Trư Bát Giới là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Từ trang sách, Bát Giới đã xuất hiện trong nhiều bộ phim như Tây Du Ký bản 1986, Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện, Đại thoại Tây Du, Tây Du Ký: Nữ nhi quốc… Tuy nhiên, dù cho có bao nhiêu phiên bản mới ra đời thì Trư Bát Giới của Tây Du Ký bản 1986 vẫn là tượng đài trong lòng người hâm mộ.
Trư Bát Giới: Từ Thiên Bồng Nguyên Soái đến đồ đệ của Đường Tăng
Trư Bát Giới là nhân vật được nhiều người biết đến với hình dạng nửa người, nửa heo. Theo Tây Du Ký bản 1986, Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh. Tình cờ gặp Hằng Nga trong một bữa tiệc, sẵn có men rượu trong người, Thiên Bồng Nguyên Soái buông lời chọc ghẹo nàng. Chuyện đến tai Ngọc Hoàng, Thiên Bồng Nguyên Soái bị ngài tức giận đày xuống hạ giới.
![]() |
Trước khi hạ phàm, Trư Bát Giới là Thiên Bồng Nguyên Soái của thiên đình. |
Thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không gặp được Trư Bát Giới qua một vụ bắt cóc tại gia đình họ Cao. Bát Giới chính là thủ phạm. Sau khi đánh nhau với Ngộ Không, Bát Giới bị Quan Thế Âm chỉ định đi theo phò tá Tam Tạng để chuộc lại tội lỗi đã gây ra.
Dù ham ăn, mê gái, lười biếng nhưng Trư Bát Giới cũng đã học được 36 trong số 108 phép thiên cương địa sát của Đạo giáo. Vũ khí của Bát Giới là cây bồ cào được luyện ở Thiên Đình. Hắn giỏi chiến đấu dưới nước hơn là trên cạn. Nhưng nhìn chung, phép thuật của Bát Giới tỏ ra thua kém rõ rệt so với Tôn Ngộ Không và nhiều yêu quái khác.
Đến cuối phim, tất cả các nhân vật từ Đường Tăng đến Ngộ Không, Ngộ Tĩnh đều trở thành Phật hoặc La Hán. Chỉ riêng mình Bát Giới là không. Bởi dù đã có nhiều cải biến, Bát Giới vẫn còn quá nhiều ham muốn. Vì vậy, Bát Giới được phong là "Tịnh đàn sứ giả" với phần thưởng là công việc lau dọn bàn thờ. Tại đó, Lão Trư có thể ăn thỏa thích những hoa quả thừa trên bàn thờ.
Ý nghĩa biểu tượng của nhân vật Trư Bát Giới
Trư Bát Giới có một tên gọi khác là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho. Cái tên này có nghĩa là "con heo (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình", ngụ ý việc Bát Giới luôn tự đánh giá bản thân quá cao mà quên mất mình sinh ra trong một hình hài gớm ghiếc.
Riêng Tam Tạng lại có ngụ ý khác khi đặt tên Trư Bát Giới. Hai chữ “Bát Giới” mang nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế" bao gồm giới tham ăn, giới háo sắc, giới tham của, giới ghen ghét, đố kị người tài, giới giả dối, lừa gạt, giới nhàn hạ, giới sợ khó, sợ khổ, giới tham công lao. Những cảnh giới xấu xa này trong tính cách của con người đều được gửi gắm qua nhân vật Trư Bát Giới.
Bát Giới đã nhiều lần khiến sư phụ và sư huynh khốn khổ gì thói lười biếng, háu ăn và bản tính háo sắc của mình. Nhân vật này luôn ghen tị với Tôn Ngộ Không và lúc nào cũng tìm cách hạ bệ sư huynh.
Khi sáng tạo ra chân dung 4 thầy trò Đường Tăng, Ngô Thừa Ân đã khéo léo lồng ghép vào đó hình ảnh tâm thức một con người. Bốn thầy trò tượng trưng cho bốn thuộc tính của tâm hồn. Đường Tăng đại diện cho đức tính vị tha, Ngộ Không là sức mạnh và trí tuệ, Sa Tăng là nhẫn nại, còn Bát Giới là hiện thân của dục vọng. Tất cả tạo nên chỉnh thể của một con người đủ phần Con - phần Người, phần bản năng - phần đạo đức.
