Nằm ở Shimogo-machi, Minami Aizu-gun, tỉnh Fukushima, làng cổ Ouchi-juku trước đây là khu phố trọ và trạm gửi phát thư có từ thời kỳ Edo (1603 - 1868). Đây là điểm dừng chân nghỉ ngơi dành cho lãnh chúa, lữ khách và người vận chuyển gạo từ các vùng vào thủ đô Edo (Tokyo ngày nay).
Các con đường Shimotsuke, Aizunishi-gaido… nằm bên trong khu Ouchi-juku từng là huyết mạch giao thông quan trọng liên kết Aizu Wakamatsu với Nikko Imaichi. Ouchi-juku cũng từng là nơi trú ngụ của hoàng tử Mochihito, con trai của Thiên Hoàng thời Heian (794 - 1185) khi ông bị gia tộc Taira đánh bại.
Hiện nay, 30 ngôi nhà lợp mái tranh truyền thống ở Ouchi-juku được Chính phủ Nhật Bản bảo tồn nguyên vẹn, là khu vực bảo tồn kiến trúc truyền thống quan trọng cấp quốc gia. Để bảo tồn cảnh quan, người địa phương đã lập ra “ba quy tắc”: không bán, không cho thuê, không tháo dỡ và truyền thụ kỹ năng lợp mái cho thế hệ sau.
Nét văn hóa truyền thống đặc sắc
Ngôi làng được phục dựng theo nguyên bản thời Edo, dùng làm nhà trọ, cửa hàng lưu niệm, ẩm thực giúp du khách trải nghiệm lối sống cổ xưa ở Nhật Bản. Nơi đây cũng có một nhà triển lãm về lịch sử và truyền thống của thị trấn, đền thờ và chùa để du khách tham quan và cầu nguyện.Trên con đường nhựa thẳng tắp vào làng, bạn hay thong thả tản bộ ngắm các tác phẩm nghệ thuật dân gian như đồ gốm, vải…
Tại các gian hàng bán đồ lưu niệm và thực phẩm, bạn có thể tìm thấy kẹo mứt, dưa muối và các mặt hàng gốm sứ tinh xảo được bày bán. Các loại đồ chơi của địa phương như Akabeko (đồ chơi hình con bò đầu lắc lư) và Okiagari Koboshi (đồ chơi lật đật hình cầu) chính là hai món đồ lưu niệm ý nghĩa bạn nên mua về.
Nếu muốn hiểu sâu hơn đời sống truyền thống của người Nhật, bạn nên nghỉ lại một đêm ở các quán trọ.Trung tâm làng cổ là một tòa nhà tái hiện "Honjin" - một kiểu quán trọ dành riêng cho các lãnh chúa phong kiến. Nơi đây trưng bày rất nhiều công cụ sử dụng hằng ngày của dân làng như khung cửi, lò sưởi và dụng cụ nông nghiệp.
Trải nghiệm ăn mì bằng… cọng tỏi tây
Khu ẩm thực Ouchi-juku có rất nhiều món ngon khiến du khách không thể chối từ. Đó là món bánh hấp konnyaku vị sốt đậu tương xiên que, bánh hấp chiên vị miso, bánh gạo, cơm kiritanpo, nấm đuôi gà chiên trong sốt miso và cá nướng… Đặc biệt, món mì "Negi Soba" nổi tiếng với một cọng tỏi tây để ăn mì thay cho đũa là món mà ai cũng nên thử.
Tương truyền, Hoàng tử Masayuki Hoshina khi trở về Aizu từ tỉnh Nagano đã đi cùng một vị quản gia thuộc gia tộc Takato ở tỉnh Nagano. Người dân thấy vị này dùng củ cải trắng làm đũa để ăn mì soba nên rất thích thú. Cách ăn này nhanh chóng lan rộng khắp vùng Aizu. Sau này, ông chủ nhà hàng Misawaya tại Ouchi-juku đã biến tấu món ăn này bằng cách dùng tỏi tây làm đũa, đồng thời dùng nó làm gia vị cho món mì thêm đậm đà.
