Dota 2và Auto Chessrất có thể sẽ đi chung với nhau một đoạn đường dài nữa khi cả hai đều được tạo ra từ niềm đam mê, yêu thích thuần túy để trở thành một tựa game thành công.
Không có kế hoạch hay tham vọng gì to lớn ngay từ những ngày đầu khởi tạo, chỉ sau một tháng rưỡi xuất hiện, Auto Chesshiện đã sở hữu hơn 4.2 triệu subscribers cùng trung bình khoảng 300,000 người chơi cùng thời điểm mỗi ngày.
Auto Chesscó cách chơi phức tạp, đan xen nhiều yếu tố đang gây “nghiện” cho số đông người chơi trên toàn thế giới. Là một tựa game chiến thuật thuần túy qua lối turn-based (theo lượt) cùng những đặc điểm đặc trưng của card game…Auto Chessđòi hỏi người chơi phải tập trung, quyết đoán và đưa ra được chiến lược hợp lý nhất nếu muốn giành chiến thắng.
Nhưng điều đặc biệt của Auto Chesslại nằm ở việc nó có RNG (biến số ngẫu nhiên) rất lớn – và nhờ đó mà nó thu hút cả những game thủ chuyên nghiệp trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, Auto Chessvẫn đang miễn phí bởi thực chất đây chỉ là một custom mode dựa trên Dota 2. Chính nhờ lý do này mà Auto Chessđang tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với trading card game mới nhất của Valve – Artifact.
Sau vài tháng luyện tập và tham gia những sự kiện nhỏ và vừa của Artifact, nhiều người chơi giờ đã chuyển sang streaming Auto Chessđều đặn mỗi ngày. Twitch đã nắm bắt xu thế rất nhanh và đã tổ chức giải đấu Rivals đầu tiêndành cho những streamer chuyên chơi Auto Chessvào đầu tháng này.
Ngoài ra, một lượng lớn các pro players Dota 2đang dành ra nhiều giờ đồng hồ hàng ngày để trải nghiệm Auto Chess– mặc dù rõ ràng, nó không hề giúp ích cho quá trình luyện tập và thi đấu của họ. Chỉ đơn giản là họ thích chơi Auto Chessvà sẵn sàng tham gia vào 1-2 games dù đang tham dự Major để giải tỏa căng thẳng.
Ngay cả cộng đồng Counter-Strike: Global Offensive, một game FPS không liên quan gì tới Dota 2, cũng đang tỏ ra hào hứng với Auto Chess.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với team giành chiến thắng vòng New Challengers Stage của IEM Katowice 2019 – giải Major CS:GOtrị giá một triệu USD – player Bektiyar “fitch” Bahytov của AVANGAR đã chia sẻ rằng anh cùng những người đồng đội thường xuyên chơi Auto Chesstrong để giải trí.
Vài tuần trước, Tencent, nhà phát hành game lớn nhất Trung Quốc, đã thực hiện một cuộc khảo sát để tìm hiểu lý do tại sao mọi người lại đắm chìm vào Auto Chessđến vậy và liệu họ có hứng thú với một phiên bản dành riêng cho mobile hay không.
Cũng tại thời điểm đó, một trong những thành viên trong đội ngũ phát triển Auto Chess, thông qua một chủ đề AMA, đã bày tỏ rõ quan điểm rằng chủ sở hữu vẫn chưa có kế hoạch đưa nó lên nền tảng khác hoặc bán cho một công ty nào đó.
Tuy nhiên, khi được hỏi về kế hoạch tiếp theo và liệu Auto Chesscó được quảng bá mạnh mẽ hơn trong tương lai hay không, người này trả lời, “chắc chắn rồi!”
