Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs Tottenham, 00h45 ngày 08/11
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo AJ Auxerre vs Marseille, 03h05 ngày 23/2: Marseille đến đòi nợ -
Báo Inquirer mới đây đăng tải các ý kiến của Giáo sư kinh tế Anis Chowdhury, một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc ở New York và Bangkok, và Giáo sư Jomo Kwame Sundaram ở Malaysia, cựu trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, mổ xẻ bí quyết dẫn đến thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Chuyên gia quốc tế giải mã bí quyết giúp Việt Nam chống CovidHai chuyên gia trích dẫn nhận định của Viện Chính sách chiến lược Australia ghi nhận, "kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy, bằng cách tập trung vào đánh giá rủi ro sớm, tuyên truyền hiệu quả, sự hợp tác tốt giữa chính phủ - công dân, một đất nước dù có nguồn lực hạn chế vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh. Khi đối mặt với một ẩn số vô định, sự lãnh đạo kiên quyết, thông tin chính xác và đoàn kết cộng đồng đã tiếp thêm sức mạnh cho người dân Việt Nam tự bảo vệ mình và lẫn nhau".
Hai chuyên gia chỉ ra rằng, Diễn đàn Kinh tế thế giới, tạp chí Financial Times (Anh) cùng nhiều hãng thông tấn uy tín trên thế giới đã khen ngợi Việt Nam như một tấm gương chống Covid-19 thành công mà các nước nghèo với nguồn lực hạn chế có thể học hỏi. Hai vị giáo sư nêu ra một số nét nổi bật trong cách thức kiểm soát dịch bệnh đã giúp Việt Nam đạt được thành tích ấn tượng.
Hành động sớm
Do đã trải qua dịch SARS, cúm gia cầm cùng nhiều trận dịch gần đây, nên Việt Nam đã hành động sớm và xử lý mối đe dọa Covid-19 một cách chủ động. Khi mới có 27 người nhiễm virus corona chủng mới được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi giữa tháng 12/2019, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành các hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh, bao gồm giám sát chặt chẽ các khu vực biên giới và từng bước ngăn chặn lây nhiễm trong nước.
Khi Trung Quốc chính thức xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì Covid-19 ngày 11/1, Việt Nam nhanh chóng siết chặt kiểm soát y tế ở tất cả các cửa khẩu và sân bay. Việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể được thực hiện và bất kỳ ai có triệu chứng như ho, sốt, đau ngực, khó thở... đều được cách li để xét nghiệm. Các tiếp xúc gần của họ được truy dấu và theo dõi.
Một loạt các biện pháp khác được triển khai, bao gồm đóng cửa trường học, yêu cầu đeo khẩu trang, hủy một số chuyến bay và hạn chế nhập cảnh với phần lớn người nước ngoài. Chính phủ cũng yêu cầu dân chúng khai báo y tế trực tuyến và thường xuyên cập nhật thông tin trên toàn quốc.
Cách li chọn lọc
Việt Nam là nước đầu tiên sau Trung Quốc phong tỏa một khu dân cư lớn. Sau khi các ca nhiễm được xác định trở về từ Vũ Hán, hôm 13/2, chính quyền địa phương tiến hành cách li 21 ngày đối với một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc Hà Nội.
Nhà chức trách cũng yêu cầu tất cả những ai đến Việt Nam đều phải cách li, với những trường hợp sau 8/3 thì phải qua kiểm tra y tế.
Xét nghiệm hiệu quả
Trong vòng 1 tháng, Việt Nam đã phát triển được một bộ xét nghiệm hiệu quả, nhanh và có giá vừa phải. Bộ xét nghiệm này được nhiều nước rất quan tâm. Sản phẩm được phát triển nhanh chóng sau các cuộc tham vấn khẩn cấp của đông đảo các nhà khoa học phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Việt Nam tập trung vào cách li và truy dấu người nhiễm bệnh, các trường hợp F1 (tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh) và F2 (tiếp xúc F1), để theo dõi và xét nghiệm những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Huy động xã hội
Việt Nam đã huy động sinh viên y khoa, các y bác sĩ về hưu tham gia chống Covid-19. Một chiến dịch gây quỹ để mua các thiết bị y tế và đồ bảo hộ cho y bác sĩ, công an và bộ đội tiếp xúc gần với bệnh nhân và cho những người bị cách li được phát động từ ngày 19/3 và đạt kết quả tốt.
