Gọi là “quán” cho sang nhưng thực ra nơi bán bánh rán nổi tiếng này chỉ có tấm bạt dựng tạm để che nắng che mưa, vài chục chiếc ghế nhựa sờn cũ, bạc màu...
Những ngày Hà Nội trở lạnh, dù vừa sau thời gian giãn cách xã hội nhưng rất nhiều khách vẫn xếp hàng dài và ngồi kín dãy ghế trước quán.
Trước khi dịch Covid-19 diễn ra, quán đông khách đến nỗi, thực khách đến thưởng thức sẽ được phát phiếu theo số thứ tự. Chủ quán gọi đến số của ai thì người đó mới đến lượt lấy đồ.
Quán bánh rán mặn Võng Thị này nằm ở trong ngõ 242 Lạc Long Quân, đã xuất hiện hơn 30 năm. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê, khu vực gần chợ Bưởi. Sau này vì nhiều lý do, quán được chuyển đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân, Tây Hồ.
Chị Nguyễn Thị Mai Hoa (chủ quán) chia sẻ: “Mẹ tôi mở quán từ năm 90. Ban đầu mẹ làm bánh bán ở chợ Bưởi để mưu sinh. Ngày ấy, tôi hay theo mẹ ra chợ, bán những chiếc bánh nóng giòn giá 500 đồng, 700 đồng. Sau này, bánh được nhiều người khen, yêu thích nên tôi nối nghiệp, giữ công thức gia truyền của mẹ.
Khi mới chuyển về đây, nằm trong ngõ khuất nên quán ít khách lắm. Mãi sau này, khách truyền tai nhau, quán mới đông như bây giờ. Tính đến nay món bánh gia truyền nhà tôi đã xuất hiện được hơn 30 năm”.
Sau khi phải đóng cửa gần 3 tháng vì dịch Covid - 19, quán chỉ mới mở bán trở lại nhưng đã ngay lập tức thu hút rất đông người đến mua.
Quán phục vụ thực khách bánh rán ngọt và bánh rán mặn. Bánh rán mặn có giá là 9.000/chiếc, bánh rán ngọt là 6.000/ chiếc - khá cao so với những quán bánh rán khác. Tuy nhiên, thực khách thích thú bởi bánh ở đây nhân đầy đặn, nước chấm hấp dẫn... Những chiếc bánh rán mặn có mùi vị khó nơi nào "bắt chước" được.
Không cửa hàng, không biển tên nhưng bánh rán Võng Thị vẫn luôn nườm nượp khách
Giờ tan tầm, khoảng 16 - 17:30, thực khách phải xếp hàng chờ rất lâu, thậm chí chờ cả tiếng để mua hay thưởng thức món bánh rán mặn
Trước đây, mỗi thực khách sẽ được phát cho một chiếc vé có ghi số thứ tự và bao giờ chủ quán đọc đến số thì mới được thưởng thức bánh. Tuy nhiên, bây giờ khách đến đây không cần lấy số nữa mà chỉ cần xếp hàng chờ đợi
Góc làm bánh và chế biến "lộ thiên" nên khách nào cũng có thể quan sát. Xung quanh là loạt ghế nhựa sờn bạc xếp san sát
Để phục vụ đủ bánh cho khách hàng, quán luôn có ít nhất 6 chiếc chảo to luôn nóng rực trên bếp than đỏ lửa
Những chiếc bánh sau khi nặn được chiên lần lượt qua 6 nồi dầu lớn ở nhiệt độ cao. Theo chủ quán việc rán bánh qua nhiều lượt dầu sẽ giúp bánh luôn đạt được độ nóng giòn
Ở đây có 5 - 6 người làm, mỗi người một công đoạn từ nặn, chiên đến cắt bánh và giao cho khách. Ai nấy đều nhanh thoăn thoắt thì mới kịp phục vụ khách
Vỏ bánh được chiên giòn tan, phần nhân đẫm vị, đầy đặn, thơm phức. Vỏ bánh rán được làm từ bột nếp trộn đều cùng dầu gấc nên màu sắc luôn vàng ruộm đẹp mắt
Nhân bánh được chế biến cầu kì với đủ loại nguyên liệu: miến, nấm hương, mộc nhĩ, thịt heo và các loại gia vị trộn đều. Chị Hoa luôn tự tay chế biến nhân bánh bởi đây là phần quan trọng nhất để giúp bánh có hương vị đúng chuẩn
Bánh rán Võng Thị vẫn là nước mắm chấm chua ngọt nhưng không pha loãng, để riêng mà nó hơi sền sệt, có vị cay được rưới trực tiếp vào bát bánh đã được cắt miếng nhỏ, ăn kèm một chút đu đủ xanh
Nước chấm cũng là điều khiến thực khách "nghiện" bánh rán ở đây. Hương vị bánh rán không thay đổi qua nhiều năm nhưng phần nước chấm được chị Hoa cải biến để phù hợp hơn với khẩu vị khách hàng
Chị Hoa cho biết, mỗi ngày quán bánh rán bán khoảng 20kg cả nhân và vỏ bánh, tương ứng với vài trăm cái. Chị thường dậy từ 5 giờ sáng để tự tay chuẩn bị các loại nguyên liệu cần thiết từ vỏ bánh, nhân bánh, nước sốt và nộm ăn kèm.
