Từ nhỏ, tôi lớn lên trong tình yêu thương của mẹ mà thiếu vắng sự quan tâm của cha. Mẹ tôi là mẹ đơn thân, bà bị người yêu ruồng bỏ lúc phát hiện mang thai tôi.Bố đẻ tôi vì mê đắm với nhan sắc con vị cán bộ cùng tiền tài, địa vị nhà họ nên cắt đứt, để mẹ tôi với cái bụng bầu ngày càng lớn giữa đất Hà Nội.
Tôi chưa từng được gặp mặt cha, dù chỉ một lần. Thương mẹ chịu bao cay đắng, nghiệt ngã của người đời, tôi cũng không có ý định đi tìm ông. Vì tôi sợ mẹ buồn và suy nghĩ.
Năm đó, mẹ tôi là cô sinh viên giỏi giang, tương lai rộng mở nhưng bà bảo lưu kết quả, đi làm thuê chờ ngày sinh nở.
Càng khổ sở bao nhiêu, mẹ tôi càng hận người yêu cũ bấy nhiêu. Lúc tôi ra đời, ốm đau, mẹ tôi không ít lần bật khóc tức tưởi vì một mình vò võ trong bệnh viện. Mãi năm tôi 2 tuổi, ông bà ngoại tìm đến, đưa tôi về quê nuôi dưỡng, động viên mẹ tôi trở lại trường.
Bà tiếp tục sự nghiệp đèn sách, vùi đầu vào học. Tốt nghiệp, mẹ tôi thi đỗ chương trình học cao học của nước ngoài. Tiền đồ của bà mỗi lúc một sáng lạn hơn.
Về nước, bà được nhận việc ở viện nghiên cứu của nhà nước với vị trí quản lý. Tuổi trẻ, tài cao, được mọi người quý mến, mẹ tôi thăng tiến nhanh chóng.
Năm tôi 7 tuổi, mẹ mua nhà, đón con trai lên ở cùng. Mẹ thương tôi theo cách riêng, thay vì chiều chuộng thái quá, mẹ rèn rũa tôi có phần nghiêm khắc. Phải công nhận, dưới sự uốn nắn của mẹ, tôi lớn lên, trở thành người có học thức, biết đối nhân xử thế.
Cũng từng đó năm, bà tuyệt nhiên không tìm hiểu bất cứ người nào mà chấp nhận sống một mình.
Tốt nghiệp đại học, tôi không về viện nghiên cứu làm theo ý của mẹ mà tự ra mở công ty sản xuất thực phẩm.
Mẹ cũng hỗ trợ tôi nhiệt tình, cho con trai mượn số vốn nhỏ đầu tư. Vài lần thất bại, tôi đạt được thành tựu của mình. Đến năm 30 tuổi tôi mới yêu.
Người đầu tiên tôi dẫn về là Ngọc, con gái Hà Nội gốc. Em xinh xắn, dịu dàng, nấu ăn ngon, thuộc diện con nhà gia giáo. Mẹ tôi khá ưng Ngọc.
Do tuổi tác cả hai cũng đến độ chín để lập gia đình, tìm hiểu 4 tháng, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới. Mọi việc được hai bên thống nhất xong xuôi, tuy nhiên đến gần ngày ăn hỏi, nhà gái bất ngờ hủy hôn chỉ vì mâu thuẫn nho nhỏ.
Bố Ngọc biết hoàn cảnh gia đình tôi nhưng ông khuyên thông gia, ngày đại lễ, nên mời bố đẻ tôi đến. Như vậy cho song toàn hai bên, đầy đủ cha mẹ.
Mẹ tôi vốn mang thù hận với bố đẻ con trai, nghe thông gia nói, bà không giữ lễ nghĩa, buông lời chỉ trích nặng nề, trách nhà Ngọc chê bai hoàn cảnh nhà tôi rồi tắt máy.
Phía nhà gái, bị xúc phạm, đùng đùng đòi cắt đứt. Bao nhiêu dự định của chúng tôi tan thành mây khói. Sau đó, Ngọc ngậm ngùi nói lời chia tay.
Hai năm sau, tôi mới đủ dũng khí tìm hiểu người khác. Chẳng hiểu sao, mẹ tôi không hài lòng em, chê em vụng về, nói năng bộp chộp. Tuy vậy, tôi vẫn kiên quyết lấy. Dẫu sao, tôi đã trưởng thành, cuộc sống có thể tự chủ, không thể nhất nhất nghe theo mẹ.
Thấy con trai đã quyết, mẹ tôi đành nghe theo. Thế nhưng, không hiểu mẹ tôi gặp riêng em nói chuyện gì mà 3 ngày sau, người yêu khóc lóc đòi chấm dứt tình cảm. Em than thở, sau này không thể làm dâu người độc đoán, coi thường nhà em như thế. Tôi gặng hỏi cả mẹ và em nhưng không ai nói rõ sự tình. Mối tình thứ 2 của tôi đành lỡ dở.
Lần thứ 3, trước khi đưa bạn gái ra mắt, tôi ý tứ thăm dò mẹ. Nhận tín hiệu tốt, tôi hẹn Hoa - người yêu mới đến nhà ăn cơm.