Tuy việc kéo sợi mì lên miệng không hề dễ dàng, nhưng khi thành công bạn sẽ có cảm giác thật tuyệt vời. Việc thưởng thức hương vị tuyệt hảo của từng sợi mì vì thế cũng ngon hơn gấp bội. Ngoài ra, tại cửa hàng bạn còn tận mắt nhìn thấy đầu bếp làm thủ công sợi mì soba. Nếu khéo léo,bạn cũng có thể thử sức làm mì cho riêng mình.
Cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh vẽ
Vào mỗi thời khắc trong năm, Ouchi-juku đều đẹp xuất sắc trong mọi khung hình. Khi mùa đông chạm ngõ, làng cổ chìm trong làn tuyết trắng muốt. “Giấc mơ tuyết trắng” hiện ra trước mắt với những con đường và mái nhà phủ đầy tuyết, đồi thông mờ ảo xa xa. Màn đêm buông xuống, ngôi làng đẹp tựa truyện cổ tích khi chiếc đèn lồng bằng tuyết phát ra ánh sáng vàng ấm áp xua tan lạnh giá mùa đông.
Nếu đến đây vào đúng dịp cuối tuần giữa tháng 2 hàng năm, bạn sẽ tham gia lễ hội tuyết Ouchi-juku Yuki-matsuri lung linh. Ánh sáng huyền ảo từ những ngọn nến được làm bằng tuyết, điệu múa truyền thống rộn ràng. Bạn cũng được thưởng thức súp thịt lợn, rượu ngọt, mỳ kiều mạch được chế biến thủ công, các món rau rừng và cá nước ngọt rất ngon.
Khi tuyết tan, bạn sẽ ngắm nhìn sự chuyển mình kỳ diệu của thiên nhiên Ouchi-juku. Mùa xuân nơi đây có rất nhiều loài hoa khoe sắc tô điểm cho làng cổ. Hoa anh đào tháng tư hồng phớt, dịu dàng thoảng hương trong gió. Hoa cải dầu và hoa tiểu thủ cúc rực rỡ vào tháng năm cũng làm cho bức tranh xuân thêm lộng lẫy. Ngọn núi, cỏ cây xanh biếc tạo nên phông nền tuyệt diệu.
Mùa hè, nơi đây diễn ra “Lễ hội giữa mùa hè” rộn vang tiếng trống và sáo cùng những bộ trang phục lễ hội rực rỡ. Mùa thu, những ngọn núi bao quanh ngôi làng tô rực sắc vàng đỏ của lá rừng. Hãy đến với Ouchi-juku để tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ của qua từng mùa một cách thật trọn vẹn bạn nhé!
Tour dành cho bạn:
Fukushima - Tochigi - Ibaraki - Tokyo - Núi Phú Sĩ - Fukushima (5 ngày) - Bay cùng Vietnam Airlines
Bức tượng tổ nghề Nguyễn Quý Trị dát vàng trong nhà thờ tổ ở làng Kiêu Kỵ.
Theo ông Lê Bá Chung - nghệ nhân làng Kiêu Kỵ, làng nghề truyền thống này gắn liền với tên tuổi và công lao của ông tổ nghề Nguyễn Quý Trị.
Nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ đã có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu đời, xuất hiện khoảng 300 - 400 năm trước.
Dân làng Kiêu Kỵ rất biết ơn tổ nghề Nguyễn Quý Trị. Ông đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 - 1786). Khi đang giữ chức Tả Thị Lang, ông đi sứ sang Trung Quốc.
Trong chuyến đi này, ông thấy người Trung Quốc có nghề đập dát vàng bạc (để sơn son thếp vàng câu đối hoành phi, tượng…). Ông đã quyết tâm học nghề, mong muốn đưa về quê nhà.
Nghĩ là làm, cuối cùng ông Nguyễn Quý Trị cũng học được nghề độc đáo này. Sau khi về nước, ông nghiên cứu và truyền nghề lại cho dân làng Kiêu Kỵ với mong muốn người dân có thêm công việc kiếm sống.