Auto Chesscó rất nhiều tiềm năng để trở thành một tựa game độc lập – tương tự như DotAđã làm được trong quá khứ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thứ mà nhà phát triển cần cải thiện, bổ sung – bao gồm sửa lỗi, nâng cấp giao diện, đưa vào thêm các heroes cùng items, thêm spell cho những quân cờ được nâng cấp,…
Theo những gì nhà phát triển đã chia sẻ trong chủ đề AMA, những gì chúng ta đang được thấy trong Auto Chesstiêu tốn của họ khoảng một năm trời và dự án gần như đã bị bỏ lửng. Hiện tại vẫn còn rất nhiều lỗi trong game mà hầu hết chúng đều liên quan trực tiếp tới những hạn chế trong công cụ modding của Dota 2.
Ở thời điểm hiện tại, nhà phát triển Auto Chesskhông vội vã phát triển nó trở thành một tựa game esports. Và đây có thể là tin tốt lành cho hơn bốn triệu người vẫn đang quan tâm tới Auto Chessđể họ được tận hưởng mọi phút giây trong custom mode này.
Nhà phát triển Auto Chess "nhá hàng" sắp tung ra hero mới trên tài khoản Twitter chính thức
None (Theo VPEsports)
" alt=""/>Auto Chess vượt mốc 4.2 triệu subscribers, khiến cao thủ CS:GO cũng ‘nghiện ngập’Cụ thể, iPhone 7 Plus nằm trong danh sách smarthphone bán chạy nhất của cả Thế Giới Di Động và FPT Shop trong năm 2019, nghiễm nhiên trở thành chiếc iPhone “quốc dân” tại Việt Nam trong năm qua.
iPhone 7 Plus là smartphone bán chạy nhất của Apple tại Việt Nam, đóng góp doanh thu đáng kể cho các nhà bán lẻ. Ảnh: Hải Đăng |
Chỉ đắt hơn iPhone 7 vài triệu đồng, iPhone 7 Plus là mẫu iPhone rẻ thứ hai của Apple được bán chính hãng tại Việt Nam. Kiểu dáng và cấu hình máy vừa đủ dùng nên được nhiều người chọn làm chiếc smartphone Apple đầu tiên của họ, khiến nó được tiêu thụ nhiều nhất trong các điện thoại iPhone.
Trong 10 smartphone bán chạy nhất của Thế Giới Di Động năm qua còn có iPhone X, chiếc điện thoại “tai thỏ” đầu tiên của Apple, là smartphone tạo cảm hứng cho trào lưu màn hình “tai thỏ” về sau này.
" alt=""/>Apple giảm sút thị phần tại Việt Nam nhưng vẫn góp doanh thu lớn cho các nhà bán lẻTừ già đến trẻ ai nấy đều tự hào vì làng mình có nghề "chữa bệnh vô sinh" gia truyền. Không tự hào sao được khi chính cái nghề đó mà An Thái nức tiếng khắp vùng và mang lại cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây. Theo những bậc lão niên kể lại thì cụ tổ nghề này là cụ Thái Văn Lập, vốn không phải người gốc làng An Thái. Cụ Lập quê gốc làng Quang Tó, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ. Cụ Lập là nhà nho, với vốn kiến thức uyên thâm. Vì thời thế cụ tìm đến mảnh đất này kiếm kế sinh nhai. Không lâu sau cụ Lập lấy cụ bà Nguyễn Thị Lê làm vợ. Cụ Lê biết nghề đỡ đẻ và có tiếng là mát tay, khi ấy cụ Lập lại giỏi thuốc nam. Vì lẽ đó hai cụ thường xuyên chữa bệnh, bốc thuốc cho người dân trong vùng và dần dà đã sáng tạo ra bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ. Sau thời gian, bài thuốc này được thêm bớt một vài vị thuốc và đã tạo bài thuốc chữa bệnh vô sinh gia truyền như hiện nay.
