Do đó, cô quyết định nghỉ việc sang Australia học thạc sĩ chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tại Đại học New South Wales. Nhân cơ hội này, cô cũng tính đến phương án thay đổi con đường sự nghiệp.
Để có thêm trải nghiệm, trong quá trình học Hà Tử Doanh làm thử công việc tiếp thị. Tuy nhiên, khi công việc dần đi sâu, cô nhận thấy không phù hợp. Cuối năm 2022, Hà Tử Doanh tiếp tục ứng tuyển vào vị trí Marketing nhưng không thành công.
"Tôi có trình độ học vấn nhưng không đủ kinh nghiệm và khả năng chứng minh bản thân phù hợp với công việc. Muốn thay đổi nghề nghiệp không phải là điều dễ dàng", cô vừa nói vừa mang theo thất vọng. Chi ra 800.000 NDT (2,6 tỷ đồng) trong 2 năm để học thạc sĩ, nhưng sau khi về nước, Hà Tử Doanh vẫn chật vật tìm việc làm.
A Cổ từng là cử nhân ngành Sinh học. Sau khi tốt nghiệp, anh làm trái nghề gia nhập công ty Internet (ở Bắc Kinh, Trung Quốc) với vị trí điều hành và tiếp thị sản phẩm.
Mục tiêu của A Cổ là ứng tuyển vào vị trí quản lý sản phẩm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm 1 năm làm việc, anh biết không đủ khả năng cạnh tranh. "Việc cạnh tranh khốc liệt và văn hóa doanh nghiệp không thân thiện khiến tôi mệt mỏi", anh nói.
Dù sở hữu mức lương cao, nhưng anh vẫn quyết định nghỉ việc để tìm lối thoát cho bản thân. Quyết định của anh khiến gia đình bất ngờ. Ngay cả bản thân A Cổ cũng lo lắng: "Tôi không biết, sau khi tốt nghiệp liệu có tìm được công việc tốt hơn trước không?". Dù đắn đo nhưng anh vẫn dứt khoát nghỉ việc.
Sau khi từ chức, anh quyết định học lên thạc sĩ ngành Hóa của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Thời gian học của A Cổ kéo dài hơn 1 năm, tốn khoảng 300.000 NDT (1 tỷ đồng).
Anh cho biết lựa chọn ngành học không liên quan đến mục tiêu công việc hướng tới vì: “Chuyên ngành thiên về lý thuyết không có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển nghề nghiệp tương lai của tôi".
Hiểu được yêu cầu vị trí công việc muốn ứng tuyển, anh biết bản thân cần làm gì. Trong quá trình học, anh tranh thủ thời gian rảnh thực tập từ xa tại công ty Internet. Mức lương thực tập giúp anh trang trải 1 phần chi phí sinh hoạt.
Anh thừa nhận quá trình học không nghiêm túc. "Tôi không quan tâm điểm số, chỉ cần qua môn. Mục tiêu của tôi là tích lũy kinh nghiệm làm việc ở vị trí tiếp thị sản phẩm, nhằm đặt nền tảng vững chắc cho việc thực hiện hóa ước mơ", anh nói.
Với kinh nghiệm của bản thân, sau khi tốt nghiệp A Cổ ứng tuyển thành công vào vị trí quản lý sản phẩm cho công ty Internet hàng đầu khác ở Trung Quốc.
Đỗ Văn từng làm truyền thông. Anh chia sẻ: "Sau 3 năm đi làm, tôi suy nghĩ về sự phát triển và kế hoạch tương lai. Định hướng du học thạc sĩ của tôi ngày càng rõ ràng". Bỏ công việc trong nước, Đỗ Văn học lên thạc sĩ ở Anh chuyên ngành Tiếp thị. Chi phí học của anh khoảng 400.000 NDT/năm (1,3 tỷ đồng).
Trước khi quyết định nghỉ việc, anh cho biết đã cân nhắc cả thách thức, cơ hội và rủi ro mang đến. "Vấn đề việc làm và lộ trình học ngành nào để phát huy thế mạnh, tôi cũng tính toán kỹ lưỡng", anh nói.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên giúp anh có góc nhìn rộng hơn, tăng khả năng quan sát: "Cô giáo luôn có ý tưởng mới lạ, thường khuyến khích tôi khám phá và thực hành", anh kể. Đỗ Văn thừa nhận: "Việc học thạc sĩ mở ra cơ hội cho tôi tự do khám phá, thoát khỏi hạn chế, quy định cứng nhắc và sự ràng buộc của những giá trị trần tục".
Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được công việc bản thân mong muốn trong doanh nghiệp.
Chi tiền tỷ học thạc sĩ nhưng kết quả khác mong đợi
Bỏ công việc ổn định để học thạc sĩ không phải là quyết định dễ dàng với nhiều người. Kết quả có thể khác mong đợi và không mang về lợi ích vật chất, nhưng giá trị và những trải nghiệm có được là điều ai cũng thừa nhận.
Đối với A Cổ, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ may mắn tìm được đúng công việc kỳ vọng – giám đốc sản phẩm trong công ty Internet hàng đầu Trung Quốc. Sau thành công của bản thân, anh cho rằng: "Trước hết, phải làm rõ mục tiêu việc làm bản thân hướng tới. Tiếp theo, cần tính đến phương án liệu từ bỏ công việc này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu không?”.
Trong khi đó, Hà Tử Doanh kém may mắn hơn vì không có việc làm. Cô thẳng thắn thừa nhận, khi bỏ công việc ổn định đi du học đã nghĩ đến trường hợp không thể tìm được việc phù hợp.
"Theo kinh nghiệm của tôi, mỗi giai đoạn, các ngành nghề tuyển dụng sẽ khác nhau, thị trường lao động cũng biến chuyển theo thời gian. Do đó, quan điểm có bằng thạc sĩ để nâng cao khả năng cạnh tranh là không nhất thiết", Hà Tử Doanh cho biết.
Tuy nhiên, không vì thế Hà Tử Doanh phủ nhận vai trò của bằng thạc sĩ. 2 năm ở Australia, đã mở ra cho cô cơ hội mới, dám thử thách bản thân. "Hơn ai hết, tôi hiểu rõ khả năng và điều bản thân muốn. Sau trải nghiệm mới, tôi vẫn trở lại công việc yêu thích sản xuất nội dung truyền thông thời gian tới”, cô chia sẻ.
Cũng giống A Cổ, Đỗ Văn tìm được công việc trong doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp thạc sĩ. Anh cho biết: "Những ngày đầu từ chức đi du học, tôi coi quyết định này có ý nghĩa và đặt nhiều kỳ vọng. Có thể, tôi không đi theo con đường dự định ban đầu, nhưng tôi biết bản thân đang đi đâu.
Điều quan trọng, khi học thạc sĩ tôi có thời gian trải nghiệm lối sống khác, phóng rộng tầm nhìn và tìm ra những khả năng mới của bản thân. Những trải nghiệm này tưởng chừng ít lợi ích kinh tế nhưng lại có ý nghĩa không kém hoặc thậm chí giá trị hơn".
Nhìn lại trải nghiệm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, một số người có việc làm thừa nhận cái được lớn nhất không phải là thăng chức hay tăng lương như mong đợi, mà là quá trình học hỏi ngày càng được bồi đắp thêm.
Theo Aboluowang
Theo bà Dương, quan điểm của UBND huyện Bắc Hà ngay từ đầu rất nhất quán là sẽ làm việc nghiêm túc, sau khi có kết luận kiểm tra nếu có vi phạm, kiên quyết xử lý, không bao che vi phạm. Đồng thời, bà Chu Thị Dương khẳng định: Trên cơ sở kiểm tra xác minh nếu không làm rõ được kết quả, UBND huyện sẽ đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc để mọi việc sáng tỏ.
Lãnh đạo UBND huyện cho rằng, quá trình đoàn kiểm tra làm việc sẽ kiểm tra một số vấn đề báo chí phản ánh trước đó. Trong đó có một số nội dung như: Hình ảnh đã đăng phát được ghi nhận vào thời điểm nào? Sự việc "bất thường" trong suất ăn của các em học sinh diễn ra trong thời gian dài hay chỉ xảy ra trong thời điểm ngắn?
Vẫn theo bà Dương, hiện nay mọi hoạt động tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 đã trở lại bình thường. Tâm lý thầy cô, học sinh và phụ huynh không có biểu hiện bất thường.
Trả lời báo chí mới đây, đại diện Ban giám hiệu Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 cho biết: Những phản ánh của báo chí thời gian qua có cơ sở, nhưng vị này cho rằng sự việc chỉ ở một thời điểm nhất định, khoảng 1 - 2 ngày, không diễn ra xuyên suốt trong thời gian dài.
"Có những hình ảnh đúng với thực tế nhà trường, ví dụ rau bắp cải thối, đó là những rau loại ra không chế biến cho các em, không nhớ nổi là thời điểm nào", đại diện nhà trường chia sẻ.
Ngoài ra, vị đại diện trên cho biết: "Hiện nay đoàn kiểm tra đang làm việc nên nhà trường chưa thể cung cấp thêm những thông tin có liên quan".
Diễn biến vụ việc "11 học sinh ăn 2 gói mì chan cơm"
Ngày 16/12, báo chí phản ánh về khẩu phần ăn tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 mỗi em được ăn một gói mì tôm 1 quả trứng nhưng thực tế nhà trường chỉ cho 11 em ăn chung 2 gói mì. Trường có tổng số 174 học sinh bán trú hưởng chế độ ăn sáng này. Ngoài ra, thực phẩm dùng để chế biến cho các em học sinh cũng kém chất lượng.
Ngày 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các đơn vị khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xác minh nội dung báo chí phản ánh. Cùng ngày, một đoàn kiểm tra của UBND huyện Bắc Hà đến kiểm tra và xác minh.
Sau khi nghe giải trình của đại diện nhà trường, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà Đinh Văn Đăng chiều 17/12 kí quyết định tạm đình chỉ công tác nửa tháng đối với ông Trần Ngọc Hà - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 để phục vụ quá trình xác minh.
Sau vụ việc trên, Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai đề nghị các trường lắp camera giám sát toàn bộ khu chế biến thức ăn, chia suất săn và khu vực ăn. Động thái này nhằm tăng cường công tác quản lý thực hiện chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên...
Bộ GD-ĐT ngày 19/12 có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lào Cai tăng cường chỉ đạo, quản lý việc thực hiện đầy đủ chính sách về giáo dục dân tộc, đặc biệt quan tâm chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông ở xã thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cùng các bộ, ngành liên quan.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tổ chức bữa ăn cho học sinh bán trú tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, đồng thời xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân có liên quan nếu có vi phạm.
Theo nghị định 81 của Chính phủ, nhà nước hỗ trợ tiền bán trú hàng tháng với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ bằng 40% lương cơ sở, tương đương 720.000 đồng. Ngoài tiền ăn, học sinh còn được hỗ trợ tiền nhà ở và 15 kg gạo một tháng.
" alt=""/>Sẽ nhờ cơ quan điều tra nếu không thể làm rõ vụ '11 học sinh ăn 2 gói mì'Cô giáo tiếp tục yêu cầu học sinh đứng dậy vì sợ mọi người hiểu nhầm. Lúc đó, sức khỏe nữ sinh không được tốt nên em đã nằm xuống nền nhà, tư thế "người mềm như tàu lá". Khi đó, cô giáo đã có động tác chưa phù hợp là dùng tay kéo áo học sinh đứng dậy, lời nói của cô giáo cũng chưa chuẩn mực. Việc này dễ gây hiểu nhầm, không có chuyện bạo hành. Sự việc xảy ra, chúng tôi rất lấy làm tiếc”, ông Hiền thông tin.
Ông Hiền cho hay, việc nữ sinh quỳ xin lỗi cô trước cửa lớp là do nữ sinh tự ý và sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, không có chuyện cô giáo yêu cầu học sinh quỳ bên ngoài cửa lớp.