Tương truyền sau khi ông Nguyễn Quý Trị truyền nghề cho dân làng, vào ngày 17/8 (âm lịch) ông rời làng ra đi, về sau không ai rõ tung tích. Để nhớ công ơn của ông, làng Kiêu Kỵ suy tôn ông là ông Tổ nghề quỳ vàng bạc và lấy ngày ông ra đi làm ngày cúng giỗ rất trọng thể.
Thợ làm việc tại làng Kiêu Kỵ.
Theo đó, vào ngày 16 -17/8 làng tổ chức hát chèo và lễ tế. Ngày 11-12/1 hàng năm, làng tiến hành làm lễ động thổ để khai tràng, lễ tế. Những gia đình theo nghề sẽ làm mâm cỗ xôi, gà đến nhà thờ tổ, cầu mong cho công việc thuận lợi, một năm gặp nhiều may mắn.
Sau ngày này, tất cả công việc sản xuất quỳ vàng bạc của làng mới bắt đầu.
Cũng theo người làng Kiêu Kỵ, ngoài việc suy tôn ông Nguyễn Quý Trị làm Tổ sư của mình thì làng còn coi ông Vũ Danh Thuận làm hậu tổ nghề của làng.
Ông Vũ Danh Thuận là một nhà nho, nghệ nhân có tài ở Kiêu Kỵ thời Nguyễn. Ông đảm nhận hết việc trang trí thếp vàng nội thất cung điện triều Nguyễn ở Huế.
Bí mật ở làng nghề hàng trăm tuổi
Với nhiều làng nghề ở đất Thăng Long xưa như nghề sơn, nghề thêu… các cụ tổ nghề không chỉ truyền dạy nghề cho người dân trong làng mà đông đảo các làng lân cận cũng được học. Nhờ vậy nghề được nhân rộng nhiều vùng trên cả nước.
Tuy nhiên điểm độc nhất vô nhị của nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ là ông tổ Nguyễn Quý Trị chỉ truyền nghề cho người trong làng.
Theo bà Phạm Thị Ngọc (60 tuổi, thợ ở làng Kiêu Kỵ), có thể là do công việc liên quan đến vàng nên những người thợ cần sự tin tưởng và trung thực. Giữ kín bí quyết nghề là một trong những điều nghiêm ngặt đối với họ.
Người lạ ở địa phương khác đến xin việc ít khi được chủ cơ sở quỳ vàng chấp nhận do khó kiểm soát việc thất thoát vàng.
Một sản phẩm ở làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Bởi vậy, làng Kiêu Kỵ đã trở thành nơi duy nhất tồn tại nghề dát vàng từ xưa cho đến nay ở Việt Nam.
Theo nghệ nhân Lê Bá Chung, tại cột cái ở nhà thờ tổ của làng, cụ Nguyễn Quý Trị đã đóng lên cột cái đinh loại răng vừa dài 15 cm và thề rằng: ‘Không ai được truyền nghề này ra ngoài’.
Một tục lệ khác đặc biệt của làng là người dân - ai muốn học làm nghề quỳ vàng đều phải làm lễ khấn tổ nghề.
Ông Chung cho biết thêm: ‘Theo quan niệm của làng, nếu tổ nghề cho làm nghề, công việc sẽ thuận lợi. Nếu tổ nghề không cho, thợ đánh ra thành phẩm xấu và thường xuyên bị đánh vào tay’.
Nghề làm quỳ vàng lắm công phu và cũng trải qua nhiều biến động. Sau hai cuộc chiến tranh, nghề gần như mai một. Sau này, khi đời sống, kinh tế của người dân được nâng cao, nhu cầu trùng tu di tích, công trình kiến trúc tăng lên khiến nghề có cơ hội phát triển trở lại.
Hiện, Kiêu Kỵ vẫn là ngôi làng duy nhất trên cả nước làm nghề quỳ vàng. Sự độc đáo này đã trở thành niềm tự hào của người làng Kiêu Kỵ và người Hà Nội nói chung.
