Hiện nay, dịch cả nước đã bước đầu được kiểm soát. 10 tỉnh, thành phố đã 36 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Covid-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. HCM.
Hà Nội, đã tròn qua 33 ngày không có ca mắc mới, Hải Phòng đã qua 26 ngày.
Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế hiện đã chữa khỏi cho 2.198 bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, 63 người khác đã có 3 lần âm tính liên tiếp, chuẩn bị được xuất viện.
Cả nước đang cách ly theo dõi sức khoẻ hơn 37.000 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 490 người, cách ly tập trung gần 18.000 người, hơn 18.600 người khác đang được cách ly tại nhà.
Trên thế giới, sau 15 tháng bùng phát, dịch Covid-19 đã khiến hơn 123 triệu người mắc trong đó có hơn 2,7 triệu ca tử vong.
Trong khi Mỹ, Anh và một số quốc gia đang từng bước kiểm soát dịch nhờ tiêm vắc xin diện rộng, nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức… lại đang bùng phát làn sóng thứ 3 với số ca mắc tăng cao. Trong đó tại Pháp ghi nhận hơn 35.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, buộc quốc gia này phải tái phong toả thủ đô Paris và 15 tỉnh lần thứ 3.
Thúy Hạnh
Trong 8 ca bệnh tử vong vì Covid-19 ở Pháp có một số người âm tính khi xét nghiệm.
" alt=""/>Ngày đầu tiên từ khi bùng dịch lần 3, Việt Nam không có ca mắc Covid>> Condotel tụt dốc, cơn ‘ác mộng’ tiền tỷ của đại gia Việt bắt đầu?
Ngã ngửa với lời hứa không tưởng, cảnh báo tranh chấp condotel
Trong báo cáo gửi Quốc hội về các vấn đề của ngành, đánh giá về tình hình thị trường bất động sản thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận định, thị trường đã có sự phục hồi và tăng trưởng ổn định. Cơ cấu hàng hóa bất động sản ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và phân khúc sản phẩm: bất động sản nhà ở; bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; văn phòng, khu công nghiệp...
Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, các địa phương ven biển đã cho phép một số doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các dự án du lịch nghỉ dưỡng có công trình căn hộ du lịch (condotel) và biệt thự du lịch (resort); tại một số đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã cho phép một số doanh nghiệp đầu tư kinh doanh loại hình công trình văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel).
![]() |
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là condotel chững lại trong quý III (Ảnh minh hoạ). |
Theo số liệu của 71 dự án bất động sản do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở từ đầu năm 2015 đến nay thì đã có hơn 25.600 căn hộ condotel, officetel, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn căn condotel, officetel do các địa phương thẩm định, cấp phép theo thẩm quyền.
Bộ Xây dựng cho rằng, trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này lớn và đa dạng.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ: “Trong khi đó, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua”.
Vấn đề rủi ro khi đầu tư condotel cũng đã được nhiều chuyên gia, nhà quản lý bất động sản đưa ra cảnh báo.
Vừa qua, tại diễn đàn bất động sản du lịch biển, ông Lee Pearce – đại diện Tập đoàn Accor Hotel cho biết, loại hình condotel là tích cực, bùng nổ tại Mỹ những năm 2002 đến năm 2006. Tuy nhiên người mua cũng cần ý thức được một số cạm bẫy từng xảy ra trong lịch sử để tránh rủi ro.
Theo ông Lee Pearce, cạm bẫy đầu tiên là không ít chủ đầu tư condotel chỉ tập trung vào việc “kiếm được tiền rồi chạy”. Ông lý giải, chủ đầu tư dạng này chỉ tập trung tính chuyện huy động được vốn, xây dựng công trình và bàn giao cho đơn vị quản lý, nhưng khi dự án đi vào vận hành không đáp ứng đầy đủ những hứa hẹn cam kết với khách hàng.
Bên cạnh đó là những rủi ro do chủ đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền, dư thừa nguồn cung hoặc không nghiên cứu kỹ thị trường.
Trong khi đó, nêu tại báo cáo về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng CBRE cho hay, các chương trình cam kết lợi nhuận gần đây được xem là một trong những công cụ bán hàng hiệu quả để thu hút người mua, song các chủ đầu tư cũng đang thể hiện sự cẩn trọng trong việc áp dụng các chương trình này.
Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Robert McIntosh, Giám đốc điều hành của CBRE Hotels Châu Á-Thái Bình Dương cho biết một số tranh chấp đã xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư về hiệu quả lợi nhuận của các chương trình tương tự ở các thị trường phát triển hơn như ở Thái Lan và Australia.
“Siết” cho phép đầu tư mới condotel
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai.
Mới đây, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng đưa ra khuyến nghị đã đến thời điểm nên tạm dừng phát triển mới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Theo đơn vị này, các dự án đã và đang triển khai cần tập trung để hoàn thành, đưa vào khai thác kinh doanh, đáp ứng các mục tiêu của Nhà nước và doanh nghiệp đã đặt ra ban đầu - là tạo các cơ sở hạ tầng du lịch, tạo cơ sở lưu trú phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc đổ tiền quá nhiều vào condotel trong khi số lượng condotel lớn sẽ dẫn tới bội thực.