![]() |
Bát Giới là biểu tượng cho dục vọng của con người. |
Ngoài ra, việc Ngô Thừa Ân để Bát Giới giữ chức danh Tịnh đàn sứ giả ở cuối tiểu thuyết (chi tiết này cũng được giữ nguyên khi chuyển thành phim) cũng là một chi tiết ẩn dụ sâu sắc. Theo lý thì Phật tổ phải cải tạo Bát Giới bỏ bớt dục vọng. Thế nhưng, phong chức Tịnh đàn sứ giả, phụ trách việc tiếp nhận đồ ăn thức uống của tín đồ cho Bát Giới thì chẳng khác nào mỡ treo miệng mèo.
Tuy nhiên, nếu nghĩ kỹ thì thông qua chi tiết này, Ngô Thừa Ân muốn gửi gắm một thông điệp rằng hoàn thiện một con người, không nhất thiết phải xóa bỏ triệt để cái tâm dục vọng mà hãy hướng nó vào con đường lành mạnh.
Tuy toàn thân mang đầy khuyết điểm nhưng Trư Bát Giới lại đóng một vai trò quan trọng trong hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng. Trên đời này, làm gì có ai đẹp đẽ đến mức chỉ có mỗi lòng nhân ái, sức mạnh, trí tuệ và sự nhẫn nại mà không có chút dục vọng nào?
Con người phàm tục không thể cao cả, vĩ đại, hoàn hảo không tì vết như vậy. Lòng tham là thứ luôn hiển hiện trong tâm hồn mỗi người. Chỉ là nó được biểu hiện ra ngoài ít hay nhiều mà thôi. Chính vì thế, công bằng mà nói thì nhân vật Trư Bát Giới đã đem lại “chất” người rất thật cho câu chuyện thần thoại Tây Du.
Trong tư tưởng Á Đông, con heo không chỉ biểu trưng cho sự sung túc, phồn thực mà còn là một ẩn dụ cho dục vọng của con người. Do đó, ý tưởng xây dựng một Trư Bát Giới tham sắc, tham của, tham công của Ngô Thừa Ân đã gặp gỡ với quan niệm về con heo của người xưa.
(Theo Zing)
Ở tuổi 74, Mã Đức Hoa viết về cuộc đời và sự nghiệp của mình trong cuốn tự truyện mang tên "Ngộ Năng". Hiếm ai biết rằng "Trư Bát Giới" lại là diễn viên xuất thân con nhà võ.
" alt=""/>Trư Bát Giới của 'Tây Du Ký' biểu tượng cho điều gì ở con người?Phòng khám đa khoa Đắk Lắk hỗ trợ thăm khám phụ khoa và điều trị các bệnh lý phụ khoa bằng các kỹ thuật: Phẫu thuật cắt polip cổ tử cung; Điều trị tổn thương cổ tử cung bằng đốt điện, đốt nhiệt, đốt laser, áp lạnh...; Lấy dị vật âm đạo; Làm lại thành âm đạo, tầng sinh môn; Chích áp xe tuyến Bartholin; Sinh thiết cổ tử cung, âm hộ, âm đạo; Cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn; Làm thuốc âm đạo…
Đội ngũ bác sĩ giỏi, công nghệ điều trị tiên tiến
Đến với Phòng khám đa khoa Đắk Lắk, chị em sẽ được bác sĩ trực tiếp tư vấn, thăm khám. Đội ngũ y bác sĩ công tác tại đây đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện sản lớn trong cả nước, giúp quá trình thăm khám, chẩn đoán và chữa trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Các bác sĩ có chuyên môn cao, tận tình, tư vấn kỹ, vui vẻ thân thiện.
Phòng khám luôn nỗ lực nghiên cứu và đổi mới, áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiện đại nhằm mang lại hiệu quả cao. Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợ với từng bệnh nhân.
