Ngày 16/5/2020, Công ty cổ phần Kalapa đã tổ chức sự kiện Chung kết cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp chấm điểm tín dụng” tại Việt Nam (Kalapa’s Credit Scoring Challenge) với sự tham dự của các đơn vị đồng hành và các khách mời nổi tiếng trong giới Fintech (Tài chính - Công nghệ).
Ban tổ chức cuộc thi cho biết, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nợ xấu luôn là vấn đề nan giải. Mỗi khoản nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính, làm giảm lợi nhuận và cản trở sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, giảm thiểu nợ xấu là bái toán cấp thiết của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh đó, Kalapa đã tìm kiếm các giải pháp giúp các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam đánh giá được mức độ rủi ro của từng khách hàng để đưa ra quyết định chính xác hơn khi cung cấp các khoản vay. Công nghệ học máy (machine learning), sẽ được sử dụng để xây dựng các mô hình chấm điểm tín dụng. Mô hình này được kỳ vọng có độ chính xác cao, cho kết quả nhanh và tốn ít nguồn lực hơn so với phương pháp thẩm định truyền thống.
Ban tổ chức cuộc thi "Tìm kiếm giải pháp chấm điểm tín dụng” tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có nhiều nhân tài trong lĩnh vực học máy. Vì vậy, Kalapa đã tổ chức sân chơi này để các bạn sinh viên có thể thử sức với bài toán thực tế. Sau 3 tháng diễn ra, cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chấm điểm tín dụng” tại Việt Nam đã thu hút được hơn 800 đội chơi với tổng số 17.809 lượt nộp bài. Giải nhất chung cuộc đã thuộc về đội Pokemon với giá trị giải thưởng là 100 triệu đồng tiền mặt.
" alt=""/>Pokemon đoạt giải Nhất cuộc thi tìm kiếm giải pháp chấm điểm tín dụng bằng công nghệTrong những năm qua, điện thoại thông minh của Huawei đều sử dụng hệ điều hành Android của Google. Nhưng năm 2019, Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen và bị hạn chế quyền truy cập các ứng dụng công nghệ Mỹ, nghĩa là Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android được cấp phép trên thiết bị di động.
Trước khó khăn đó, Huawei phải xây dựng và phát triển một hệ điều hành của riêng mình tên là HarmonyOS vào tháng 8/2019.
Ngày 19/5/2020, Giám đốc điều hành của Huawei cho biết, HarmonyOS có thể phát huy khả năng để trở thành một hệ điều hành hoạt động trên một số thiết bị thay vì chỉ hoạt động trên điện thoại thông minh, thu hút các nhà phát triển muốn tạo ra những ứng dụng hoạt động trên các phần cứng khác nhau.
Việc Huawei tuyên bố có thể cung cấp hệ điều hành ngang bằng với Google và Apple là một vấn đề lớn vì công ty chỉ mới ra mắt HarmonyOS chưa đầy một năm trước.
Tại Trung Quốc, nơi Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất theo thị phần, việc không được quyền truy cập vào Android của Google không gây ra tác động nghiêm trọng. Bởi các dịch vụ của Google như dịch vụ tìm kiếm bị chặn ở quốc gia này và người dùng không thể sử dụng chúng. Như vậy, HarmonyOS của Huawei có cơ hội thành công ở thị trường nội địa.
Tuy nhiên, tại thị trường quốc tế nơi các ứng dụng được xây dựng trên dịch vụ của Google, ví dụ như tích hợp bản đồ hoặc thanh toán thì sản phẩm HarmonyOS của Huawei rất khó để cạnh tranh.
Ông Bryan Ma, Phó Chủ tịch nghiên cứu thiết bị tại Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC nói với CNBC rằng: “Huawei sẽ không dễ dàng xây dựng thư viện các ứng dụng hàng đầu bên ngoài Trung Quốc, vì nhiều khách hàng phụ thuộc vào Google trong việc quản lý quyền kỹ thuật số, địa điểm, thanh toán và dịch vụ thông báo”.
" alt=""/>Huawei khó cạnh tranh với Google và Apple về hệ điều hành cho di động