Bà Nhinh khẳng định: “Không phải người nào ở làng An Thái cũng có khả năng chữa bệnh vô sinh”. |
Cụ Nguyễn Thái - một bậc cao niên của An Thái tự hào nói: "Thực ra đây là những câu chuyện truyền từ đời này sang đời khác chứ không có sách vở nào ghi lại nguồn gốc của bài thuốc gia truyền này. Có thể sách sử đã thất truyền nhưng chúng tôi vẫn chưa thể làm lại được".
Chẳng khi nào ở An Thái lại không có người tìm đến chữa bệnh vô sinh. Có những hôm người kéo đến đếm không hết. Và khi đã có nhiều người hành nghề sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh. Chúng tôi trong vai cặp vợ chồng hiếm muộn đến chữa bệnh đang lơ ngơ tìm hiểu thì có người phụ nữ nhanh nhảu hỏi: "Đến chữa vô sinh à? Vào đây nói chuyện đã".
Dứt lời chị Nhinh cười hỉ hả: "Đến đây là phải biết được bà lang nào uy tín, nhiều người chữa khỏi. Chứ ngu ngơ kiểu gì sẽ có "cò" ra dẫn mối. Họ thường đưa anh chị về chỗ người nhà của họ". "Cò" ở đây thường là những cánh xe ôm, hay những chủ quán nước ngay đầu làng. Khi ai đó lơ ngơ sẽ "bắt sóng" rồi sấn đến hỏi han với giọng đầy thông cảm. Khách đến đây chỉ cần đưa 50 đến 100 nghìn đồng là "cò" sẽ chỉ đến nơi tận tình, chậm chí còn chở bằng xe máy đến. Không chỉ ăn được tiền của khách, "cò" còn được các chủ phòng khám "ra lộc" cho khá hậu hĩnh vì có công đem khách đến.
Cơ sở khám chữa bệnh vô sinh bề thế của bà Quế. |
Theo lời chị Nhinh, ở làng An Thái có bà lang Quế là có uy tín và có rất nhiều khách qua lại chữa trị. Từ đầu làng tới nhà bà lang Quế chỉ chừng vài trăm mét nhưng có khá nhiều nhóm phụ nữ tụm năm tụm ba chuyện trò rôm rả. Hỏi ra mới biết, hầu hết trong số họ đều là những người đang "ăn nằm" tại các "phòng khám" để chữa bệnh vô sinh... Chưa biết hiệu quả chữa trị đến đâu nhưng khách đến An Thái từ tứ phương đổ về. Có người từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An rồi mãi tận Yên Bái, Lào Cai…
Chị Nguyễn Thị Tâm (40 tuổi), Móng Cái, Quảng Ninh sụt sùi kể câu chuyện buồn của gia đình mình cho chúng tôi nghe. Lấy nhau 15 năm nhưng vợ chồng chị không sinh được 1 mụn con nào. Hai vợ chồng đã "vái tứ phương" cả đông y, tây y… thậm chí cả đi cầu đền nọ chùa kia. Áp lực hơn cả chồng chị lại là độc đinh trong họ. Chẳng phải nói cũng biết chị Tâm phải chịu đựng áp lực thế nào từ chồng và phía gia đình chồng. Cuộc sống chị ngày càng như địa ngục. Và rồi khi sức chịu đựng không còn, chồng chị tuyên bố xanh rờn rằng: "Nếu không có con anh sẽ bỏ chị và kiếm người phụ nữ khác".
Chỉ nghe phong thanh ở làng An Thái có phương thuốc đặc biệt có thể giúp thụ thai, chị Tâm chẳng quản đường xa, tốn kém để thỏa lòng mong đợi bấy lâu. Chị nói như khóc: "Làm bao nhiêu cũng chẳng đủ để đi chữa trị, tôi mệt mỏi lắm rồi! Bỏ hết công việc, vay mượn khắp nơi dắt lưng vài chục triệu để ăn dầm nằm dề nơi đây, cũng chỉ mong trọn chữ hiếu, vẹn chữ tình với chồng và nhà chồng thôi. Quả nếu không được thì đành gạt nước mắt nhìn chồng lấy vợ khác thôi chứ biết làm sao được?".