"Nhiều hôm không đủ hàng cho khách nhưng tôi không có ý định làm nhiều thêm bởi việc làm bánh ngon rất kì công, nhiều công đoạn. Nếu làm nhiều mà không đảm bảo chất lượng thì tôi không làm", chị Hoa chia sẻ.
Cũng theo chia sẻ của chủ quán nguyên liệu làm ra chỉ đủ để bán hết trong ngày, nếu nguyên liệu để tồn lại đến hôm sau bánh sẽ không bao giờ đạt được độ “mềm bên trong, giòn bên ngoài”.
Bánh rán Võng Thị với đủ thứ hương vị đậm đà hòa vào nhau, chua cay mặn ngọt quấn quýt vị giác
Món ăn này thu hút thực khách mọi lứa tuổi
Nhiều vị khách tới mua vài chục chiếc bánh, túi lớn túi nhỏ mang về để "bõ công xếp hàng"
Hiền Linh - Ánh Tuyết (Ảnh: Minh Khôi)
" alt=""/>Bánh rán vỉa hè 'phát số' ở Hà Nội, khách xếp hàng dài đợi mua giờ tan tầmUBND tỉnh Lâm Đồng giao các huyện và TP.Bảo Lộc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với dự án đường cao tốc nói trên.
Những địa phương chưa có Tổ chức phát triển quỹ đất (tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng) hoặc có nhu cầu cần thiết, UBND cấp huyện được ký hợp đồng với một trong số tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định.
Trước đó, tại báo cáo gửi UBND tỉnh ngày 26/9, Sở TN&MT Lâm Đồng cho biết theo quy định hiện hành, ngoài Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức dịch vụ công về đất đai cũng có nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng hiện nay đã có các tổ chức được lập để làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đối với dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương, UBND các huyện và thành phố nơi có dự án đi qua đã được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Theo Sở TN&MT, về nhiệm vụ lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đã giao Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, trực thuộc Sở TN&MT, thực hiện.
Do đó, Sở TN&MT đề xuất không thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương nơi có dự án đường cao tốc đi qua. Lý do bởi đã có tổ chức dịch vụ công làm nhiệm vụ này, cụ thể ở đây là Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh.
Đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương là hai hợp phần của dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng.
Đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có tổng chiều dài 66km trong đó có 11km đi qua tỉnh Đồng Nai. Mức đầu tư của đoạn cao tốc này dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó 6.500 tỷ đồng là vốn ngân sách Nhà nước, sau 20 năm sẽ hoàn vốn.
Có tổng chiều dài 74km, đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương giai đoạn đầu với chiều rộng đường 17m sẽ có mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương khoảng 1.500 tỷ đồng dành cho bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Thông tin về tiến độ thực hiện dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đoạn Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2023, chậm nhất tháng 2/2024. Trong khi đó, đoạn Bảo Lộc – Liên Khương chỉ mới thống nhất phương án thiết kế.
Nhịn tiểu
Một thói quen xấu khác gây bệnh thận là nhịn đi tiểu. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát.
Không kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết
Khoảng 50% người bệnh huyết áp rất cao mà không hề có triệu chứng và không biết mình mắc bệnh, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Bác sĩ khuyên kiểm tra huyết áp, đường huyết, đặc biệt với những người trên 40 tuổi.
Tăng huyết áp nếu đi kèm đái tháo đường, rối loạn lipid máu sẽ làm tổn thương thận nặng hơn. Người trẻ nếu mắc tăng huyết áp cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân, đặc biệt cần phải lưu ý bệnh thận để điều trị sớm tránh gây tổn thương thận không hồi phục về sau.
Dùng thuốc bừa bãi
Theo ThS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội Thận – Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM,các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid chẳng hạn như ibuprofen, diclofenac, celecoxib… nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Vì vậy, chỉ nên dùng những thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc không rõ nguồn gốc, dù chỉ là cây cỏ, thực phẩm chức năng cũng cần chuyển hoá và đào thải qua thận. Trước khi dùng bất cứ loại sản phẩm nào cần tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn.