Thế nhưng, cả đời Djokovic luôn chạy theo tấm HCV Olympic. Ngay cả thời khắc sung mãn nhất, tay vợt sinh năm 1987 không thể chinh phục được đỉnh cao này. Nói vậy để thấy nó có ý nghĩa như thế nào đối với Nole.
Cuối cùng, sau 2 giờ 50 phút nghẹt thở tại sân Philippe-Chatrier hôm qua, Nole đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Đỉnh cao cuối cùng ở Olympic đã được anh chinh phục một cách xuất sắc, trong trận đấu với đối thủ kém anh tới 16 tuổi và đang ở độ tuổi sung mãn nhất, đó là Carlos Alcaraz.
Sau khi giành HCV Olympic, Nole đã quỳ xuống mặt sân, giơ hai tay lên trời rồi bật khóc. Sau đó, anh giơ cao lá cờ Serbia, rồi chạy lên khán đài trao nụ hôn cho cô vợ Jelena và con gái 6 tuổi Tara.
Ngay cả người đàn ông đã trải qua hàng trăm cuộc chiến, anh cũng không thể kìm lòng trước vinh quang muộn màng này. Nó giống như việc được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh đã theo đuổi Djokovic trong suốt 20 năm qua. Hãy nhìn cái cách Nole hôn ngấu nghiến tấm HCV Olympic, chúng ta mới hiểu rõ nỗi lòng của tay vợt vốn luôn ngạo nghễ này.
Djokovic hôn ngấu nghiến tấm huy chương vàng Olympic, danh hiệu lớn duy nhất anh còn thiếu trong sự nghiệp (Ảnh: Getty).
Rất nhiều năm sau này, khi kể về những chiến tích trong sự nghiệp vĩ đại của mình, Djokovic hẳn sẽ nói rất nhiều về tấm HCV Olympic Paris. Lần đầu tiên trong cuộc đời, anh đã "đền đáp" đất nước Serbia bằng một danh hiệu cụ thể. Trong những giọt nước mắt hạnh phúc, Nole tâm sự: "Việc mang tấm HCV về cho đất nước Serbia là thành tựu vĩ đại nhất trong sự nghiệp của tôi".
Đáng chú ý, tay vợt người Serbia đã gặt hái được thành công khi tất cả nghĩ rằng mọi cánh cửa đã đóng lại với anh. Chỉ hai tháng trước, cũng tại sân Philippe-Chatrier, Nole đã bị rách sụn chêm và buộc phải rút lui khỏi vòng 4 Roland Garros.
Chấn thương ấy tưởng chừng là dấu chấm hết cho sự nghiệp của Djokovic. Sau đó, anh đã cố gắng lết vào trận chung kết Wimbledon nhưng đã khuất phục trước sức trẻ của Carlos Alcaraz.
Thế nhưng, chỉ khi bị đẩy vào thời khắc gian nan nhất, phẩm chất của kẻ chinh phục mới được Nole thể hiện. Không khó để nhận ra rằng Djokovic phải nén đau để chinh chiến ở Olympic 2024. Anh tập tễnh và thường xuyên tỏ ra đau đớn. Nguyên nhân là bởi Nole quyết định không phẫu thuật hoàn toàn chấn thương sụn chêm.
Cuối cùng, Nole đã mang về vinh quang cho đất nước Serbia (Ảnh: Getty).
Tay vợt này đã đeo đai ở đầu gối trong suốt Olympic 2024 vì phải mang nẹp ở đầu gối trong nhiều tuần. Chính vì vậy, đừng ngạc nhiên khi Nole không còn cố gắng "cứu bóng tới chết" như trước đây. Lần đầu tiên, người ta thấy tay vợt này chủ động bỏ bóng trong một vài tình huống khó.
Nghe có vẻ mâu thuẫn với tính cách của Djokovic nhưng đó là cách anh thích nghi với tình hình của mình. Khi đôi chân không còn "tuân lệnh", Nole buộc phải chiến đấu bằng cái đầu. Anh tìm cách chủ động kết liễu tình huống sớm và tận dụng tối đa các tình huống giao bóng để làm khó đối thủ. Alcaraz cũng rất biết tận dụng lợi thế về sức trẻ để làm khó Nole. Nhưng rồi, cuối cùng, kinh nghiệm và bản lĩnh của tay vợt người Serbia đã chiến thắng.
Có lẽ, không phải Nole, rất hiếm người đủ kiên cường để vượt qua nghịch cảnh như vậy. Hơn ai hết, Djokovic cảm nhận được thời gian gắn bó với quần vợt của mình sắp cạn. Đó là lý do anh bùng cháy dữ dội hơn.
Tiếng gầm cuối cùng của sư tử già luôn vô cùng đáng sợ. Bởi khi ấy, nó tích lũy mọi tinh túy, kinh nghiệm và bản lĩnh lần cuối cùng để chứng minh uy quyền của mình.
Djokovic đeo đai ở đầu gối khi thi đấu ở Olympic (Ảnh: NTR).
Trên khán đài sân Philippe-Chatrier, cô con gái Tara đã giơ cao tấm biển: "Bố là người giỏi nhất". Chắc chắn rồi, cô bé có thể tự hào. Bố của cô không chỉ là người giỏi nhất mà còn là chiến binh kiên cường nhất.
Trên tất cả, Nole xứng đáng là tấm gương để nhiều tay vợt đàn em học hỏi. Để vươn tới đẳng cấp cao nhất, họ cần sự mạnh mẽ và bản lĩnh như vậy.
Những tay vợt từng thâu tóm mọi danh hiệu
Djokovic là một trong năm tay vợt từng giành được "Golden Slam" (thâu tóm 4 giải Grand Slam và giành HCV Olympic) sau Steffi Graf (năm 1998), Andre Agassi (năm 1998), Rafael Nadal (năm 2010) và Serena Williams (năm 2012).
HLV Willie Kirk bị sa thải vì có mối quan hệ yêu đương với nữ cầu thủ Leicester City (Ảnh: Daily Mail).
Ngay sau khi phát hiện ông Willie Kirk có mối quan hệ yêu đương với nữ cầu thủ Leicester City, Ban lãnh đạo đội bóng đã sa thải vị chiến lược gia này cách đây 6 tuần. Trợ lý HLV Lydia Bedford đã được trao quyền tạm thời dẫn dắt đội bóng.
Thế nhưng, HLV Willie Kirk cũng có cái lý của mình. Rất khó để chống lại con tim khi nó đã rung động. Tâm sự trước báo giới vào hôm qua (10/5), ông cho biết: "Có một số điều tôi cần phải trút bỏ. Tôi đã ly hôn vợ hơn một năm. Tôi không hiểu sao tôi lại bị chỉ trích là HLV kém cỏi, người chồng bội bạc và con người tệ bạc".
Theo ông Willie Kirk, hai người độc thân tới với nhau không phải là điều trái với luân thường đạo lý. Trong mối quan hệ này, nữ cầu thủ đã bày tỏ tình cảm với ông thầy trước nhưng HLV Willie Kirk ban đầu đã từ chối.
Tuy nhiên, hồi cuối năm 2023, khi cầu thủ này dính chấn thương, HLV Willie Kirk đã dành nhiều thời gian thăm hỏi sức khỏe. Dần dần, ông đã xiêu lòng.
"Cô ấy dính chấn thương và tập phục hồi chức năng. Ngay trước Giáng sinh, tôi đồng ý gặp mặt riêng. Thời điểm đó, cô ấy chấn thương và không thể thi đấu nên tôi cho rằng cuộc gặp gỡ này không ảnh hưởng tới công việc.
Sau đó, chúng tôi gặp nhau mỗi tuần. Cô ấy đến nhà tôi hoặc tôi tới nhà cô ấy. Chúng tôi rời nhà nhau khi trời tối. Tôi biết mối quan hệ này là sai trái", HLV Willie Kirk tâm sự.
Trước khi bị sa thải, HLV Willie Kirk là chiến lược gia có tiếng trong làng bóng đá nữ Anh (Ảnh: Getty).
Vấn đề ở chỗ, hai người không thể "thắng nổi con tim". Dù biết sai trái nhưng họ vẫn không thể tách xa nhau. Hồi tháng 2, hai người đã cùng nhau du lịch ở Milan một vài ngày. Họ đã bay vào những ngày khác nhau nhưng không thể giấu được mọi người.
Mọi chuyện vỡ lỡ khi một quan chức của giải bóng đá nữ Anh đã vô tình bắt gặp hai người tay trong tay ở Italy và báo cáo lại vụ việc cho Ban lãnh đạo Leicester City. HLV Willie Kirk đã thừa nhận tất cả và mất việc sau đó ba tuần.
Ông Willie Kirk chia sẻ: "Tôi không yêu cầu sự thông cảm. Tôi không phải là tội phạm. Tôi đã góp công nhiều cho đội bóng. Nhưng rồi, sai lầm cá nhân đã khiến công sức của tôi bị rũ bỏ. Tôi thực sự thất vọng. 14 năm gây dựng danh tiếng của tôi đã bị phá hủy bởi mối quan hệ mà không phải ai cũng vượt qua và ràng buộc về quy chuẩn đạo đức".
Điều đáng nói, năm 2022, FA đã có văn bản hướng dẫn các CLB "Không khuyến khích mối quan hệ giữa HLV và cầu thủ vì có khả năng xảy ra mất cân bằng quyền lực và ảnh hưởng đến văn hóa và động lực của đội". Đây là vấn đề mà các CLB phải quản lý thông qua các quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn hành vi.
Mason Mount hy vọng hồi sinh dưới thời HLV Amorim (Ảnh: Goal).
Trong mùa giải này, Mount chỉ ra sân 5 trận đấu trên mọi đấu trường. Cầu thủ này đã nghỉ dài hạn từ tháng 9 và mới chỉ trở lại trong thời gian gần đây. Anh ra sân 9 phút trong trận đấu với PAOK ở Europa League vào giữa tuần trước.
Điều may mắn cho Mount là CLB đã tạm nghỉ để nhường chỗ cho đội tuyển quốc gia. Nhờ đó, anh có thêm hai tuần để hồi phục thể trạng trước khi Man Utd thi đấu trận ra mắt dưới thời HLV Ruben Amorim gặp Ipswich Town vào ngày 24/11.
Mount đã bị báo giới Anh ví như "ngôi sao bị lãng quên" ở Man Utd khi liên tục vắng mặt trong thời gian dài. Tuy nhiên, dưới thời HLV Amorim, tiền vệ này có thể đảm nhận trọng trách lớn hơn ở Old Trafford.
HLV Ten Hag chiêu mộ Mount với ý đồ bố trí anh và Bruno Fernandes đá cao hơn Casemiro ở hàng tiền vệ. Tuy nhiên, ý tưởng này không thành công.
Mount thi đấu nổi bật nhất dưới thời HLV Thomas Tuchel ở Chelsea mùa giải 2020/21. Khi ấy, HLV người Đức bố trí sơ đồ 3 trung vệ. Tiền vệ sinh năm 1999 thi đấu đóng vai trò như một trong hai tiền vệ cánh thường xuyên bó vào trung lộ. Trong mùa giải đó, Mount đã ghi 11 bàn và có 10 đường kiến tạo thành bàn, góp công giúp Chelsea vô địch Champions League.
Sơ đồ thích hợp của Man Utd khi có Mount (Ảnh: The Sun).
Hệ thống của Amorim sắp áp dụng ở Man Utd có nhiều nét tương đồng với Tuchel. Trong sơ đồ này, Mount có thể sẽ thi đấu hộ công cùng với Bruno Fernandes, chơi ngay phía sau tiền đạo cắm là Hojlund.
Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn nằm ở bản thân Mount. Cầu thủ này cần nhanh chóng tìm lại thể lực và cảm giác chơi bóng tốt nhất, trước khi làm việc với HLV Amorim. Mọi thứ sẽ được Mount bắt đầu lại ở tuổi 25.
Đội tuyển Indionesia từng mạnh hơn đội tuyển Nhật Bản (Ảnh: Reuters).
Thời điểm năm 1968 là thời điểm mà bóng đá Nhật Bản vừa gây tiếng vang với tấm Huy chương đồng (HCĐ) Olympic Mexico (ngày đó, nội dung bóng đá nam ở Olympic dành cho các đội tuyển quốc gia, chứ chưa dành cho đội U23 tăng cường như hiện nay). Tuy nhiên, Nhật Bản sau kỳ Olympic tại Mexico 1968 vẫn thua Indonesia tại Merdeka Cup.
Tiếp tục ngược dòng lịch sử, Indonesia từng tham dự vòng chung kết (VCK) World Cup 1938 tại Pháp. Họ cũng là đội bóng duy nhất thuộc Đông Nam Á cho đến tận ngày nay từng tham dự một kỳ VCK World Cup.
Thậm chí, với việc tham dự World Cup 1938, Indonesia còn là đội bóng châu Á đầu tiên góp mặt tại giải đấu này, trước cả Hàn Quốc (từ năm 1954), Triều Tiên (năm 1966), Iran (từ năm 1978), UAE (1990), Saudi Arabia (từ năm 1994) và Nhật Bản (từ năm 1998).
Đội tuyển Indonesia tham dự World Cup 1938 tại Pháp (Ảnh: Wiki).
Năm 1938, đội tuyển Indonesia mang tên đội tuyển Đông Ấn thuộc Hà Lan (Dutch East Indies). Lẽ ra, họ phải đá trận play-off tranh vé vớt với Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản giờ chót rút khỏi trận đấu này.
FIFA khi đó chọn đội tuyển Mỹ thay thế Nhật Bản, dự kiến trận play-off giữa Đông Ấn thuộc Hà Lan - Mỹ sẽ diễn ra ngày 29/5/1938. Tuy nhiên, Mỹ sau đó cũng rút lui và đội tuyển Đông Ấn thuộc Hà Lan đến thẳng World Cup.
Ngày 5/6/1938, các cầu thủ Đông Ấn thuộc Hà Lan trở thành những cầu thủ đầu tiên của bóng đá châu Á bước ra sân cỏ tại World Cup, trong trận đấu diễn ra trên sân Stade Municipal (Reims, Pháp).
Đội tuyển Đông Ấn thuộc Hà Lan thua Hungary 0-6, bị loại chỉ sau một trận đấu. Nguyên nhân là vì khi đó chưa có quy định đấu vòng tròn tại vòng bảng. Các đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp sau một lượt trận.
Bóng đá Indonesia vì thế có một số mối lương duyên với bóng đá Nhật Bản. Vào lúc 19h00 ngày 15/11, Indonesia sẽ tái ngộ Nhật Bản trên sân Gelora Bung Karno (Jakarta, Indonesia), để tranh vé vào VCK World Cup 2026.
Bảng xếp hạng bảng C vòng loại thứ ba World Cup 2026 khu vực châu Á (Ảnh: FIFA).
最新评论