Chi phí minh bạch, dịch vụ chăm sóc tận tâm
Chi phí khám và điều trị bệnh phụ khoa tại Phòng khám đa khoa Đắk Lắk đều được niêm yết rõ ràng theo từng hạng mục, tuân thủ đúng quy định, hợp lý và phù hợp với phần lớn chị em.
Sau khi kiểm tra và xét nghiệm, bác sĩ sẽ thảo luận cụ thể về chi phí với người bệnh trước khi tiến hành điều trị, giúp bệnh nhân yên tâm hơn. Đại diện phòng khám cam kết không có tình trạng mập mờ về chi phí hay "vẽ bệnh" để tăng giá khám chữa bệnh.
Phòng khám đa khoa Đắk Lắk đặc biệt chú trọng đến chế độ phục vụ và chăm sóc người bệnh. Đội ngũ y tá và điều dưỡng tại đây được đào tạo kỹ lưỡng, làm việc chuyên nghiệp, và có thái độ phục vụ hòa nhã, lịch sự, thân thiện. Điều này giúp chị em cảm thấy thoải mái khi đến khám.
Thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được lưu trữ và bảo mật nghiêm ngặt, không tiết lộ ra bên ngoài nếu không có sự cho phép của người bệnh.
Phòng khám đội ngũ chuyên gia tư vấn trực tuyến, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho người bệnh trước và sau khi điều trị.
Phòng khám đa khoa Đắk Lắk Địa chỉ: 233-235 Ngô Quyền, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Website: https://dakhoadaklak.vn/ Hotline: 026 2629 8888 Thời gian hoạt động: 8:00-18:00 mỗi ngày, kể cả ngày lễ. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Ưu thế điều trị bệnh phụ khoa tại Phòng khám đa khoa Đắk Lắk![]() |
PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Việt Nam) cho biết:"Tại lễ hội đền Quốc Tổ Lạc Long Quân đơn vị chúng tôi sẽ cho trình chiếu 3 đêm ánh sáng đương đại, đây là lần đầu tiên tại một di tích lịch sử Quốc gia cónhững màn trình chiếu ánh sáng bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới ở ViệtNam".
Nhiều ý kiến băn khoăn việc đưa nghệ thuật đương đại vào lễ hội truyền thống cólàm phá vỡ sự tôn nghiêm, lệch tông so với những giá trị lịch sử vốn có? PGS.TS Bùi Quang Thắng khẳng định: “Nếu ai xem chương trình này, ai bảo nó khôngmang giá trị truyền thống, ai bảo nó làm phá nát di sản thì chỉ ra cho tôi thấy.Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì mình làm. Tôi đã tham gia lễ hội ởđâu là nơi đó phải có chút gì đương đại. Nếu cứ làm truyền thống mãi sẽ khôngthu hút được giới trẻ. Lễ hội để làm gì? Để hướng còn cháu về cội nguồn, đểchúng yêu giá trị truyền thống, dạy con cháu về lịch sử dân tộc. Nhưng năm nàocũng diễn đi diễn lại trò cũ thì sẽ nhàm chán, không thu hút được giới trẻ, giớitrẻ không đến thì chúng ta dạy ai?”.
Cũng theo PGS.TS Bùi Quang Thắng, trình diễn ánh sáng trong lễ hội truyền thốngđền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ có 3 phần. Đầu tiên sẽ là trình chiếu nhữngngôi đền của các vị thần bất tử trên thế giới. Tiếp đó sẽ là màn trình chiếu táihiện một thủy cung lung linh trên mặt đất mang ý nghĩa nói về Lạc Long Quân đượccoi là giống Rồng như trong lịch sử dân tộc.
Phần cuối cùng sẽ là màn trình chiếu kết thúc với màn ánh sáng về đền thờ LạcLong Quân theo dòng lịch sử từ thời đền được dựng lên bằng nhà tranh, vách đấtrồi đến hiện tại làm bằng gỗ quý và đá sứ.
Lễ hội đền Quốc Tổ Lạc Long Quân 2014 diễn ra trong 3 ngày (từ 3-6/4 - tức mùng 3 đến mùng 6 tháng 3 Âm lịch) tại Đình Nội làng Bình Đà, xã BìnhMinh, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
T.Lê