Mọi người có thể bổ sung omega-3 và omega-6 bằng cách uống dầu cá. (Ảnh minh họa: iStock)
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Georgia (Mỹ) đã phân tích dữ liệu y tế từ hơn 250,000 người trong Ngân hàng tế bào sinh học Anh quốc (UK Biobank) suốt 13 năm. Những người này được theo dõi nồng độ omega-3 và omega-6 trong máu, cũng như tỷ lệ mắc 19 loại ung thư cụ thể.
Theo Tiến sĩ Kaixiong 'Calvin' Ye, khoa Di truyền học, thuộc Trường Nghệ thuật và Khoa học Franklin, Đại học Georgia và là tác giả của nghiên cứu, trong quá trình ghi nhận, nhóm đã phát hiện những ai có nồng độ omega-3 và omega-6 trong máu cao hơn có tỷ lệ mắc ung thư nói chung thấp hơn.
Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu có nồng độ omega-3 cao trong máu có tỷ lệ mắc ung thư hệ tiêu hóa và ung thư phổi thấp hơn.
Các nhà khoa học cũng chứng minh những người có nồng độ omega-6 cao hơn có ít nguy cơ mắc 14 loại ung thư bao gồm ung thư não, tuyến giáp, thận, bàng quang, phổi, tuyến tụy và ruột kết.
"Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện omega-3 có tác dụng tốt hơn trong việc ngăn ngừa ung thư ở nhóm tuổi trẻ và ở phụ nữ. Trong khi đó, omega-6 lại có nhiều tác dụng đối với nhóm lớn tuổi, nam giới và những người hút thuốc", Tiến sĩ Ye thông tin.
Ông Ye cũng cho rằng từ kết quả này, các nghiên cứu trong tương lai cần tìm ra sự khác biệt về tác động của omega-3 và omega-6 đối với các loại ung thư.
Trao đổi với Medical News Today, chuyên gia dinh dưỡng Monique Richard, cho rằng nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tiêu thụ các nguồn axit béo lành mạnh khác nhau đối với cơ thể.
"Các axit béo này có khả năng ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư, mắc các bệnh mãn tính. Chúng cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và khả năng nhận thức", bà Richard giải thích.
Theo vị chuyên gia, để bổ sung omega-3 và omega-6 cho cơ thể, bên cạnh uống viên dầu cá, mọi người cần tập trung vào chế độ ăn uống trước tiên.
Cụ thể, một số nguồn thực vật giàu hai loại axit béo này là hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành, hạt cây gai dầu, rong biển, tảo, mầm lúa mì, hạt hướng dương, đậu phụ, rau bina và rau lá xanh.
Ngoài ra, các loại cá như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá ngừ cũng là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 mọi người nên lựa chọn bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Diệu Linh
" alt=""/>Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2020 đến năm 2023, Việt Nam có gần 270.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh.
Tỷ lệ kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do nhiều yếu tố như lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh mà không có đơn, chỉ định sử dụng kháng sinh chưa phù hợp…
Ông Thomas Gass, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam, cho biết, ở Việt Nam, vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo, làm gia tăng tổn hại về kinh tế cũng như các gánh nặng đối với nhiều gia đình và những người bệnh.
Theo ông, hiện nay các phương pháp điều trị đáng tin cậy nhất như kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng nấm đang trở nên kém hiệu quả hơn do tình trạng kháng kháng sinh, dẫn đến bệnh diễn biến dai dẳng lâu hơn. Đồng thời khiến cho chi phí chăm sóc, điều trị cao hơn và trong trường hợp xấu nhất là tử vong mà chúng ta có thể phòng ngừa được.
Đáng lưu ý, tình trạng kháng kháng sinh như một thách thức với toàn nhân loại, tạo ra gánh nặng và đây như một đại dịch thầm lặng. Vấn đề này không chỉ ở một quốc gia mà có mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau.
Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch Hội Dược học TPHCM, Chủ tịch Chi hội Dược Nhà thuốc TPHCM, cho biết, kháng sinh là chất được chiết xuất từ vi sinh vật và nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
Hiện nay có khoảng hơn 100 loại kháng sinh được dùng trong y học. Kháng sinh là giải pháp vàng và gần như không thể thiếu trong y học hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ biến nó thành con dao hai lưỡi.
"Chúng tôi không thể cam kết 100% nhà thuốc ở TPHCM với hơn 8.000 nhà thuốc tuân thủ quy định bán thuốc kháng sinh phải có đơn nhưng chúng tôi kêu gọi các nhà thuốc cùng chung tay để đẩy lùi vấn đề kháng kháng sinh.
Trước kia, bác sĩ vừa kê đơn vừa bán thuốc, dược sĩ cũng tự tư vấn thuốc cho người bệnh thì nay bác sĩ, dược sĩ cần làm đúng vai trò của mình. Bác sĩ không thể làm thay vai trò của dược sĩ, tương tự dược sĩ cũng không làm thay vai trò của bác sĩ", bà Kim Anh nói.
Tại Việt Nam, theo kết quả giám sát kháng thuốc gần đây, tỷ lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện. Việc sử dụng sai mục đích và lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra kháng thuốc.
Với chủ đề "Kháng sinh đúng liều - Đủ yêu tổ ấm", chương trình cộng đồng này nhằm giải quyết mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu với tác động đáng kể tại Việt Nam. Chương trình được triển khai trong thời gian 5 năm (2024-2028).
Kháng kháng sinh làm tăng cao chi phí điều trị, bác sĩ buộc phải dùng kháng sinh thế hệ mới để điều trị các bệnh viêm nhiễm thông thường.
Vì thế, chúng ta cần tăng cường truyền thông, cảnh báo nguy cơ tiềm tàng của kháng kháng sinh với cộng đồng, nêu cao vai trò trách nhiệm xã hội của bác sĩ, dược sĩ... để chung tay góp sức đẩy lùi kháng kháng sinh.
" alt=""/>Gần 270.000 người Việt tử vong do kháng thuốc kháng sinh trong 4 nămCả nhà nhiễm nấm vì lây từ mèo hoang nhận nuôi (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Sau một tuần, cả nhà bắt đầu cảm thấy ngứa và xuất hiện các vết tổn thương trên da, tổn thương ngày càng lan rộng. Chị A. cho biết thêm, gia đình chưa từng nuôi mèo trước đây.
Lo lắng cho tình trạng bệnh, cả gia đình chị A. quyết định đi khám.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, thời điểm thăm khám, các bệnh nhân có tổn thương nằm rải rác ở 2 cánh tay, cẳng chân và đùi, các nốt ngứa ngáy khó chịu.
"Các vết tổn thương trên da của cả ba người đều điển hình cho bệnh nấm da (bệnh da do nấm sợi - Dermatophytosis). Đây là bệnh lý rất phổ biến ở những vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta", BS Tiến Thành cho biết.
Kết quả xét nghiệm soi tươi tìm nấm ở tổn thương cho thấy sự hiện diện của sợi nấm có vách ngăn. Đây là một chủng nấm có thể lây nhiễm từ động vật sang người.
BS Tiến Thành giải thích: "Bệnh nấm da có thể lây từ động vật bị nhiễm sang con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng như chăn, màn, quần áo. Chúng cũng có thể lây giữa người với người, đặc biệt trong điều kiện sinh hoạt tập thể hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân".
Điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam là môi trường lý tưởng để các loại vi nấm phát triển mạnh mẽ. Khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó, mèo không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bệnh nấm da: Không kiểm soát có thể lan rộng
Bệnh nấm da không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Người bệnh thường cảm thấy ngứa, khó chịu, tổn thương có thể lan rộng nếu không được điều trị đúng cách.
"Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể lan rộng nhiều vùng cơ thể, ngứa gãi dẫn đến chàm hóa hoặc bội nhiễm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh", BS Tiến Thành cho biết thêm.
Trường hợp của gia đình chị A. được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống chống nấm theo phác đồ (nếu đáp ứng kém có thể dùng laser, ánh sáng trị liệu). Sau 10 ngày điều trị tích cực, các triệu chứng dần cải thiện: không xuất hiện tổn thương mới, bề mặt hết vảy.
Theo chuyên gia này, khi nhiễm nấm, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, nấm có thể lây lan, khiến tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, cần giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở vùng nhiễm nấm, và tránh dùng sữa tắm hay xà phòng có tính tẩy mạnh.
Nên chọn các sản phẩm tắm dịu nhẹ, giúp làm sạch da mà không gây khô hay kích ứng. Sau khi tắm, cần thấm khô cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa, tăng cường tái tạo da.
Nấm da có khả năng lây lan nhanh, vì vậy, tránh gãi, cào lên vùng nhiễm. Nên cắt móng tay ngắn để không làm tổn thương thêm. Cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thay giặt chăn ga, rèm cửa và các vật dụng tiếp xúc với da.
Nếu nuôi chó mèo, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun, và đặc biệt đưa thú cưng đến bác sĩ thú y khi thấy có dấu hiệu bệnh về da để phòng tránh lây nhiễm sang người.
BS Tiến Thành cảnh báo: "Chúng ta không nên tiếp xúc gần với động vật lạ hoặc động vật không rõ tình trạng sức khỏe. Nếu quyết định nhận nuôi, cần đưa chúng đến bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiếp xúc trực tiếp".
" alt=""/>Hà Nội: Nhận nuôi mèo hoang, cả gia đình bị nhiễm nấm