡ nào thì vẫn là những đứa trẻ và ông phải bảo vệ, phải lo lắng cho... nghe đến đây thực sự tôi khóc không thành tiếng. Nghĩ lại thời  gian qua tôi đối xử lạnh nhạt, không quan tâm đến ông mà tôi thấy xấu hổ. Tôi tự hứa với lòng mình sau này sẽ đối xử thật tốt để không phụ lòng yêu thương của ông.

Theo Gia đình và Xã hội

">

Tôi coi thường bố chồng làm xe ôm

Người đồng tình, người phản đối.

Không phản đối sao được khi ở nhà không ít học sinh mê mải smartphone, lơ là học hành (kể cả không ít người lớn ngồi đâu cũng thấy cắm mặt vào chiếc điện thoại).

Ở lớp, chiếc điện thoại học trò đã làm lao tâm khổ tứ cho không ít thầy cô, nhà trường. Thầy cô đang say sưa giảng, bỗng chuông điện thoại reo; lớp đang làm bài, vài học sinh bấm điện thoại nhắn tin; giờ kiểm tra, học sinh mở tài liệu "mạng". Không bực mới lạ!

Nhưng ham điện thoại mà quên cả học hành chỉ là than phiền của phụ huynh, không thấy có điều tra, thống kê nào cho thấy học lực học sinh thụt lùi vì chiếc điện thoại. Mà ngược lại, tôi thấy chúng khôn ngoan, thông minh, tiến bộ hơn.

Tôi có đứa cháu mới học lớp 5. Một lần ở nhà, cùng bạn cãi nhau nghĩa của cụm từ "vị thành niên", "trưởng thành" trong sách khoa học lớp 5. Không thống nhất được, chúng sử dụng điện thoại, tìm ông "Gu-gồ". Bà ngoại ngồi theo dõi tâm phục, khẩu phục. Ngày xưa bà phải mất vài hôm, rồi tìm đến thầy cô.

Cái lợi của việc sử dụng điện thoại thông minh một cách đúng cách là góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em xử trí nhanh nhẹn, thông minh hơn, có nguồn học liệu phong phú, kịp thời hơn.

Hãy xem smartphone như 1 quyển sách

Vậy có quản lí được việc sử dụng điện thoại của học sinh ở trên lớp không? Tôi nghĩ hoàn toàn được, vấn đề là cách quản lí. Hãy xem chiếc điện thoại như một quyển sách.

Hiện tại, học sinh đến lớp, trong giờ học, nhất cử nhất động đều theo lời thầy. Thầy bảo cả lớp gấp sách vở lại, kiểm tra bài cũ, học sinh răm rắp. Đến bài mới, thầy lệnh cả lớp mở sách trang..., bài..., cả lớp sột soạt mở sách. Thầy giảng, học sinh lắng nghe, vừa theo dõi sách. Tùy tình huống, giáo viên đều có cách xử lý.

Quản lí điện thoại học sinh cũng thế thôi

Đầu giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh cất điện thoại vào cặp, tắt chuông, giao nhiệm vụ cho lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó kiểm tra, thầy cô kiểm tra bao quát.

Lúc cần, thầy yêu cầu mở điện thoại, địa chỉ, đường link..., thầy trò cùng tương tác, tìm kiếm, tra cứu theo hướng dẫn của thầy. Khi dùng xong lại cất vào cặp. Giờ kiểm tra, các thầy cô yêu cầu các em cất điện thoại. Cũng có thể cho sử dụng đối với đề mở, giúp các em kỉ năng tự tìm tòi, giải quyết vấn đề.

Không có sự cho phép của thầy thì tất cả điện thoại phải nằm yên trong cặp.

Trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng đã ghi rõ học sinh được sử dụng điện thoại đi động và các thiết bị khác chỉ khi phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.

Tất nhiên cũng có em lén lút trái lệnh như một lẽ thường tình, giáo viên cần nghiệp vụ sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm như vốn có của nghề giáo.

Trương Như Đệ (giáo viên nghỉ hưu, Gia Lai)

Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả

Hiệu trưởng ở Lào Cai: 'Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư'

Hiệu trưởng ở Lào Cai: 'Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư'

“Chúng tôi luôn khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình smartphone nhằm phục vụ việc học. Kể từ năm 2017 đến nay, chưa thấy học sinh nào hư hỏng vì dùng điện thoại cả” - một hiệu trưởng ở Lào Cai chia sẻ.

">

Quản học sinh dùng điện thoại: Tùy tình huống, đều có cách xử lý

友情链接