Ông chủ cơ sở quỳ vàng kể thú chơi ngốn tiền tỷ của đại gia Việt
Đã có 4 đời làm nghề dát vàng bạc, gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung từng thực hiện những sản phẩm lên tới vài cân vàng.
" alt="Bí mật ở làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam" />
Hơn 5 năm hai vợ chồng sống bên nhau, chồng tôi đi làm chỉ khoảng một năm, thời gian còn lại anh ở nhà nội trợ, trông con, lau chùi nhà cửa và chơi games. Mọi chi tiêu, chi phí nuôi con, đối nội đối ngoại... phụ thuộc vào thu nhập từ công việc làm trưởng phòng nhân sự cho một công ty nước ngoài của tôi.
Tết, tôi phải lo mọi thứ, từ sắm sửa, trang trí trong nhà, chuẩn bị mâm cỗ và lì xì cho bố mẹ chồng. Bố mẹ anh nói, tôi là dâu trưởng nên phải lo.
Tôi cho anh thời gian để thay đổi, suy nghĩ về mình nhưng không được nên đã xin ly hôn. Ba năm sau ly hôn, anh vẫn ở nhà 'ăn bám' bố mẹ, dù ông bà chỉ làm nông. Một mình tôi phải nuôi con gái năm nay 6 tuổi.
Cuộc sống của mẹ con tôi ổn. Con gái tôi yêu mẹ, ngoan, đang học ở một trường quốc tế.
Tết hai năm trước, bố mẹ chồng thường gọi cho tôi nhắc việc đưa con gái về thăm, cho con chơi với ông bà nội, thăm các anh chị, chú bác, cô dì. Mỗi khi đưa con về, tôi thường biếu ông bà chai rượu ngoại, chậu mai, sắm một món đồ nào đó trong nhà nhưng tôi vẫn bị chê không khéo léo.
Năm nay, mẹ chồng tôi thẳng thắn, bộ bàn ghế ở phòng khách đã cũ, ông bà muốn thay mới cho sang. Ông bà đã ngắm bộ bàn ghế gỗ, giá 20 triệu đồng nên muốn tôi đóng góp một nửa. Bà nói, tôi không phải biếu rượu, mai, lì xì như mọi năm mà hãy đưa tiền cho bà mua bàn ghế. Tôi nghe mà ngao ngán.
Ba năm qua, chồng cũ, bố mẹ chồng cũ không sắm cho con gái tôi một bộ quần áo. Tết con về, ông bà cũng chỉ lì xì 20 ngàn đồng. Tôi đưa con về nhà nội là muốn con có được tình cảm của hai bên nội ngoại, một phần muốn con có cái Tết ý nghĩa, vậy mà thành ý của tôi đã bị lợi dụng.
Tôi nên làm thế nào để tránh được những nỗi bức xúc như thế này? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Cha mẹ già thiết tha: 'Tết này đừng đi du lịch, nha con!'
Cách đây mấy hôm, mẹ chị gọi điện rồi cả nhắn tin: 'Tết năm nay cả nhà về quê, đừng đi du lịch nha con!'. Chị còn định gắt mẹ nhưng rồi chợt nhớ, 4 năm rồi nhà mình chưa về quê đón Tết.
" alt="Người vợ tâm sự bị nhà chồng cũ trách không gửi tiền về biếu Tết" />
Khoảng 8-9 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp, trên đường đi làm, nhiều người dân đã tìm các sông, hồ để thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời.
Cá chép bơi kín quanh bờ hồ Văn Quán (Hà Đông).
Em bé thích thú thả cá cùng mẹ.
Trong số hàng trăm lượt người xuống thả cá, đã có nhiều người mang theo hộp từ nhà đi. Người phụ nữ này cho biết, chị mang cặp lồng đi thả cá để bớt được một chiếc túi nilon thải ra môi trường.
Nhiều người chọn mang hộp nhựa đi đựng cá rồi lại mang hộp về.
Trước khi thả cá, người đàn ông này còn cẩn thận lễ lại một lần nữa.
Có người còn đựng cá bằng xoong.
Các công nhân vệ sinh cho biết, ngày hôm nay họ phải túc trực để vớt rác dưới hồ, dọn rác trên bờ đến tối mới xong việc.
Một người dân cho biết, 1-2 năm gần đây, lượng cá thả xuống hồ Văn Quán đã ít hơn trước rất nhiều.
Số lượng cá chết nổi lên mặt hồ cũng ít hơn nhờ nước hồ được vệ sinh sạch sẽ hơn.
Ở mỗi điểm thả cá, các công nhân vệ sinh đều trang bị sẵn những chiếc túi to để người dân vứt túi nilon.
Tiết lộ của nam công nhân túc trực bên hồ ngày ông Công ông Táo
Làm công nhân vệ sinh ở khu vực Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) 24 năm nay, anh Hưng cho biết cứ đến ngày ông Công ông Táo là cá lại bơi vàng rực cả mặt hồ.
" alt="Ngày ông Công ông Táo người dân huy động đủ các dụng cụ đựng cá, tránh dùng túi nilon" />
Chúng tôi đã ở bên nhau 10 năm, cưới được 6 năm, có 2 con, một đứa 5 tuổi một đứa 2 tuổi. Tôi thường phải đi công tác, hiếm khi ở nhà do tính chất công việc đòi hỏi tôi phải chăm sóc, làm hài lòng khách hàng và tới những thị trường mới tìm kiếm cơ hội mới.
Tôi 40 tuổi, vợ tôi 33. Nhưng người đàn ông mà cô ấy cặp thì đã 52 tuổi. Ông ta đã kết hôn, có 2 con, một người con vừa kết hôn còn một người khác đang học đại học.
Vợ tôi làm việc trong thế giới doanh nghiệp trong khi tôi làm việc cho công ty gia đình vào các buổi sáng, có một số công việc phụ mà tôi thường làm vào buổi tối và các ngày cuối tuần, khi cần thì sẽ đi công tác. Tôi không có thời gian để ngoại tình, chỉ tập trung lo cho gia đình được sống thoải mái.
Chúng tôi sống với nhà nội. Mọi chi phí sinh hoạt, lương cho người giúp việc, xe vợ tôi đi, điện thoại xịn cô ấy dùng và nhiều tài sản khác mà cô ấy có đều do tôi chi trả. Chúng tôi đi du lịch nước ngoài mỗi năm dù chi phí không hề rẻ.
Sau vài lần thuê thám tử, tôi biết vợ mình đã ngoại tình từ cách đây 6 tháng và họ bắt đầu gặp nhau trong khách sạn được ít nhất 3 tháng rồi.
Họ chat mỗi ngày qua mạng xã hội nhưng vợ tôi khăng khăng họ chỉ gặp nhau có 2-3 lần một tháng.
Người đàn ông đó tặng vợ tôi những món quà đắt tiền và rất nhiều tiền, song họ không có kế hoạch ly hôn để đến với nhau.
Vợ tôi nói cô ấy “say nắng” người đàn ông đó vì sự tử tế, quan tâm ông ta dành cho mình (tôi tin như vậy khi đọc những dòng tin nhắn), ví dụ như hỏi han vợ tôi đã ăn gì chưa hay có stress với công việc hay không. Tôi cũng làm thế, chỉ là không hàng ngày.
Sau khi tôi phát hiện, vợ tôi nói đã cắt liên lạc với người tình. Ông ta nói không biết có sự tồn tại của tôi trong khi vợ tôi thì bảo là ông ta có biết. Có thể họ đều đang nói dối.