Minh bạch
Cổng thông tin trực tuyến của Bộ Y tế Việt Nam liên tục công bố các ca nhiễm mới, với các chi tiết về địa điểm, cách thức nhiễm bệnh và hành động được thực hiện. Thông tin được báo đài và các phương tiện truyền thông xã hội đăng tải rộng khắp.
Các bộ ngành đã phát triển một ứng dụng dễ dùng, cho phép người sử dụng khai báo thông tin y tế và đi lại, nắm được các "điểm nóng" có ca nhiễm mới và nhận thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chiến lược đối phó dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam nhận được sự tin tưởng cao độ của người dân.
Đoàn kết
Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn kết nhân đạo cao độ khi đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Việt Nam đã tặng hàng trăm nghìn khẩu trang cho các nước châu Âu, tặng quần áo bảo hộ, thiết bị xét nghiệm, khẩu trang y tế cho Lào, Campuchia, Indonesia cùng nhiều quốc gia khác.
"> -
Chợ ẩm thực quê giữa đồng lúa xanh hút nghìn khách ngày mở cửa trở lạiChợ ẩm thực quê An Nhứt đông đúc trong ngày đầu hoạt động trở lại. (Ảnh: Quang Hưng) Các gian hàng với đủ món ngon vùng quê được tiểu thương là người địa phương bày bán bán dọc một bên tuyến kênh. Họ bày tỏ sự vui mừng khi chính quyền cho phép hoạt kinh doanh trở lại.
Chị Trần Thị Diễm Hương (ngụ ấp Đồng Trung, xã An Nhứt) chia sẻ: "Tôi mừng quá khi chợ được mở lại, giúp người dân chúng tôi có thêm thu thập, giảm bớt gánh nặng về kinh tế sau thời điểm mất việc làm"
Các món ăn dân dã được người dân địa phương bày bàn tại điểm chợ ẩm thực quê
An Nhứt. (Ảnh: Quang Hưng)Đến TP Bà Rịa thăm người thân từ hai hôm trước, ông Nguyễn Tấn Bắc (ngụ TP Nha Trang, Khánh Hoà) cho biết, khi nghe giới thiệu về điểm ẩm thực quê này, ông quyết định cùng vợ con đi xe đến trải nghiệm.
“Tôi rất thích không khí trong lành, khung cảnh thôn quê và những món ăn đặc sắc ở đây. Đường đi vừa sạch vừa đẹp, cảnh đồng lúa mát mẻ, không khói bụi. Mong rằng mô hình ẩm thực quê này được địa phương duy trì lâu dài”. Ông Bắc chia sẻ.
Chợ ẩm thực quê mới mở lại được dời đến con đường ruộng giữa cánh đồng lúa An Nhứt, cách vị trí cũ khoảng 1km, bên kênh cầu Mốc giáp Quốc lộ 55. Thời gian mở cửa từ 16h - 22h hàng ngày.
Trước khi cho chợ hoạt động trở lại, chính quyền xã An Nhứt đã trồng cây hai bên bờ kênh, bố trí một bên là nơi buôn bán, bên còn lại làm chỗ để phương tiện ô tô, xe máy miễn phí. Hai bên kênh được che chắn bằng hàng rào sắt để đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Lan can được chính quyền địa phương lắp dọc bờ kênh cùng phao cứu hộ. (Ảnh: Quang Hưng) Cũng như mục đích và tiêu chí trước đó, chợ ẩm thực quê An Nhứt bán những món ăn dân dã mang đậm hương vị địa phương như: bánh hỏi An Nhứt, bánh khọt, bánh cuốn, hột vịt lộn, cá viên chiên, bắp, khoai nướng cùng các loại hải sản tươi… do chính người dân địa phương làm ra, chế biến.
Mô hình này góp phần tạo điều kiện sinh kế cho người dân, là một hướng phát triển du lịch cộng đồng khu vực nông thôn.
Trước đó, mô hình ẩm thực quê này hoạt động từ đầu năm 2024, gây “sốt” trên mạng xã hội bởi toạ lạc trên con đường nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3/2024, chợ phải tạm dừng do chưa đảm bảo các giải pháp an toàn.
Càng về chiều muộn, lượng khách đến chợ ẩm thực càng đông. (Ảnh: Quang Hưng) Ông Nguyễn Trường Thành, Chủ tịch UBND xã An Nhứt cho biết, sau thời gian tạm dừng để khắc phục những giải pháp an toàn về giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường…, chợ ẩm thực quê chính thức hoạt động trở lại với 67 gian hàng của người dân địa phương.
