Trả lời phỏng vấn ICTnews, ông Nguyễn Thành Chung, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá, trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực truyền hình trả tiền có sự cạnh tranh khá khốc liệt, tuy nhiên chủ yếu các doanh nghiệp chỉ tập trung cạnh tranh nhau về giá cước, đua nhau giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách hàng mà thiếu sự cạnh tranh về nội dung.
" alt=""/>Truyền hình trả tiền: Oằn mình cõng chi phí mua bản quyền quốc tếNhư vậy, điện thoại phổ thông hiện chiếm khoảng 30% thị phần tại Việt Nam. Khoảng một năm trước, dòng sản phẩm này vẫn chiếm 40% thị phần, theo số liệu của GfK.
Không chỉ thị phần sụt giảm, giá trị trung bình của những chiếc điện thoại cục gạch ở Việt Nam cũng ở mức rất thấp, khoảng 530.000 đồng. Trong danh sách 10 điện thoại phổ thông bán chạy nhất kể từ đầu năm, thường chỉ có 1 model có giá bán trên 1 triệu đồng là chiếc Nokia 230 Dual SIM (giá khoảng 1,375 triệu đồng).
Điều này hoàn toàn trái ngược với thị trường smartphone khi giá trị trung bình của một chiếc smartphone bán ra tại Việt Nam đã cán mốc 6 triệu đồng.
Trong một thị trường đang ngày một thu hẹp, Nokia vẫn là tên tuổi hàng đầu ở nhóm di động phổ thông với doanh số thường xuyên đạt mức xấp xỉ 50%. Thương hiệu di động vừa thuộc quyền sở hữu của HMD Global cũng thường chiếm 5-6 suất trong tổng số 10 di động phổ thông bán chạy nhất mỗi tuần.
Dưới sự vây hãm của smartphone, việc di động phổ thông ngày một sa sút tại Việt Nam không gây bất ngờ. Vài năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường smartphone có tốc độ phát triển nóng bậc nhất thế giới. Giá bán trung bình của smartphone tại Việt Nam cũng tăng nhanh từ mức 3 triệu đồng lên 6 triệu đồng chỉ sau khoảng 4 năm.
Nhiều nhà bán lẻ trong nước dự đoán sức bán điện thoại phổ thông sẽ còn giảm mạnh trong bối cảnh 4G bắt đầu phủ sóng toàn quốc. “Mạng 4G xuất hiện, cước phí không tăng so với 3G sẽ khuyến khích người dùng nâng cấp từ điện thoại phổ thông lên smartphone – vốn có mức giá được xem là đủ hấp dẫn”, đại diện một hệ thống bán lẻ nhận định.
Tuy nhiên, họ tin không có chuyện điện thoại phổ thông sẽ diệt vong ở Việt Nam, ít nhất là trong vài năm tới. Nhu cầu mua và sử dụng điện thoại cục gạch vẫn cực lớn.
Nắm bắt được tâm lý này của người dùng, các nhà sản xuất vẫn đều đặn tung ra các mẫu di động phổ thông mới. Chẳng hạn, HMD Global hồi đầu năm cho ra mắt chiếc Nokia 150 với giá bán khoảng 750.000 đồng. Sắp tới, họ sẽ đem về nước bản Nokia 3310 2017 giá trên 1 triệu đồng.
Khác với Nokia, các nhà sản xuất còn lại chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm giá thực sự rẻ. Chỉ cần đem theo 300.000 đồng vào một siêu thị bất kỳ, người dùng có thể lựa chọn một trong hàng chục mẫu di động từ Philips, Itel, Mobell hay Mobiistar.
Về tùy chọn cấu hình, không ít model vẫn trang bị đầy đủ các tính năng cần thiết như camera để chụp ảnh, màn hình màu và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD ở tầm giá siêu rẻ này.
Theo Zing
" alt=""/>Sức bán điện thoại 'cục gạch' xuống thấp chưa từng thấy tại VN