Tôi đang chuẩn bị ly hôn bởi không còn tin vợ nữa, nhưng cô ấy nói việc mình không chung thuỷ là do tôi đã không ở bên cô ấy nhiều, không quan tâm và không dành thời gian cho cô ấy. Tôi luôn nói với vợ mình đang đi đâu, gặp ai nhưng cô ấy thì nghi ngờ tôi có ai khác ở bên ngoài. Có lẽ đó chỉ là cái cớ để cô ấy cảm thấy bớt tội lỗi. Sau cùng, mỗi khi tôi ra ngoài, tôi đâu có trưng diện hay xịt nước hoa, cố gắng để trông mình bảnh chọe.
Vợ tôi bảo nếu tôi ly hôn, cô ấy sẽ thực hiện kế hoạch dự phòng, là trở thành nhân tình của người đàn ông kia. Tôi không mong các con mình lớn lên trong gia đình tan vỡ, mẹ là bồ của đàn ông có vợ con, nhưng không lẽ điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải chịu đựng suốt đời một người vợ không chung thuỷ?
Tôi mất ngủ nhiều đêm. Chuyện đã 3 tháng kể từ khi tôi phát hiện và vẫn đang khiến gia đình tôi chao đảo. Tôi không biết phải làm gì, xin cho tôi lời khuyên.
Vợ say nắng anh chủ cầm đồ, mang hết tài sản cho người tình
Nhìn Yến tàn tạ, vật vã, tôi thấy trái tim mình đau đớn, xót xa. Tôi có nên dang rộng vòng tay tha thứ cho em để gia đình đoàn viên, con cái có đủ bố mẹ.
" alt="Vợ ngoại tình đổ lỗi vì chồng mà mình không chung thuỷ" />
Với hơn 400 bậc thang rêu phong dẫn lên đỉnh núi múa, nơi có thể ngắm trọn vẹn phong cảnh vùng Tam Cốc, nơi này mang một vẻ đẹp hoà trộn hài hoà giữa thiên nhiên và kiến trúc.
Những địa điểm được giới trẻ yêu thích checkin gây bão mạng xã hội như đầm sen nở giữa mùa đông, tháp trên đỉnh núi Múa… vẫn rất hot và cho thoả sức sáng tạo nên những bức hình ảo diệu.
Đầm Vân Long
Đến với đầm Vân Long những ngày đầu xuân du khách sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của địa danh này. Đây cũng chính là mùa hoa lau tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình đẹp đến khó tả.
Nếu như đi thuyền ở Tràng An giờ tốn tới 250.000 đồng thì bạn chỉ mất 100.000 đồng cho một thuyền hai người tại đây. Sự yên tĩnh, hoà mình với thiên nhiên trái ngược hẳn với những địa danh con lại.
Động Am Tiêm
Địa danh từng từng xuất hiện trên nhiều bộ phim, MV ca nhạc này cũng thực sự là điểm đến hấp dẫn dịp Tết 2020 này.
Đây là di tích quốc gia nằm trong quần thể Hoa Lư, nó cũng được giới trẻ gọi với cái tên Tuyệt tình cốc phiên bản Việt.
Chùa Bái Đính
Đầu năm đi lễ chùa là phong tục của người Việt, và một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình là chùa Bái Đính vẫn là địa danh cực thu hút du khách mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ngôi chùa với kiến trúc ấn tượng cùng những tượng Phật khổng lồ, độc đáo vẫn là điểm nhấn trong du lịch Ninh Bình nhiều năm qua.
Tam Cốc - Bích Động
Tam Cốc – Bích Động thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Vẻ đẹp của nơi đây được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động”. Khung cảnh của nơi đây là sự kết hợp hài hòa của đá và nước.
Giống như Tràng An, để thăm thú nơi này, du khách phải di chuyển bằng thuyền, xuôi theo dòng sông Ngô Đồng trong veo vào sâu bên trong khu danh thắng.
Bích Ngọc
Khám phá nhà hàng trong lồng kính ở Anh
Nằm cạnh bờ sông Thames nổi tiếng, Coppa club được biết đến là nhà hàng trong lồng kính độc đáo và thu hút nhiều khách du lịch nhất xứ sở sương mù.
" alt="Du lịch tại Hang Múa, động Am Tiêm dịp Tết 2020" />