Ở tuổi 35, tôi muốn yên ổn, cưới vợ sinh con như bao người khác nhưng 2 lần trước đều gặp sự cố. Vì thế yêu Hoa, tôi rút kinh nghiệm, cố gắng thúc đẩy mọi thứ nhanh chóng, mẹ gật đầu là tôi tự đứng ra lo liệu, sắp xếp mọi thứ.
Việc gặp mặt hai nhà chỉ là hình thức, hai hôm sau là ăn hỏi, đón dâu luôn, tránh để lâu ngày, sinh chuyện.
Tôi đưa mẹ đến nhà Hoa chào hỏi, gặp gỡ. Vừa gặp bố em, bà quay lưng đi thẳng, không thèm nói một câu. Theo lời mẹ tôi, bố Hoa là bạn của bố đẻ tôi. ‘Ngữ ấy chơi với nhau, cũng cùng một giuộc, lại lăng nhăng, thiếu chung thủy. Con lấy ai thì lấy nhưng nhà này mẹ từ chối kết thông gia’, bà nói.
Trước sức ép của mẹ, cuộc tình này cũng chẳng đi đến đâu, dù mọi thứ cho đám cưới đã chuẩn bị xong xuôi.
3 lần cưới hụt, tôi chán nản, không có ý định đến với ai và muốn bỏ đi một nơi thật xa, quyết không bao giờ gặp lại bà.
Bình thường, mẹ tôi là người hiểu chuyện, tốt tính, không hiểu sao, động đến hôn nhân là mẹ tôi thay đổi thái độ. Tôi cảm giác bà không giống như bình thường mà trở thành con người cay nghiệt, độc đoán.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự của giám đốc 3 lần cưới hụt vì mẹ ngăn cản
Ngày 16-21/4, ban tổ chức Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) của Bộ GD-ĐT tổ chức tập huấn đợt 1 - “Giáo dục phát triển năng lực và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới” cho 200 báo cáo viên nguồn.
Trong đó có 120 giảng viên sư phạm; 60 giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường phổ thông giỏi; 20 cán bộ quản lý và chuyên viên của Bộ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, mục tiêu của đợt tập huấn là giúp báo cáo viên nguồn hiểu rõ những nguyên tắc chủ chốt của giáo dục phát triển năng lực và các yêu cầu cốt lõi đối với giảng viên cốt cán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo lộ trình, 200 báo cáo viên nguồn này sẽ tham dự đợt tập huấn thứ 2 từ ngày 20 đến 24/5 với nội dung chính là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành giáo dục phát triển năng lực, tập trung vào các kỹ thuật tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức giảng dạy.
Sau mỗi đợt, báo cáo viên tiếp tục được huấn luyện trực tuyến để áp dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào việc đào tạo cho đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Giảng viên của khóa tập huấn (gồm cả 2 đợt) là các chuyên gia đến từ Trường Đại học Melbourne - một trong những trường đại học lâu đời nhất của (Australia và cũng là trung tâm hàng đầu thế giới về nghiên cứu và giảng dạy; nơi đã đào tạo ra nhiều giáo sư, học giả có tư duy đổi mới, cấp tiến và sự nghiệp thành công trên thế giới.
“Đây là những chuyên gia quốc tế, đợt này chúng tôi tuyển chọn 4 chuyên gia của Trường Đại học Melbourne. Họ cam kết sẽ hướng dẫn thực thi chứ không chỉ về lý thuyết. Do đó sau thời gian tập huấn trực tiếp, đội ngũ báo cáo viên của chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia sau đó trong việc phát triển bài học cụ thể qua trực tuyến. Tức sau 5 ngày tập huấn trực tiếp, những bài học được các báo cáo viên thiết kế sẽ được đưa về các nhà trường để tổ chức giảng dạy, ghi hình rồi gửi cho đội ngũ chuyên gia của Australia để họ phân tích, góp ý. Mọi vướng mắc đều có thể trao đổi với đội ngũ này qua những buổi tập huấn online.
Các bài học được quay lại cùng những phân tích của chuyên gia cũng chính là các nguồn để cấu thành, phát triển bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên, được đăng tải trực tuyến để triển khai tập huấn mở rộng”, ông Thành nói.
Các báo cáo viên nguồn sẽ được thực hiện theo hướng tập trung vào xây dựng năng lực và thay đổi nhận thức, hành vi thông qua tương tác hai chiều. Các học viên sẽ được chia thành những nhóm nhỏ, cùng giảng viên tham gia vào các hoạt động tương hỗ liên kết giữa lý thuyết và thực hành; hợp tác giải quyết những vấn đề cụ thể.
200 báo cáo viên nguồn này sẽ bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt. Những giảng viên chủ chốt tiếp tục bồi dưỡng cho gần 7.000 tổ trưởng chuyên môn, 28.000 giáo viên cốt cán các cấp học, 1.000 cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Từ đó, đội ngũ này tập huấn cho toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc.
|
Ảnh: |
Dự án Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (RGEP) do Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản và chủ dự án, Ngân hàng thế giới tài trợ. Dự án gồm 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; quản lý, giám sát, đánh giá dự án.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Chương trình phổ thông mới là cơ hội để thầy cô thay đổi”
Trong chuyến khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Nam mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới thăm, trò chuyện với giáo viên Trường Mầm non xã Quế Thuận và Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).
" alt=""/>Bộ Giáo dục mời thầy Úc về tập huấn giáo viên, giảng viên cho chương trình phổ thông mới