Không khỏi không lấy tiền
Dù khá thông thạo về đường đi, thông tin về những bà lang ở đây nhưng chúng tôi vẫn không tránh khỏi sự lôi kéo của một số "cò". Và kể cả khi chúng tôi quả quyết là đã có địa chỉ phòng khám mà mình định đến nhưng một người đàn ông chạc gần 50 tuổi vẫn chèo kéo đưa chúng tôi về "phòng khám" của một người mà ông này khẳng định là nó rất uy tín. Đó là một ngôi nhà 3 tầng bề thế nằm giữa làng, cổng lúc nào cũng được khóa im ỉm. Điều đặc biệt ở đây lúc nào cũng có 3 đến 5 phụ nữ ăn nằm chữa bệnh.
Ra đón chúng tôi là một bà cụ áng chừng ngoài 70 tuổi. Vừa nhìn thấy chúng tôi bà đã hớn hở: "Vào đây, vào đây. Ai giới thiệu cho mà biết đường đến nhà tôi. Thế có bị "cò" nào lôi kéo không. Riêng nhà tôi chả nhờ "cò nào hết. Cứ hữu xạ tự nhiên hương thôi. Tìm đến đây là đúng người rồi".
Bà lang Quế quả quyết sẽ chữa được “bệnh” cho chúng tôi. |
Chúng tôi tâm sự rằng đã có một con gái 7 tuổi, muốn sinh thêm nhưng không được, đã từng đi khắp nơi khám nhưng các bác sĩ nói là cả 2 vợ chồng đều không sao. Chưa kịp hỏi quê quán, tên tuổi, bà làng Quế bắt ngay bệnh: "Chắc chắn là do tổn thương khi sinh lần thứ nhất rồi. Đã vào nhà bà thì cứ yên tâm là sẽ sinh được. Đã có quá nhiều trường hợp như thế này rồi. Yên tâm".
Như để khẳng định uy tín của bà lang Quế, 2 người phụ nữ luống tuổi (cũng đang "ăn nằm" ở đây chữa vô sinh - pv) thêm lời: "Đúng đấy! Những trường hợp như anh chị bà chữa giỏi lắm, biết bao người khỏi bệnh rồi. Ngày nào bà chả có những cuộc điện thoại đến cảm ơn". Để khẳng định uy tín, bà Quế còn kể, đây là nghề gia truyền từ đời bố chồng để lại. Và, các con của bà cũng là những lương y đang hành nghề tận miền Nam. Sau một hồi "quảng cáo" danh tiếng bà Quế không quên đưa cho chúng tôi tấm card visit khá hoành tráng, đầy đủ ảnh và thông tin cá nhân.
Sau một hồi thăm khám tại nhà bà Quế chúng tôi dạt sang nhà bà lang Thìn, đây cũng là thầy thuốc khá uy tín và được nhiều người qua thăm khám. Lần này chúng tôi lại kể với bà lang Thìn rằng, theo tây y khám thì vợ bình thường chỉ có chồng là "có vấn đề". Người phụ nữ này chỉ hỏi qua loa vài câu về tình trạng sức khỏe rồi bắt mạch. Sau khi bắt mạch người này phán chắc nịch: "Sức khỏe của em hoàn toàn bình thường, chắc chắn không có con là do vợ em. Em phải đưa vợ đến đây để chị khám chữa cho. Nếu nặng thì phải nằm đây điều trị dài ngày. Nhẹ thì có thể bốc thuốc về nhà uống, trong công ngoài kích, "chỉnh" cho một chút là có thai ngay".
