Cụ thể, vào ngày 7/5, Công an quận Hà Đông tiếp nhận đơn trình báo của ông T. về việc bị mất 450 triệu đồng trong tài khoản.
Ông T. cho biết, có nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Hà Đông, thông báo đang điều tra vụ án liên quan đến ông.
Đối tượng yêu cầu ông khai báo online qua cổng Dịch vụ công. Sau đó, đối tượng gửi cho đường link cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo”. Khi cài đặt xong, ông T. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 450 triệu đồng.
Từ vụ việc nêu trên, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, người cài có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.
Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần nhanh chóng trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Sau cuộc gọi giả danh công an, người đàn ông ở Hà Nội mất 450 triệuTại thời điểm thu hồi đất thực hiện dự án, chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo chính sách của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp được giao đất dịch vụ theo chính sách của tỉnh.
Từ năm 2004 đến năm 2009, Chủ đầu tư tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân theo phương án đã được tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt.
“Đến thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội, do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thay đổi. Các hộ gia đình, cá nhân có ý kiến đề nghị được áp dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo giá của TP Hà Nội, không chấp nhận theo đơn giá của tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt. Mặt khác, thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND TP, dự án đã phải tạm dừng để chờ khớp nối với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội và quy hoạch phân khu”, UBND TP Hà Nội cho hay.
Tháng 10/2021, TP đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành; Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) có kết luận thanh tra số 1782 ngày 24/6/2019, Kết luận kiểm tra số 6039 ngày 04/8/2021 báo cáo UBND TP chỉ đạo liên doanh CEO và Công ty CP xây dựng số 9 làm chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với Sở Quy hoạch – Kiến trúc để hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu đô thị Chi Đông. Đồng thời, liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Theo UBND TP Hà Nội, sau khi hoàn thành điều chỉnh quy hoạch, chủ trương đầu tư, Sở TN-MT, UBND huyện Mê Linh hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục bồi thường, hỗ trợ, GPMB; giao đất, cho thuê đất, xác định nghĩa vụ tài chính của dự án theo quy định.
“Trong thời gian tới, Sở TN-MT đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư, UBND huyện Mê Linh và các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu cho UBND TP trong công tác GPMB tại dự án”, UBND TP thông tin.
Dừng 3 dự án sau 15 năm “đắp chiếu”Mới đây, UBND TP Hà Nội có quyết định chấm dứt, dừng thực hiện 3 dự án có diện tích 211ha trên địa bàn huyện Mê Linh, sau hơn 15 năm “đắp chiếu”.
Trong đó, có 2 dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư là dự án Khu đô thị mới Mê Linh - Đại Thịnh và Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 tại huyện Mê Linh. Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, 2 dự án trên có tổng diện tích gần 190ha.
UBND TP Hà Nội cũng có quyết định chấm dứt, dừng thực hiện quyết định cho phép đầu tư dự án Khu đô thị Việt Á tại xã Thanh Lâm. Dự án Khu đô thị Việt Á có diện tích khoảng 23ha, do Công ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư.
Trước đó, huyện Mê Linh đã đề xuất TP Hà Nội thu hồi 14 dự án với tổng diện tích 921,1ha chưa thực hiện giải phóng mặt bằng từ trước năm 2008 đã đủ mọi điều kiện để thu hồi, chấm dứt.
" alt=""/>Khu đô thị gần 20 năm chưa xong giải phóng mặt bằng, Hà Nội yêu cầu rà soát