Chị biết rằng, chỉ một ngày thiếu thuốc là con chị sẽ phải đối mặt với hiểm nguy, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng chị biết phải làm gì để cứu đứa con gái ngây thơ của mình… Con mệt lắm mẹ ơi!
Mở hai hộp cơm vừa mới xin về, chị Diễm chọn những miếng ngon bỏ sang phần ăn của con. Mẹ dỗ dành lắm, cô bé mới trệu trạo nhai miếng cơm. Trong người quá mệt mỏi cô bé cố gắng nhưng dường như nuốt không trôi.
Cô bé đẩy tay ra và nói: “Mẹ ăn đi, sao mẹ gắp hết cho con vậy. Con cố ăn cho khỏe nhưng con không nuốt được. Con mệt lắm mẹ ơi!”.
|
Con mệt lắm mẹ ơi! |
Căn bệnh ung thư não đã khiến một cô bé khỏe mạnh hay nói hay cười hoạt bát mà nay phải nằm bẹp một chỗ. Cách đây khoảng 1 năm, cô bé Nguyễn Hà Nhã Trân luôn cảm thấy người choáng váng và buồn ói.
Có khi một ngày bé phải ói tới 10 lần cho đến khi không còn gì trong bụng mới thôi. Bệnh viện địa phương nghi bé bị rối loạn tiêu hóa, nhưng uống 3 tuần thuốc triệu chứng của bé không bớt mà càng ngày càng tăng nặng thêm.
Lúc đó, bé Trân đi không vững, bước đi loạng choạng và té ngã, gia đình nghi ngờ con bị té đập đầu nên xin bác sĩ chụp CT. Bác sĩ phát hiện trong não có khối u. Bé được phẫu thuật lấy khối u sau đó. Lành vết thương, bé lại được chuyển đến BV Ung Bướu để điều trị hóa chất.
Nhiều đêm, chị Diễm thức trọn từ 8h tối đến 4h sáng để chăm sóc cho con. Cô bé Nhã Trân đau đớn vật vã không thể chợp mắt bắt mẹ đấm bóp không ngừng tay. Khi bé vừa chìm vào giấc ngủ, mẹ cũng gục bên cạnh con lúc nào không hay.
Mỗi một toa hóa chất, gia đình lại phải vay mượn tiền để đóng những khoản tiền chênh lệch ngoài bảo hiểm y tế. Thời gian nằm viện của bé khá dài nên số tiền vay mượn cũng tăng dần, cho đến hiện tại mẹ bé không còn đủ khả năng vay mượn cứu con.
Mẹ biết làm sao cứu được con
Câu chuyện về đời tư về hoàn cảnh gia đình của chị Diễm dường như là một câu chuyện buồn dài bất tận. Chị kể rằng, cuộc sống hôn nhân của chị cũng không được thuận buồm xuôi gió. Chị Diễm đã khóc rất nhiều. Khi bé Nhã Trân 19 tháng tuổi, chị quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân.
Lúc đó, chị Diễm chỉ nghĩ đến đứa con làm động lực để chị vơi đi nỗi buồn. Cô con gái chị phải nhờ cậy bà ngoại chăm sóc để đi làm kiếm tiền mẹ con sinh sống.
|
Mẹ ơi có phải con sắp chết không? |
Cuộc sống của mẹ con chị không được như mong muốn, khi cô con gái đổ bệnh, chị phải nghỉ liên tục chăm con. Gần 1 năm nay, chị phải bỏ hẳn công việc sống cùng con trong bệnh viện. Suốt thời gian dài chỉ dựa vào sự cưu mang của bà ngoại và những người thân giúp đỡ. Các khoản nợ của chị cũng tăng dần và đến nay chị bảo không thể vay được nữa.
Cô bé Nhã Trân vẫn đang cần được điều trị, nhưng người mẹ trẻ không còn khả năng kiếm tiền. Chỉ cần ngưng chữa bệnh cho Nhã Trân là “tử thần” sẽ mang bé đi bất cứ lúc nào.
Chia sẻ với chúng tôi chị Diễm mếu máo cho biết: “Đau đớn lắm anh (PV) ơi! Chắc cháu thấy bệnh lâu dài và đau nhiều nên cứ hỏi mẹ, con sắp chết phải không. Tôi buộc phải nói dối dỗ dành con lảng qua chuyện khác. Tôi phải cắn chặt hai hàm răng, ngoảnh mặt đi để không khóc trước mặt con. Sợ lắm, khi nghe con hỏi những câu như vậy”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Hà Dương Kiều Diễm (khóm 2, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. ĐT: 0942 888 742)
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.146 (em Nguyễn Hà Nhã Trân)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Bố mẹ nghèo bất lực nhìn con héo mòn vì bạo bệnh
- Cậu bé ngồi thẫn thờ trên giường bệnh với chiếc đầu trọc lóc, không còn một sợi tóc. 7 tuổi, Đạt gần như từ bỏ giấc mơ đến trường để chiến đấu với căn bệnh u não
" alt=""/>Mẹ ơi có phải con sắp chết không?
Trong bộ 15 tiêu chí này, có 7 tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn trước khi học sinh đến trường; 6 tiêu chí đánh giá khi học sinh học tập tại trường; 2 tiêu chí khi kết thúc buổi học.
|
15 tiêu chí đánh giá an toàn phòng Covid-19 đối với trường học |
Mỗi tiêu chí có 2 mức độ đánh giá là “Đạt” và ‘Không đạt’.
Trường học được đánh giá “Đạt” từ 11 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí về việc 100% học sinh, cán bộ giáo viên thực hiện đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường, trong quá trình học tập tại trường, tiêu chí về vệ sinh khử trùng trường lớp, trang thiết bị đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (tiêu chí 4, 5, 10, 11) sẽ xếp loại là “trường học an toàn”. Bộ GD-ĐT khuyến nghị các cơ sở này này thường xuyên kiểm tra để duy trì các tiêu chí đạt.
Trường học được đánh giá “Đạt” từ 8 đến 10 tiêu chí, trong đó phải có các tiêu chí 4, 5, 10, 11, được xếp loại “thực hiện khá, trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại”. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục này cần kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí không đạt.
Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ “thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.
Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học được Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và tham khảo ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế để xây dựng.
Căn cứ vào bộ tiêu chí này, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở xây dựng các tiêu chí cụ thể gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của nhà trường khi cho học sinh đi học trở lại. Đồng thời cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện công văn hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học.
Thanh Hùng
Trường học bố trí giờ vào lớp, giải lao xen kẽ khi đi học trở lại
- Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn các các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ và TC sư phạm cùng các đơn vị trực thuộc các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại và xử trí trường hợp nghi mắc Covid-19 trong trường.
" alt=""/>15 tiêu chí an toàn phòng Covid