Qua tìm hiểu của phóng viên, những phụ nữ đến An Thái chữa bệnh đều phải nằm điều trị cả tháng. Những người chữa bệnh ăn ở, sống như người nhà của thầy thuốc. Buổi sáng sẽ được bà lang bắt mạch, uống thuốc, buổi chiều sẽ được tĩnh dưỡng. Khi nào bệnh ổn định, thầy lang cho phép mới được trở về nhà với chồng để làm nốt công đoạn cuối cùng. Giá ở phòng khám chữa của mỗi cơ sở không chênh lệch đáng kể, dao động từ 300 - 400 nghìn/ngày. Chi phí này được tính là tổng thể từ ăn, ở cho đến khám chữa và thuốc men. Những phụ nữ được gọi là bệnh nặng ít nhất cũng phải nằm 2 tháng, như vậy tính sơ sơ mỗi người cũng phải tốn đến hơn 20 triệu đồng cho một đợt chữa trị. Chị Tâm buồn bã chia sẻ: "Đấy là chỉ tính tiền ăn ở, khám chữa chưa kể đến chi phí đi lại, cảm ơn, quà cáp. Có những chị phải nằm đây đến 4 tháng mà bà lang còn chưa chịu cho về. Chẳng biết hiệu quả đến đâu nhưng tiền thì cứ lặng lẽ trôi đi".
Ở làng An Thái có hàng trăm tấm biển “chữa vô sinh” thế này. |
Hầu hết những lang bà ở đây được hỏi lật lại rằng: "Chữa như vậy vẫn không có con thì sao?". Tất thảy đều khẳng định chắc nịch: "Chắc chắn là khỏi, cứ yên tâm. Không chữa được không lấy tiền".
Quả thực có chứng kiến cách chữa bệnh gia truyền hết sức sơ sài, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm này chúng tôi không khỏi hoài nghi về hiệu quả của nó. Thực tế y học ngày càng hiện đại, thiết bị tối tân được áp dụng và chi phí còn lớn hơn rất nhiều nhưng hiệu quả chưa ai dám khẳng định 100%.
Điều khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ khi người dân ở chính làng An Thái coi việc chữa bệnh vô sinh này là không hiệu quả. Ông Phú, một người theo ngành y từ khi còn trong quân đội tiết lộ, thực chất ở làng này chỉ vài ba người thực sự có khả năng chữa bệnh, bắt mạnh. Còn đâu chủ yếu vẫn là ăn theo, tự ý mở cơ sở để chữa bệnh theo kiểu "cầu may". Chị Nhinh khẳng định: "Đúng là chỉ có vài người có khả năng chữa vô sinh. Đã có rất nhiều người làng An Thái lấy danh đi khắp nơi chữa bệnh. Có nhiều người lên tận miền núi để hành nghề. Nếu có mở cơ sở ở đây chắc cũng chẳng ai chữa đâu!"
Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã An Mỹ trao đổi với phóng viên: Trên địa bàn xã hiện có khoảng 150 hộ gia đình hành nghề chữa vô sinh, trong đó có trên 50 hộ đã có giấy phép của Sở Y tế Hà Nam cũng như được công nhận của Hội Đông y xã An Mỹ. Số còn lại do đời trước truyền nghề nên cũng hành nghề theo bản năng gia truyền. Tuy vậy những hộ này vẫn luôn có sự giám sát của Ban Y tế huyện. Cho đến nay chưa có bất kỳ vụ việc rắc rối hay phàn nàn gì của bệnh nhân về phương pháp chữa bệnh và phụ khoa của các thầy thuốc trong làng. Ông Tống Đức Cường, Trạm Trưởng trạm Y tế xã Yên Mỹ chia sẻ: Hiện nay có 30 hộ hành nghề chữa vô sinh. Có gia đình cả 2 mẹ con làm thầy, thầy lang thì có tới hơn 100 người. Ông Cường trả lời chung chung rằng, những cơ sở này đều có giấy phép hành nghề của Sở Y tế Hà Nam cấp và những người trực tiếp khám chữa bệnh đều có bằng Trung cấp Y. |