“Chủ đầu tư đã thu tiền một cụm, bản thân khách hàng cũng phải bỏ tiền vào đó một phần, tín dụng ngân hàng một phần. Đến khi chủ đầu tư “thất thủ”, nói không thể trả tiền được, ngân hàng siết tài sản này, khách hàng có thể mất trắng. Ngân hàng ôm vào một mớ condotel không bán được cho ai. Vì vậy cần khuyến nghị tạm dừng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng” - ông Đính nhấn mạnh.
Condotel “tụt dốc” Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý III/2018, dòng sản phẩn condotel ghi nhận sự chững lại của cả nguồn cung và lượng giao dịch thành công. Tại Đà Nẵng, hiện tại số lượng sản phẩm đang chào bán ra thị trường là hơn 8000 sản phẩm bao gồm cả các sản phẩm đã chào bán từ các quý trước và các năm trước. Tuy nhiên, tổng lượng sản phẩm condotel giao dịch trong quý III/2018 chỉ đạt 294 căn. Tại Nha Trang, tổng số nguồn hàng condotel Nha Trang đạt 12000 căn. Tỷ lệ hấp thụ từ các dự án mới được chào bán trong quý III/2018 chỉ đạt khoảng 20%. Lượng giao dịch của sản phẩm condotel tại Khánh Hòa đạt 789 sản phẩm, giảm mạnh so với quý I và quý II/2018. |
Cao Vũ
Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong đó đặc biệt là dòng sản phẩn condotel có sự chững lại của cả nguồn cung và giao dịch.
" alt=""/>Bộ Xây dựng cảnh báo rủi ro đầu tư condotelNữ tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac. Ảnh: Hoàng Bùi Hải
Với vắc xin Covivac, Thứ trưởng cho biết, Bộ Y tế đánh giá rất cao sự chuẩn bị, nỗ lực của các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học đến từ Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) đã làm ngày làm đêm để chế tạo ra vắc xin trong thời gian rất ngắn.
Ngoài ra, Cục Khoa học công nghệ, Bộ Y tế, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Đạo đức trong lĩnh vực y sinh học đã làm việc khoa học, công tâm, rút ngắn tối đa thời gian để sớm thông qua đề cương nghiên cứu.
“Chúng tôi đặc biệt trân trọng cảm ơn những người tình nguyện đã có nghĩa cử cao đẹp, vì sức khỏe cộng đồng để chúng ta có đủ người tham gia nghiên cứu”, ông Thuấn nói.
Tình nguyện viên thứ 3 tiêm vắc xin COVIVAC
Trong thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Covivac, ông Thuấn cho biết, Việt Nam luôn tôn trọng tối đa nguyên tắc khoa học, chặt chẽ và an toàn.
Cục Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế được giao theo dõi, giám sát, đánh giá toàn bộ quá trình nghiên cứu thử nghiệm, tạo điều kiện tối đa để ngay khi có đánh giá hiệu quả pha 1, sẽ chuyển sang giai đoạn 2.
“Đây là vắc xin chúng tôi rất kỳ vọng, có niềm tin sẽ thành công bởi vắc xin này được ra đời từ sự tận tâm, tận lực của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Vắc xin này cũng đã trải qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng tại Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, bước đầu cho thấy vắc xin không chỉ có hiệu quả với những chủng thông thường mà cả chủng đột biến Anh, Nam Phi”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Ông Thuấn cho biết, nếu Covivac thành công, cùng với Nanocovax và Vabiotech sẽ giúp Việt Nam chủ động được nguồn vắc xin Covid-19 trong nước.
“Chúng tôi kỳ vọng cuối năm 2021, đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có vắc xin, thậm chí có thể thành công trong xuất khẩu”, ông Thuấn tin tưởng.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn
Bộ Y tế cho biết, IVAC đã mua bảo hiểm cho toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu với tổng giá trị 40 tỷ đồng. Đây là quy định bắt buộc không chỉ tại Việt Nam mà tại tất cả các nước.
Trả lời của VietNamNetvề thông tin công nghệ sản xuất Covivac tương đồng với công nghệ vắc xin AstraZeneca (Anh), TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC cho biết, cả hai vắc xin cùng sử dụng công nghệ vector tuy nhiên giá thể khác nhau.
Trong đó, AstraZeneca dùng Adenovirus tinh tinh tái tổ hợp, trên dây chuyền sản xuất công nghệ nuôi cấy tế bào, Covivac dùng vector NewCastle trên phôi trứng gà theo dây chuyền sản xuất vắc xin cúm mùa.
Vắc xin Covivac được nghiên cứu phát triển từ tháng 5/2020 với mục tiêu sau 18 tháng sản xuất được vắc xin hoàn thiện đạt điều kiện quốc tế với giá thành thấp.
Đây là vắc xin dạng dung dịch, không có chất bảo quản với 3 nhóm liều 1mcg, 3mcg và 10mcg gồm 2 loại có tá chất và không có.
Hiện công suất của IVAC đạt 6 triệu liều/năm nhưng đến tháng 9 có thể nâng cấp lên quy mô 30 triệu liều/năm. Giá dự kiến của vắc xin Covivac khoảng 60.000 đồng/mũi.
Thúy Hạnh
Sau 1 tuần triển khai, Việt Nam đã chích ngừa vắc xin Covid-19 cho hơn 11.000 người, trong đó có 14 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm.
" alt=""/>Thử nghiệm vắc xin Covid