Nhận định, soi kèo Suzhou Dongwu vs Wuhan, 13h00 ngày 18/11

Nhận định 2025-01-18 06:31:14 358
ậnđịnhsoikèoSuzhouDongwuvsWuhanhngàlịch c1 2024   Chiểu Sương - 17/11/2022 17:00  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://cn.tour-time.com/news/377c498842.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích

Ảnh màn hình 2024 11 19 lúc 08.47.22.png
Nghề phụ của giáo viên. Ảnh: ĐHQG TPHCM

Theo ông Tình, giáo viên chịu nhiều áp lực, trong đó áp lực lớn nhất là từ phụ huynh học sinh. “Có đến 40,63% giáo viên từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh”- ông Tình nêu.

Phỏng vấn thầy, cô trong ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn và giáo viên, ông Tình cho hay, các cấp đều có chung nhận định nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số. Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook... 

“Điều đáng lo ngại, một số giáo viên phản ánh rằng có phụ huynh còn có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô như trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung giáo viên khi con em họ bị phê bình, nhắc nhở hoặc không đạt điểm cao. Nhiều giáo viên còn phải đối mặt với tình trạng bị đe doạ hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội. Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm ứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình”- theo ông Tình. 

Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm

Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm

Kết quả phỏng vấn gần 13.000 giáo viên cho thấy 25,4% đã dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Số giờ dạy thêm nhiều nhất là bậc THPT, với mức 14,91 giờ/tuần.">

Giáo viên dạy thêm vì bệnh thành tích, học yếu vẫn được tạo điều kiện lên lớp

Cận cảnh chiếc vương miện của Thanh Thanh Huyền.

Tuy nhiên, ngay sau khi vương miện được công bố, người hâm mộ sắc đẹp cho rằng thiết kế này khá giống với các phiên bản giá rẻ trên sàn thương mại điện tử, dễ dàng mua được. Trước hàng loại tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội, đại diện BTC chính thức lên tiếng.

“Để tạo ra chiếc vương miện này, chúng tôi phải làm việc với nhiều đơn vị. Họ đã cố gắng hoàn thiện trong quãng thời gian ngắn nhất. Do đó, tôi xem đây là vật phẩm may mắn tượng trưng cho lời chúc BTC gửi đến Thanh Thanh Huyền", đại diện BTC nói.

BTC chia sẻ về chiếc vương miện của Thanh Thanh Huyền:

Nói về thiết kế của vương miện bị tố đạo nhái, đại diện BTC cho biết: "Chúng tôi sẽ làm việc nội bộ, so sánh mức độ giống nhau như thế nào và rút kinh nghiệm ở lần tiếp theo”.

Thanh Thanh Huyền đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế 2023. 

Ngay sau phần nhận sash và vương miện, Thanh Thanh Huyền xúc động chia sẻ: “Khi có thông tin tôi là đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Miss Charm 2023, đã có nhiều người hoài nghi về tôi và tổ chức nắm bản quyền. Tôi nghĩ, tôi đã có 26 năm để chuẩn bị chứ không phải chỉ trong 2 tháng qua”. 

"Tôi không hứa sẽ đạt được kết quả cao nhất tại cuộc thi nhưng chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình để làm Việt Nam tự hào. Một đại diện chủ nhà hiểu khách, một đại sứ quảng bá mạnh mẽ văn hóa Việt Nam đến quốc tế sẽ là hình ảnh và đích đến của tôi trong cuộc thi này", người đẹp nói tiếp.

Về hoạt động thiện nguyện, Thanh Thanh Huyền cho biết cô sinh ra trong gia đình có truyền thống làm công tác xã hội. Mẹ cô làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa. Bản thân cô đã tham gia công tác xã hội gần 6 năm. Cụ thể, cô đã tham gia ủng hộ quán cơm Yên Vui thuộc Quỹ từ thiện Bông Sen. 

Giải thích lý do chọn Thanh Huyền làm đại diện dự thi, đại diện BTC nói: “Huyền không phải xinh đẹp nhất, hoàn hảo nhất nhưng phù hợp nhất". Sự phù hợp ở đây là sự tự tin và khả năng ngoại ngữ. Đặc biệt, Huyền có khả năng ghi nhớ, học hỏi, vốn hiểu biết phong phú và kỹ năng truyền đạt tốt. Đồng thời, cô cũng từng đi qua nhiều nơi, do đó sẽ quảng bá tốt hình ảnh Việt Nam đến với cuộc thi. Cô cũng là người sẵn sàng thay đổi, biết điểm yếu của bản thân.

Bên cạnh đó, BTC cũng khẳng định, Thanh Thanh Huyền sẽ không nhận được bất kỳ sự o bế nào từ ê-kíp và công ty khi cuộc thi chính thức diễn ra.

Cuối sự kiện, Thanh Thanh Huyền xuất hiện trong bộ trang phục dân tộc mang tên “Bánh tráng” được lấy ý tưởng từ hình ảnh bánh tráng thân quen với người dân Việt Nam. Trang phục có hình dáng jumpsuit kết hợp với phần cánh to hình tròn làm từ vải voan xuyên thấu màu trắng đục, sử dụng phương pháp đắp vải để tạo họa tiết đặc trưng của chiếc bánh tráng.

Thanh Thanh Huyền trong bộ trang phục "Bánh tráng":

“Mặc dù chiều ngang của bộ trang phục dài 2,8m nhưng tôi cảm thấy thoải mái, bởi trang phục này nhẹ, tinh tế, đủ gây ấn tượng cho người Việt Nam và bạn bè thế giới. Bánh tráng là thành phần tạo nên tinh hoa ẩm thực Việt Nam và tôi cảm thấy rất tự hào khi diện bộ trang phục này”, Thanh Huyền khẳng định.

MC Thanh Huyền sẽ chính thức tham gia cuộc thi vào ngày mai tại Khánh Hoà. Bạn cùng phòng của người đẹp là Hoa hậu Sắc đẹp Puerto Rico.

Thắm Nguyễn - Ngọc Thúy

Clip: Thanh Phi

Miss Charm 2023: Tiết lộ trang phục 'Bánh tráng' rộng 2,8 m của đại diện Việt Nam

Miss Charm 2023: Tiết lộ trang phục 'Bánh tráng' rộng 2,8 m của đại diện Việt Nam

Thanh Thanh Huyền lựa chọn thiết kế “Bánh tráng” mang đậm yếu tố văn hóa ẩm thực Việt làm trang phục dân tộc dự thi Miss Charm 2023.">

Vương miện Miss Charm Vietnam của Thanh Thanh Huyền bị tố đạo nhái, rẻ tiền

Nhận định, soi kèo East Riffa vs Al Ali CSC, 22h59 ngày 16/1: Những kẻ khốn khổ

{keywords}GS Trần Ngọc Thêm

Trong tham luận gửi Hội thảo giáo dục Việt Nam năm 2021 do Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng trong bối cảnh hiện tại, sứ mệnh của giáo dục Việt Nam là phải thực hiện sự chuyển đổi từ mô hình hướng đến xã hội ổn định sang mô hình hướng đến xã hội phát triển.

Trong sáu mục tiêu: Học để làm việc, Học để sáng tạo, Học trung thực, Học làm người, Học chung sống, và Học để tổ chức thì Học để sáng tạo là mục tiêu cao nhất. Để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động và con người trung thực.
 
Theo GS Trần Ngọc Thêm, người Việt nay đã bớt thụ động hơn xưa, song nhìn trong tổng thể thì tính thụ động vẫn còn là một đặc trưng chủ đạo.

“Trong cuộc khảo sát năm 2020 của đề tài cấp nhà nước về triết lý giáo dục với 3.070 người tham gia, trả lời câu hỏi về những tật xấu mà học sinh - sinh viên Việt Nam cần tránh thì “bệnh thụ động” đứng ở vị trí thứ tư (chiếm 67,3%); “thói dựa dẫm, ỷ lại”đứng thứ tám (chiếm 57,5%). Thêm vào đó, tính cộng đồng cùng áp lực của số đông; thói cào bằng, đố kỵ; sự dìm hàng”, “ném đá” của cộng đồng giáng xuống đầu những người đi tiên phong đã giết chết mọi sự tích cực (“thói cào bằng, đố kỵ” đứng thứ sáu, chiếm 63,4%)”- GS Thêm dẫn chứng.

{keywords}
 

Ông Thêm cho rằng, ở Việt Nam phẩm chất thường được đánh giá cao không phải là sự tự tin, càng không phải là tính tiên phong mà là sự khiêm tốn. Trong khi ở phương Tây khiêm tốn được hiểu là thể hiện một sự đánh giá đúng mực về giá trị và tài năng của mình thì ở Việt Nam khiêm tốn lại thường được hiểu là sự nhún nhường, tự hạ thấp mình.

Trong lĩnh vực giáo dục, tính thụ động còn thể hiện ở mọi bình diện khía cạnh như con cái thụ động trong quan hệ với cha mẹ; người học thụ động trong quan hệ với người dạy; người dạy thụ động trong quan hệ với nhà trường; nhà trường thụ động trong quan hệ với bộ máy quản lý giáo dục cấp trên. Mặt khác tính thụ động của người Việt hội tụ ở mức độ đậm đặc trong giáo dục qua khái niệm “trồng người”.

GS Thêm lý giải, cụm từ này tuy được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong một bài nói chuyện với giáo viên phổ thông ngày 13/9/1958: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” nhưng Bác không chủ trương giáo dục một cách thụ động, bởi lẽ trong suốt 15 cuốn của bộ Hồ Chí Minh toàn tập, cụm từ “trồng người” chỉ được Bác dùng duy nhất một lần, trong khi cụm từ “trồng cây” thì được Bác dùng rất nhiều lần. Suy ra “trồng người” không phải là hình ảnh thường trực trong tư duy của Bác. Sự phổ biến của khái niệm này không xuất phát từ tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, mà nó nằm sẵn trong triết lý giáo dục của người Việt Nam. Khi gặp hình ảnh “trồng người” do Bác nói ra, ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi đến mức dễ dàng chấp nhận và say mê sử dụng nó một cách hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy mỗi năm vào dịp 20/11, có hàng mấy chục viết báo tôn vinh sự nghiệp “trồng người”, hàng triệu lời chúc các thầy cô đạt nhiều thành công trong sự nghiệp “trồng người”.

Để có con người sáng tạo

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng trong giáo dục và đào tạo con người thig tài đi liền với đức. Để có con người sáng tạo, cần coi trọng bản lĩnh, đề cao dân chủ trong giáo dục. Dẫn chứng cuộc khảo sát về triết lý giáo dục năm 2020, giáo sư Thêm cho hay bệnh thiếu bản lĩnh đứng thứ ba (chiếm 71,2%). Tư duy phản biện đứng ở vị trí thứ tám (chiếm 61,8%), tính sáng tạo đứng thứ ba (chiếm 75,5%) trong danh sách các năng lực mà học sinh - sinh viên Việt Nam cần có để vào đời.

{keywords}
 

Theo GS Trần Ngọc Thêm để phát triển năng lực sáng tạo và tư duy phản biện, cần chống việc nhồi nhét kiến thức, chống học thuộc lòng. Tuy nhiên cho đến nay cách quản lý giáo dục của chúng ta vẫn vô tình khuyến khích việc học thuộc lòng. Cụ thể các nhà xuất bản thì cung cấp cho học sinh những tuyển tập các bài văn mẫu, trên mạng có hẳn một website về văn mẫu. Việc biên soạn sách giáo khoa ở mọi cấp, từ phổ thông đến đại học, vẫn phổ biến yêu cầu phải ngắn gọn là để đáp ứng nhu cầu học thuộc lòng. Mọi đề thi từ phổ thông đến đại học đều vẫn phải có đáp án sẵn đính kèm. Việc chấm thi theo đáp án giết chết tư duy sáng tạo của cả trò lẫn các thầy cô giáo. Mọi sáng tạo độc đáo khác với đáp án buộc người chấm phải cho điểm kém và buộc người học phải nhận điểm kém.

Mặt khác việc đề cao quá mức vai trò của người thầy có thể kéo theo hệ quả là một bộ phận thầy cô ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những hiện tượng quái đản như trường hợp cô giáo này không nói câu nào suốt ba tháng đứng lớp; cô giáo kia bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng...

“Vai trò thực sự của người thầy trong giáo dục sáng tạo là hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình. Dân chủ trong giáo dục là dân chủ trong trao đổi và sáng tạo tri thức, dân chủ phải đi cùng với pháp quyền chứ không phải thứ dân chủ dẫn đến rối loạn xã hội, dẫn đến những sự cố như học sinh bóp cổ cô giáo, đâm thủng bụng thầy giáo; phụ huynh xông vào lớp tát cô giáo, phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ xin lỗi...” GS Thêm dẫn chứng.

{keywords}
 

GS Trần Ngọc Thêm đề xuất để có con người sáng tạo, cần chống bệnh thành tích, bệnh phong trào và bệnh đối phó. Các căn bệnh này có ở cả người học, phụ huynh và nhà quản lý.

“Trong cuộc khảo sát của chúng tôi năm 2020, bệnh thành tích trong giáo dục đứng thứ hai (chiếm 72,3%) và bệnh đối phó đứng thứ bảy (chiếm 63,1%) trong số những tật xấu mà học sinh - sinh viên Việt Nam cần tránh. Trả lời câu hỏi “Bạn thường bổ sung, củng cố kiến thức đã học theo cách nào?” thì tỷ lệ cao nhất thuộc số những người “Ôn lại khoảng 1-2 tuần trước khi thi” (38,6%), và thấp nhất thuộc số những người ôn lại mọi lúc, tức là những người học thực sự vì tri thức, học suốt đời (9,4%). Số đông phụ huynh vẫn chỉ mong con cái có điểm số cao (57,6%), ra trường có thu nhập cao (71,9%) và địa vị cao trong xã hội (57,9%).

Để có địa vị cao, học sinh Việt Nam đua nhau học lên cao (bệnh phong trào). Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ở Việt Nam năm 2017, có hơn 75% thí sinh tốt nghiệp phổ thông dự thi để đăng ký xét tuyển đại học (trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên đại học ở Mỹ [vào những năm 80] chỉ có 45%, ở Nhật là 38%, ở Pháp là 25%, ở Đức là 19%. Hệ quả là trong đội quân thất nghiệp ở Việt Nam, thanh niên và người có trình độ cao chiếm một số lượng lớn (năm 2017 có 20 vạn cử nhân thất nghiệp). Người làm quản lý giáo dục thường muốn có nhiều trò thi đỗ, điểm cao; thầy cô thường nhồi nhét kiến thức, bệnh thành tích lan tràn, học trò chịu áp lực lớn, học sinh giỏi vẫn nhảy lầu tự tử.

Để khuyến khích sáng tạo, khuyến khích tư duy phản biện, cần thay việc giáo dục hàng loạt với quan niệm thành tích tính theo điểm số, theo số lượng trò điểm cao, thi đỗ bằng giáo dục cá nhân hóa theo quan niệm giáo dục phải “làm phát triển hoàn toàn các năng lực sẵn có của các em” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến trong “Thư gửi các học sinh” nhân dịp khai giảng đầu năm học năm 1945.

Bên cạnh nền giáo dục phổ thông theo hệ thống do Nhà nước tổ chức, cần sớm thừa nhận và luật hóa mô hình giáo dục tại gia, hay gia thục (homeschooling) hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới như một giải pháp thay thế hợp pháp cho các trường công lập và tư thục.

Trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, các bệnh thành tích và bệnh đối phó tiếp tục được thể hiện ở tâm lý nóng vội, muốn có kết quả nhanh bằng cách làm chắp vá theo kiểu “cuốn chiếu” (trong xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa…).

GS Trần Ngọc Thêm cũng nhấn mạnh, ba căn bệnh “bệnh thành tích”, “bệnh phong trào” và “bệnh đối phó” đang tồn tại ở cả người học, phụ huynh và nhà quản lý dẫn đến tật xấu thứ tư là “bệnh giả dối”. Tràn lan trong xã hội là vấn nạn học giả bằng thật, là nạn quay cóp trong thi cử ở bậc phổ thông; việc sao chép trong làm tiểu luận, viết luận văn luận án cũng gặp không ít ở bậc đại học và sau đại học. Ở Việt Nam hiện tượng giả dối đạt tới mức độ trầm trọng và thâm nhập sâu vào văn hóa học đường.

“Trong cuộc điều tra của đề tài cấp nhà nước về hệ giá trị với 5.589 người tham gia thực hiện năm 2014, “bệnh giả dối, nói không đi đôi với làm” được 81% đánh giá là tật xấu điển hình nhất, đứng vị trí thứ nhất trong số 34 tật xấu của người Việt; có 79,3% thừa nhận là đã từng “Giở sách quay cóp khi thi cử” hoặc định thực hiện việc này.

Trong cuộc điều tra về triết lý giáo dục thực hiện năm 2020 thì có 73,8% thừa nhận “Gian lận trong giáo dục” đứng ở vị trí thứ ba trong số 13 nhược điểm của giáo dục Việt Nam và 77,4% thừa nhận “Bệnh giả dối” đứng ở vị trí thứ nhất trong số 15 tật xấu mà học sinh - sinh viên Việt Nam cần tránh khi vào đời. Thời đại 4.0 với mạng internet càng khiến cho vấn nạn gian lận trở nên lan rộng.

Nghiên cứu trên báo cáo tốt nghiệp của 252 sinh viên khối ngành kinh tế năm 2013-2014 cho thấy chỉ số tương đồng trung bình so với cơ sở dữ liệu Turnitin từ 50% trở lên chiếm đến 39,7%; đa phần (52%) tập trung trong nhóm tương đồng từ 25 đến 49%. Với mức độ tương đồng dưới 20% thì chỉ có 4% bài viết được chấp nhận; cá biệt có bài chỉ có 5% nội dung là của riêng tác giả”- GS Thêm dẫn chứng.

"Để xây dựng một xã hội phát triển, đã đến lúc phải làm mạnh tay hơn nữa. Chủ trương “Học thật, thi thật, nhân tài thật” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tháng 5/2021 có thể xem như một lời tuyên chiến với sự gian lận trong giáo dục. Để có nhân tài thật thì “học thật, thi thật”, hay “học trung thực” là yêu cầu tối thiểu. “Học thật, thi thật”, hay “học trung thực” phải là một mục tiêu nền tảng xuyên suốt, không chỉ giúp chống bệnh gian lận trong thi cử, nạn đạo văn, mà còn góp phần quan trọng bảo đảm tính hiệu quả của giáo dục và chất lượng của sản phẩm giáo dục"- GS Thêm nêu.

Lê Huyền (lược ghi)

"Trở ngại lớn nhất của đổi mới giáo dục là ở giáo viên"

"Trở ngại lớn nhất của đổi mới giáo dục là ở giáo viên"

Nhiều ý kiến mổ xẻ những vấn đề còn bất cập trong đào tạo cũng như chế độ đãi ngộ đối với giáo viên được đưa ra tại Hội thảo giáo dục 2017.

">

GS Trần Ngọc Thêm: Giả dối đã thâm nhập sâu vào văn hóa học đường

Tham dự Tuần lễ thời trang Thu Đông - Milan Fashion Week, Quỳnh Anh Shyn gây ấn tượng với loạt tạo hình đa dạng.
Quỳnh Anh Shyn trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên hàng ghế đầu tại toàn bộ 8 show diễn. 
Dù lịch trình dày đặc, nhưng Quỳnh Anh Shyn luôn đầu tư chỉn chu khi chịu khó thay đổi, kết hợp hài hòa giữa bản sắc thương hiệu và dấu ấn cá nhân.
Quỳnh Anhh diện các thương hiệu đình đám như Dolce & Gabbana, Moschino, Onitsuka Tiger, Diesel, Annakiki, Tomo Koizumi, Elisabetta Franchi, Philosophy.
Tại show diễn của Dolce & Gabbana, Quỳnh Anh Shyn gây chú ý với tạo hình đính đá kỳ công và mái tóc kết 3 vòng độc lạ.
Cô còn được mời ăn tối cùng ngôi sao Kim Kardashian và hai nhà sáng lập của thương hiệu Dolce & Gabbana. 
Tham gia show diễn của Moschino, Quỳnh Anh Shyn thu hút khi diện thiết kế đầm dạ hội kết hợp với phao bơi cùng mái tóc bạch kim được nhấn nhá phần ombre xanh.
Quỳnh Anh Shyn là đại diện Việt Nam duy nhất trong show diễn của Diesel bên cạnh nam ca sĩ Jay Park.
Lần thứ 2 liên tiếp góp mặt trong show diễn của Onitsuka Tiger, Quỳnh Anh Shyn tạo điểm nhấn với áo cape choàng dài chạm đất in tên thương hiệu phóng đại phía sau lưng và mái tóc đỏ được tết kiểu dây thừng.
Trong các show diễn còn lại của các thương hiệu Philosophy, Annakiki, Tomo Koizumi, Elisabetta Franchi, Quỳnh Anh Shyn biến hóa từ trang phục đến lối trang điểm và tạo hình tóc phá cách.
Sau Milan Fashion Week, Quỳnh Anh Shyn sẽ tới Paris (Pháp) để tham dự Paris Fashion Week.

Trúc Thy

Quỳnh Anh Shyn, Xoài Non, Lynh Ci khoe cá tính khác biệt với cùng ‘phụ kiện thời trang’Dàn hot girl đình đám của Showbiz Việt Quỳnh Anh Shyn, Xoài Non, Lynh Ci đồng loạt khoe món “phụ kiện” giống nhau - xe máy Yamaha Janus khiến cộng đồng mạng không khỏi đặt lên bàn cân.">

Quỳnh Anh Shyn lập kỷ lục tại Milan Fashion Week

Để trở thành công dân tốt (Being a good citizen)

Làm thế nào để trở thành công dân tốt là một trong những phần chính của môn Khoa học xã hội và nhân văn, thường dạy vào dịp nửa đầu năm học lớp mẫu giáo đến lớp 2.

Nội dung tựa như môn Giáo dục công dân vậy, các em sẽ học về việc phải ngoan, lễ phép, tuân thủ nội quy trường, lớp, luật lệ nói chung. Ở nhà thì giúp bố mẹ, hàng xóm, cộng đồng.

Khi dạy, có rất nhiều cách khác nhau để đi sâu vào chủ đề: Đọc sách cho các em về chủ đề này, xem video, cùng nói chuyện để làm một poster hay anchor chart về những ý kiến của các em, hỏi xem các em hiểu thế nào về công dân tốt. Hoặc các em kể chuyện về chính những việc mình làm hoặc chứng kiến.

Thường các em và tôi đi đến thống nhất danh mục cơ bản sau: Tuân theo nội quy; Giúp đỡ người khác; Biết cách bảo vệ môi trường và sống thân thiện với thiên nhiên như biết tái chế; Lễ phép, tôn trọng người khác; Là học sinh ngoan.