“Tại vị trí mới này, xã đã bố trí bãi đậu xe, làm lan can che chắn dọc kênh, lắp hệ thống chiếu sáng để phục vụ các tiểu thương, người dân và du khách. Dọc tuyến kênh cũng được trang bị phao cứu hộ, thùng rác, nhà vệ sinh và gắn bảng lưu ý để đảm bảo an toàn”, ông Thành nói.
"> -
Mẹ chồng tôi gói bánh phu thê có tiếng trong vùng Về đây, mẹ dạy làm bánh phu thêMẹ chồng tôi là một “nghệ nhân” làm bánh có tiếng trong vùng. Chẳng biết tôi say mê vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn vật, say mê anh, hay say mê thứ bánh màu vàng ươm mẹ chồng gói mà tôi yêu gia đình và vùng đất này tha thiết.
Ngày bước chân về làm dâu, tôi thấy trên mâm lễ vật có loại bánh bó cặp vào nhau do chính tay mẹ chồng tôi gói và chuẩn bị. Chiếc bánh vàng ươm có vị thơm của gạo nếp, trong suốt tới phần nhân đậu. Mẹ thấy vẻ ngạc nhiên của tôi thì nói: “Con về đây mẹ sẽ dạy con làm bánh phu thê!”.
Một ngày nắng vàng trải xuống sân, mẹ bắt đầu dạy tôi làm bánh phu thê. Đầu tiên mẹ chỉ cách chọn những hạt gạo nếp mẩy căng, trắng ngần, đem ngâm gạo trong thau nước nửa ngày rồi đem đi xay bột. Mẹ ủ bột vào tro cho phần nước nhanh thấm ra để lại phần bột dẻo trắng. Mẹ cũng lấy một bó hoa dành dành phơi khô đem nấu nước, khi nước sôi rồi hoa hòa tan làm thành thứ nước màu vàng óng ả như màu nắng mùa thu.
Mẹ gạn phần xác hoa, để lại thứ nước sóng sánh, đem trộn cùng với bột nếp trắng. Khâu này rất khó, đòi hỏi người trộn bột phải đều tay sao cho phần nước không nhiều quá, bột sẽ nhão, cũng không được ít quá khiến bột cứng.
Xong phần bột bánh, tới nhân bánh - phần tinh túy của chiếc bánh, mẹ chuẩn bị đậu xanh không vỏ, đu đủ xanh, cùi dừa, mứt sen. Đu đủ xanh bào thành sợi nhỏ, ngâm với một ít phèn chua hòa cùng nước lạnh cho tan phần nhựa còn sót lại trong đu đủ, giúp sợi đu đủ giòn. Mẹ dùng tay bóp đều khoảng mười phút rồi rửa sạch, để ráo.
Đậu xanh mẹ ngâm trong nước ấm đến khi đậu nở mềm, mẹ cho vào chiếc chõ bằng sành đồ lên cho hạt đậu nở bung, chín đều. Sau đó, mẹ cho vào chiếc mâm lớn, đánh nhuyễn. Mẹ tiếp tục bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu mỡ, đường kính vào, khuấy đều tay đến khi nào các hương vị tan quyện vào nhau rồi tắt bếp. Mẹ trộn đều phần cùi dừa nạo nhỏ, đu đủ xanh, mứt sen cùng với đậu xanh, đem nắm tròn lại thành nắm nhỏ làm nhân bánh.
Những chiếc lá dong được luộc trước, rửa sạch và để ráo. Tôi cùng mẹ trải phần bột vào bánh trước sao cho tỷ lệ bột và nhân 6 - 4 vừa đủ. Mẹ gói tỉ mỉ chiếc lá dong màu xanh lại thành hình vuông, còn tôi lấy lạt mềm buộc hai chiếc bánh úp vào nhau thành một cặp. Mồ hôi lấm tấm trên trán, mẹ nhìn tôi mỉm cười.
Mẹ lấy một chiếc nồi nước lớn bắc lên bếp, đặt phên tre để hấp cách thủy sao cho bánh vừa chín đều, không bị ngấm nước.
Buổi tối, sau khi cả nhà ăn cơm xong cũng là lúc vớt mẻ bánh thơm nức. Ngày mai tôi sẽ mang chỗ bánh này sang làng bên giao cho một đám hỏi. Chiếc bánh phu thê mẹ dạy tôi làm góp những khởi đầu hạnh phúc cho biết bao cặp vợ chồng.
Tôi bóc bánh ra mời mẹ ăn thử. Mẹ cười khen cô con dâu mới. Hạnh phúc lan tỏa trong lòng tôi…
Theo Phụ nữ TP.HCM
">