Chị N. chia sẻ,ênQuangchútrọngchămsócsứckhỏebàmẹtrẻemởvùngsâuvùsex mỹ vợ chồng chị sinh được hai con, một bé 14 tuổi, bé thứ hai gần 1,5 tuổi. Mang thai lần đầu khi còn rất trẻ, mọi hiểu biết của chị về thai kỳ, đến làm mẹ khi đó chỉ nhờ kinh nghiệm học từ người lớn trong nhà và trong bản.
"Sinh bé lớn, thiếu hiểu biết đúng đắn nên tôi cho bé cai sữa sớm, thực phẩm cho con ăn theo kiểu truyền miệng nên bé bị suy dinh dưỡng khá nặng. Rút kinh nghiệm, khi mang bầu bé thứ hai, tôi nhờ cán bộ y tế tư vấn từ trước, trong thai kỳ, thăm khám thai đầy đủ, kèm ăn uống đảm bảo cho cả mẹ và con", chị kể. Khác với người anh lớn, bé út của chị được mẹ cho bú sữa mẹ tới tháng thứ 17, được tiêm chủng đầy đủ.
Y sĩ Quan Trung Sỹ, Trưởng Trạm y tế xã Sơn Phú, cho biết đây là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Na Hang, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Kinh, Dao, H’Mông.
Từ khi triển khai Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những buổi truyền thông, tư vấn dinh dưỡng, khám sức khỏe sinh sản và sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 15 đến 60 tuổi được tổ chức khá thường xuyên.
Xã còn phối hợp với chương trình phát triển vùng tổ chức mô hình tư vấn thăm hộ gia đình và quản lý thai nghén, chăm sóc bà mẹ mang thai. Nhờ đó, hiểu biết của bà mẹ về cách chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và quá trình nuôi trẻ được nâng cao, hành vi chăm sóc trẻ, cũng có nhiều thay đổi.
Thiếu cán bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em; phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bác sĩ Đỗ Thị Lệ Quyên, Phó trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang, cho biết, để bà con thay đổi "lối mòn" cách nuôi con, chăm sóc thai phụ, đơn vị đã triển khai kế hoạch xuống tận huyện, sau đó cho các xã.
Tuy nhiên, 2 năm nay, khoa chỉ có 2 cán bộ thay nhau triển khai các hoạt động. Bác sĩ Trần Tuấn Bình, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Na Hang, chia sẻ, huyện có 13 xã, thị trấn nhưng có 3 xã chưa có bác sĩ. Có 6 xã bác sĩ làm việc và ở tại chỗ, những xã còn lại bác sĩ làm việc khoảng 2-3 ngày/tuần tại trạm. Bên cạnh đó để một bác sĩ chấp nhận rời thành thị về nông thôn là rất khó, kể cả là bác sĩ mới ra trường.
Ở thôn, bản, toàn tỉnh Tuyên Quang có 250 cô đỡ thôn bản/y tế thôn bản cho 46 xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn, nhưng hiện chỉ còn 7 cô đỡ thôn bản còn hoạt động.
Nhiều thôn, bản có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, lũ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, do phong tục tập quán, cán bộ y tế là người dân tộc khác rất khó tiếp cận đồng bào dân tộc người H’Mông khi sinh nở; kinh phí hỗ trợ cho cộng tác viên còn thấp cho nên họ thiếu sự nhiệt tình thực thi nhiệm vụ được giao.
Từ ngày 1 - 7/10, Bộ Y tế triển khai Tuần lễ làm mẹ an toàn tại 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Thời gian diễn ra tuần lễ, mỗi trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn; cung cấp thông tin về làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương; ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã; ít nhất 30% số gia đình, nhất là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã…