
Đo nhiệt độ, sát khuẩn trước cống trường sáng 4/5. Ảnh: Thanh HùngKỷ niệm đặc biệt trong nghề giáo
Đi dạy từ năm 1994, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay đây là lần đầu trong nghề chị được đón học trò đến trường vào tháng 5- khoảng thời gian mà ở các năm học trước cô trò sắp sửa chia tay.
Háo hức có, nhưng cô Nhiếp cho hay tâm trạng chủ yếu vẫn là hồi hộp, pha chút lo lắng bởi tâm lý vẫn phải phòng chống dịch.
Học sinh của trường vốn có ý thức học tập cao, nên điều cô mong mỏi nhất là các học trò cũng có được ý thức chống dịch như thế. “Bởi các con gặp nhau sau bao ngày không đến trường sẽ rất vui nên có thể quên cảnh giác phòng dịch mà tụ tập, ôm lấy nhau”.
 |
Học sinh quận Hà Đông (Hà Nội) chào cờ trong lớp học. Ảnh: Thanh Hùng |
Cô Nhiếp tâm sự: “Thương nhất học trò lớp 12. Mọi năm, giờ này chúng tôi đã phổ biến xong cho các con về quy chế thi và xét tuyển ĐH, kỹ năng làm bài và tâm lý làm bài. Năm nay thì chưa có gì”.
Tuy nhiên, cô Nhiếp cho hay, tập thể giáo viên nhà trường sẽ cùng nhau cố gắng, động viên, tạo động lực để các học sinh hoàn thành tốt năm học này, đặc biệt các học sinh lớp 12 vẫn có được kiến thức và tâm thế tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Cô Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho hay đây là lần đầu tiên sau 20 năm đứng trên bục giảng được đón học trò vào những ngày đầu tháng 5.
 |
Học sinh Đà Nẵng trở lại trường vào sáng 4/5. Ảnh: Hồ Giáp |
Nỗi nhớ trò, nhớ trường, nhớ đồng nghiệp và niềm vui khó có thể miêu tả bằng lời sau gần 100 ngày chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.
"Tháng 5, mùa của hoa phượng nở, mùa của giây phút bịn rịn chia tay học trò ra trường. Nhưng năm nay, ngày mai lại là ngày hội ngộ, ngày thầy trò chúng tôi được đến trường sau 3 tháng xa nhau".
Ngày hạnh phúc trở lại với mỗi người giáo viên
Tối 3/5, thay vì ngồi bên máy tính chuẩn bị bài giảng trực tuyến, cô Nguyễn Hồng Yến, giáo viên Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp quay trở lại việc soạn sửa giáo án quen thuộc trước đây. Xong việc, cô kiểm tra đi kiểm tra lại máy đo nhiệt độ, khẩu trang, nước rửa tay khô, nước sát khuẩn... Tất cả đều đã sẵn sàng để ngày mai lên lớp đón học trò.
“Mình cứ kiểm đi kiểm lại xem còn quên thứ gì không, bởi nghĩ nếu quên thì các học trò của mình ngày mai sẽ không được đón trở lại được chu đáo nhất”, cô Yến nói.
 |
Dọn dẹp trong ngày nghỉ lễ để đón học sinh trở lại trường. |
Sau ba tháng “nghỉ xuân” chống dịch, cô Yến cho hay cảm giác quay trở lại trường rất vui, nhưng không giống ngày tựu trường.
“Thay cho cảm giác xốn xang là tâm lí âu lo nhưng trên hết vẫn phải mạnh mẽ để cô và trò bắt tay vào cuộc sống “bình thường mới”.
Trong đầu cô Yến lúc này, vẩn vơ những suy nghĩ thú vị và háo hức với chính bản thân mình: “Gặp học sinh, mình sẽ bắt đầu giờ sinh hoạt lớp bằng nội dung gì nhỉ?”. Chị dự tính sẽ thảo luận với với các con thế nào là cuộc sống “bình thường mới” ở trường học thời Covid-19,...
Chị hiểu, trở lại trường học những ngày này, người giáo viên phải có thêm tâm thế mới, không chỉ dừng lại ở kiến thức trong bài học như trước đây mà còn phải thêm kỹ năng, kiến thức mới bồi đắp cho học trò.
“Đây cũng là lúc dạy các con về giá trị sống, giá trị của sức khỏe, giá trị của sự tự học. Những bài học sống động bởi những thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Giúp các con biết trân quý cả sự khó khăn, sự bất thường vì đó suy cùng cũng là giá trị của cuộc sống. Cuối cùng thì cuộc sống vẫn diễn ra, trường học vẫn luôn mở cửa để đón các em trở lại”.
 |
Các cô giáo Trường Phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring (Hà Nội) chuẩn bị đón học trò. Ảnh: Thu Thuỷ |
Chị muốn các học trò của mình biết rằng, ngay cả trong đại dịch Covid-19 thì nhà trường vẫn luôn dành cho các em sự ưu tiên trước nhất. Các học sinh đã được nhà trường lo cho từ chỗ ăn, chỗ ngủ, cách thức học hành để đảm bảo an toàn nhất cho các con.
“Giữa bộn bề công việc phải lo lắng cho ngày học đầu tiên sau 3 tháng không đến trường. Cuối cùng thì mình vẫn thấy mình là người hạnh phúc. Và người thầy chỉ thực sự hạnh phúc khi được làm nghề và gặp gỡ học trò trong niềm mong cháy bỏng những ngày qua. Ngày mai là một ngày đặc biệt, một ngày bình thường trở lại, ngày hạnh phúc trở lại với mỗi chúng tôi”, chị Yến nói.
Cô giáo Ngọc Phương, giáo viên khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: “Mình và các học trò đều rất vui mừng và háo hức được trở lại trường học sau 3 tháng. Tuy vậy, cô trò cũng có tinh thần thận trọng. Ngày mai chắc chắn gặp nhau các con sẽ rất vui, nhưng giáo viên sẽ nhắc nhở các con tuân thủ quy định giãn cách và đeo khẩu trang, sát khuẩn trong thời gian học để đảm bảo an toàn”.
Chuẩn bị sẵn tâm thế để vừa dạy học vừa hướng dẫn và giám sát các con thực hiện quy định, ngày mai chị sẽ dành thời gian chào đón các học sinh và cho những dặn dò.
 |
Thầy cô Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tới trường dọn dẹp chuẩn bị đón học sinh. |
Cô Trần Thị Tuyến, giáo viên Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: “Năm nay thật đặc biệt, đặc biệt với nghề giáo nói chung, và với giáo viên ở mái trường Chu Văn An nói riêng. Bởi lẽ nhà giáo chúng tôi cùng học trò đã bõ lỡ một mùa xuân ở trường vì dịch bệnh Covid -19. Học trò lớp 10 chưa được tận hưởng mùa xuân đầu tiên ở trường, chưa được thưởng thức mùi thơm của hoa bưởi đầu hồi, chưa được dạo trong tiết trời sương mù huyền ảo. Còn khối 12 thì nhiều nỗi niềm lắm.
 |
Cô giáo Trường THPT Việt Đức nhắc nhở học sinh những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn. Ảnh: Thuý Nga |
Theo chị Tuyến, có lẽ trong tất cả nhà giáo khi đón học sinh trở lại trường trong dịp này hẳn là những lo âu thấp thỏm cho sự an toàn của học trò sau một thời gian chống dịch. Tuy nhiên, hoàn cảnh đó càng khiến thầy trò thêm gắn bó và trân trọng nhau hơn. “Chúng tôi nghĩ đến hiện tại và tương lai nhiều hơn vì đó mới là cuộc sống và quan trọng là tự nhủ dù hoàn cảnh nào cũng phải tự tin vững bước. Vì với nghề giáo, niềm tin và hạnh phúc của mình sẽ lan toả tâm lý tích cực đến học trò và ngôi trường mình đang gắn bó”, chị Tuyến nói.
Thanh Hùng

Hàng chục triệu học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ dài kỷ lục
Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5; mọi năm thời điểm này là tâm trạng chia xa, còn giờ đây lại là đón chờ.
" alt="Lần đầu tiên trong nghề, thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5"/>
Lần đầu tiên trong nghề, thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5
Hàng thủ chưa ổn...Trước cuộc đối đầu với Malaysia 1 ngày, HLV Park Hang Seo quyết định gạch tên các hậu vệ Văn Kiên, Xuân Mạnh ra khỏi danh sách đăng ký trận đấu.
Nhìn vào chọn lựa của chiến lược gia người Hàn Quốc, có vẻ như ông đã đủ an tâm với hàng thủ khi tiếp tục sử dụng những con người cũ giống với trận đấu gặp Thái Lan cách đây hơn 1 tháng.
 |
HLV Park Hang Seo còn rất nhiều lo lắng từ hàng thủ... |
Nhưng thực tế thì lại khác, HLV Park Hang Seo đã không còn sự lựa chọn tốt hơn chứ không phải đã quá an tâm với hàng thủ của đội nhà. Nói rõ hơn, Xuân Mạnh hay Văn Kiên là chưa đủ tin tưởng đối với chiến lược gia người Hàn Quốc để ông buộc sử dụng những con người cũ.
Và rõ ràng, khi hàng thủ không có được những nhân tố, sự đột phá mới sẽ buộc người hâm mộ hay giới chuyên môn phải lo sau khi chứng kiến màn trình diễn với Thái Lan ở trận đầu tiên trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022.
Ở trận đấu đó, dù không phải quá tệ nhưng bức tường phòng ngự trước mặt Văn Lâm vẫn có những sai số bên hành lang cánh phải để rất nhiều lần đặt khung thành tuyển Việt Nam vào tình thế nguy hiểm.
Malaysia đang thay đổi mạnh mẽ trên hàng công cũng như chơi biên tương đối tốt để thực sự phải lo cho tuyển Việt Nam, trừ khi hàng thủ ra sân đảm bảo phong độ cao nhất còn bằng không việc thủng lưới sẽ khó tránh khỏi.
... đến loay hoay với hàng công
Trái với dự đoán, HLV Park Hang Seo tiếp tục giữ những cái tên vốn dĩ tưởng chừng sẽ bị loại trước đó trên hàng công gồm Tiến Linh, Việt Phong, Trọng Hùng... để số lượng các tiền đạo lên tới con số 7.
Nhìn vào danh sách dồi dào các chân sút mà ông Park đang có, nhiều người đã nghĩ rằng trận đấu với Malaysia tuyển Việt Nam sẽ đưa ra nhiều phương án lẫn sự lựa chọn cho một thế trận tấn công dồn dập hòng hướng đến chiến thắng.
 |
đến hàng công của tuyển Việt Nam trước khi đấu với Malaysia |
Tuy nhiên, bằng vào những gì đã cho thấy trước đây gần như HLV Park Hang Seo khá hiếm khi thử nghiệm quá nhiều vị trí trên hàng công ở cùng một giải đấu chứ chưa nói chỉ là một trận đấu. Và điều này càng chứng tỏ rằng trước giờ bóng lăn, ông Park vẫn chưa quyết được ai sẽ đá chính trên hàng công của đội nhà.
HLV Park Hang Seo băn khoăn không vì có nhiều sự lựa chọn, mà đơn giản chiến lược gia người Hàn Quốc vẫn chưa tin tưởng một cách chắc chắn với bất kỳ ai trong số 7 cái tên trên hàng công.
Bởi lẽ trong số các cầu thủ đá trên hàng công lúc này đều có những vấn đề khác nhau như Công Phượng đã lâu không thi đấu, cũng như gặp vấn đề với múi giờ, Quang Hải đang quá tải hay như Việt Phong, Trọng Hùng, Tiến Linh chưa đủ kinh nghiệm...
Người ổn nhất là Văn Toàn thì lại không phải một sát thủ thực sự trong vòng 16m50 kể cả khi chân sút người Hải Dương đang thay đổi khả năng săn bàn ở mùa giải năm nay.
Chính bởi sự loay này, không loại trừ một lần nữa HLV Park Hang Seo sẽ đưa ra quyết định đầy mạo hiểm khi sử dụng những nhân tố mới như Việt Phong hay Trọng Hùng trong đội hình xuất phát, thay vì trao cơ hội cho các chân sút kỳ cựu vốn dĩ đã bị Malaysia nắm rất rõ trong 2 năm qua.
Còn khá nhiều băn khoăn như thế trước khi bóng lăn, xem ra để tuyển Việt Nam đánh bại Malaysia một cách dễ dàng là không đơn giản. Hãy chờ xem!
Video Việt Nam hạ Malaysia ở AFF Cup 2018:
Duy Nguyễn
" alt="Tuyển Việt Nam đấu Malaysia: Những kịch bản khó lường"/>
Tuyển Việt Nam đấu Malaysia: Những kịch bản khó lường