Kết phiên tuần trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 79-81 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 12 phiên. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn loại 1-5 chỉ được giao dịch tại 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều mua và giảm 50.000 đồng ở chiều bán ra. Riêng loại 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 78,7 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với trước đó nhưng vẫn ở vùng kỷ lục của mặt hàng này từ trước tới nay.
So với phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8, mỗi lượng vàng nhẫn đã tăng 1,3 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 1,2 triệu đồng.
Còn nếu so với giá đầu năm, mỗi lượng vàng miếng tăng 4,5 triệu đồng và vàng nhẫn tăng hơn 15,5 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.492 USD/ounce, giảm 5 USD so với trước đó. Tuần trước, giá vàng có thời điểm rơi xuống sát 2.490 USD/ounce, mất mốc 2.500 USD.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5,5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 3,5 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Theo các chuyên gia từ Goldman Sachs, một trong những "ông lớn" trong ngành ngân hàng tại Mỹ, nhận định ở thời điểm hiện tại vàng là một trong những tài sản bảo vệ tốt nhất chống lại sự mất giá.
Với triển vọng tăng giá trong ngắn hạn, các chuyên gia duy trì mục tiêu lạc quan khi giá vàng có thể chạm mốc 2.700 USD/ounce vào đầu năm 2025.
Các nhà phân tích cho biết việc mua vàng của các ngân hàng trung ương đã tăng gấp ba kể từ giữa năm 2022 do lo ngại về các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ.
Giá vàng nhẫn liên tiếp lập đỉnh trong các phiên gần đây (Ảnh: Thành Đông).
Bên cạnh đó, các đợt cắt giảm lãi suất của Fed sắp tới dự kiến sẽ đưa vốn từ phương Tây trở lại thị trường vàng cũng tác động đến giá vàng.
Tuần này, theo khảo sát dự báo giá vàng của Kitco News, 15 chuyên gia kinh tế tại Phố Wall cho 3 nhận định trái ngược nhau gồm tăng giá, giảm giá và đi ngang với mỗi bên có 5 ý kiến.
Trong khi đó, 199 nhà đầu tư cá nhân tham gia cuộc khảo sát trực tuyến thì đa số đều nghĩ rằng vàng sẽ tăng. Cụ thể, 112 người (chiếm 56%) dự báo giá vàng sẽ tăng. Ngược lại có 47 người (chiếm 24%) nghĩ rằng vàng giảm giá và có 40 người (chiếm 20%) nhận định kim loại quý đi ngang.
Giá USD nhích tăng nhẹ
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,8 điểm, tăng 0,16% so với phiên liền trước đó.
Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.224 đồng, tăng 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.012-25.435 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.660-25.030 đồng (mua - bán). Ngân hàng cổ phần giao dịch USD tại 24.710-25.050 đồng (mua - bán).
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.240-25.320 đồng/USD (mua - bán).
" alt=""/>Giá vàng nhẫn giảm nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 2/9Xuất khẩu dầu theo đường biển từ Nga đã giảm xuống 3,11 triệu thùng/ngày, tương ứng mức giảm gần 600.000 thùng/ngày, tương đương với 17% so với mức đỉnh gần đây vào tháng 4.
Nguồn cung dầu thô của Nga hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm ngoái và có khả năng duy trì tình trạng trên cho đến ít nhất là cuối tháng 8, nhờ khối lượng lọc dầu trong nước phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tháng.
Đáng chú ý, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia cảm nhận rõ nhất sự sụt giảm này khi họ mua hơn 80% lượng dầu thô đường biển của Nga.
Công ty năng lượng Rystad Energy dự báo nguồn cung dầu thô bằng đường biển từ Nga sẽ duy trì ở mức khoảng 2,7 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Sau đó, nguồn cung sẽ phục hồi nhẹ lên 2,9 triệu thùng/ngày trong tháng 9, khi các nhà máy lọc dầu bắt đầu hoạt động bảo trì bình thường vào mùa thu.
Tàu chở dầu thô thuộc sở hữu của tập đoàn Sovcomflot Ảnh: Reuters).
Chi phí vận chuyển dầu bằng đường biển từ Nga dao động từ 1,6 tỷ USD đến 1,7 tỷ USD mỗi tuần, gấp đôi mức trần giá trong những tháng đầu tiên, nhưng cũng thấp hơn mức đỉnh điểm vào tháng 6/2022.
Số liệu do Bộ Tài chính Nga công bố mới đây cho thấy trong nửa đầu năm, số tiền ngân sách có được từ bán dầu khí tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5.698 tỷ rúp. Nguyên nhân chủ yếu là giá dầu tăng và đồng rúp yếu đi.
Dầu khí là nguồn thu quan trọng của chính phủ Nga, đóng góp khoảng 30-50% ngân sách nước này trong thập kỷ trước. Chiến sự Nga - Ukraine đã khiến phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm siết nguồn thu này của Nga.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng đến nay, chính sách này chỉ khiến "dòng chảy" năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông.
Nửa đầu năm nay, giá dầu của Nga đạt trung bình 69,1 USD/thùng, cao hơn mức trần xuất khẩu mà phương Tây áp là 60 USD/thùng và tăng mạnh so với 52,5 USD/thùng của cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bloomberg, Reporter" alt=""/>Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thôÔng Nguyễn Quốc Cường - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) cách đây ít giờ đăng cập nhật bảng tin trên trang Facebook cá nhân (có tick xanh) với dòng trạng thái: "Được lao động và phấn đấu mỗi ngày là hạnh phúc".
Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường vừa chia sẻ tin đăng trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).
Tin đăng được chia sẻ khoảng một ngày sau khi Quốc Cường Gia Lai công bố bà Nguyễn Thị Như Loan - nguyên Tổng giám đốc công ty, đồng thời là mẹ ông Cường - được tại ngoại. Theo thông tin từ doanh nghiệp, bà Loan được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11. Hiện nay, bà được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.
Bà Loan sẽ tiếp tục đóng góp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty bằng việc đồng hành cùng Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban tổng giám đốc giải quyết các công việc, dự án đầu tư mà công ty đang thực hiện.
Cổ phiếu QCG cũng đã tăng trần trong phiên giao dịch hôm qua (27/11), chốt ở giá 11.750 đồng/đơn vị và "trắng" bên bán. Kể từ khi bà Loan bị bắt hồi tháng 7 đến nay, giá cổ phiếu QCG có nhiều phiên tăng liên tục hoặc giảm liên tục. Tính đến nay, QCG đã tăng giá gần 40%.
Trước đó, sau thời điểm bà Loan bị bắt hồi tháng 7, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường và vợ là người mẫu Đàm Thu Trang cùng ẩn hầu hết bài viết, hình ảnh trên các trang Facebook cá nhân. Tài khoản Facebook của ông Cường chỉ còn hiển thị ảnh bìa đăng tải mới nhất vào ngày 13/6. Tương tự, tài khoản của Đàm Thu Trang cũng chỉ có ảnh bìa đăng tải từ tháng 10/2021. Cả 2 tài khoản đều tắt trạng thái bình luận.
Đến nay, tài khoản mạng xã hội của ông Cường không có gì thay đổi. Còn tài khoản của bà Trang đã đăng tải các dòng cập nhật trạng thái trở lại.
" alt=""/>Động thái mới nhất của ông Nguyễn Quốc Cường sau khi mẹ được tại ngoại