Ví dụ, ở đây các em rất thân thiện với người làm bảo vệ hay lao công, biết tên của tất cả các bác. Nhiều em nhớ tên của bác lao công chứ không nhớ tên cô hiệu trưởng.

Mọi người nhận được sự kính trọng như nhau bất kể làm gì trong trường, vì trường học cũng là một cộng đồng. Và về sau, dù làm ở công ty lớn đến đâu, các em cũng có sự kính trọng như thế với mọi người.

Trong năm học, có nhiều dịp thầy cô để các em viết thư cảm ơn, làm thiệp, tặng quà cho những người làm bảo vệ hay lao công, như dịp Lễ Tạ ơn, hay Giáng sinh.

{keywords}
Sherry - cô bé từng khóc vì vượt đèn vàng

Trong ảnh là một học sinh lớp 2 của tôi đóng giả cô bé quàng khăn đỏ trong ngày hội đọc sách của trường. Cô bé là ví dụ tiêu biểu cho học sinh xuất sắc toàn diện: Học rất giỏi, ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè thầy cô.

Tôi xin kể thêm mẩu chuyện nhỏ sau liên quan đến cô bé: Một hôm, tôi xuống đón lớp đang xếp hàng ở dưới đi lên gác, thấy cô bé khóc nức nở không rõ vì sao. Hỏi các bạn xung quanh cũng không ai biết. Tôi gặng hỏi mãi, hóa ra lúc sáng đi bộ đi học, cô bé đã trót sang đường lúc đèn đã vàng. Cô bé bị lỡ đèn xanh chút xíu chỉ vì đuổi theo quả bóng bị tuột khỏi tay. Mà hôm qua cô giáo (chính là tôi) dạy là không được đi lúc đèn vàng, đèn vàng là phải chuẩn bị dừng lại, chỉ đi khi đèn xanh.

Tôi phải an ủi mãi cô bé mới nín, và tôi khẳng định với cô bé, để xảy ra một sự việc như thế không có nghĩa là em không còn là một công dân tốt.

Tôi nhớ mãi câu chuyện đó. Có lẽ đấy chính là cảm giác thành công trong nghề giáo, chứ không phải điểm số hay thứ hạng của học sinh.

Đi làm từ bé (Jobs in class)

Đầu năm học là lúc thầy cô lo nhiều thứ cho lớp học của mình, nhất là khoản trang trí, sắp xếp, tổ chức lớp. Ở khối lớp tiểu học (nhất là lớp 2-3 trở xuống) bao giờ cũng có góc nhỏ trong lớp cho phần giao nhiệm vụ cho các em. Mỗi ngày có khoảng 6-8 bạn có những nhiệm vụ nhất định.

Thường là những nhiệm vụ hay việc sau: Phát giấy, bài kiểm tra, thu bài; Đưa giấy tờ lên văn phòng, liên lạc và chuyển tin cho cô; Bật tắt đèn; Đóng mở cửa; Gọt bút chì cho các bạn; Giúp cô dọn, phân loại sách; Đứng đầu hàng khi cả lớp xếp hàng ra sân hay ra phòng ăn trưa.

Tùy từng thầy cô và lớp mà các việc sẽ nhiều hay ít. Cũng tùy chủ đề của từng lớp mà góc phân việc này được trang trí thế nào, có thể để tên các em hay đánh số (thầy cô ở Mỹ thường đánh số học sinh cho dễ quản lý lúc xếp hàng, lúc thu bài, để dán nhãn mác lên vở...).

Khi được giao việc, các em rất thích, rất có trách nhiệm.

Có chuyện vui thế này: Có cô giáo nhiều khi chẳng có giấy tờ gì quan trọng nhưng vẫn bảo bạn chuyên đưa giấy tờ đưa thư tới lui cho một cô giáo khác cùng khối. Trong tờ thư chẳng có chữ nào!

Ngoài rèn cho các em tinh thần trách nhiệm, rèn khả năng quan sát và tập trung, tạo cơ hội giao tiếp (cả với bạn đồng lứa và người lớn, thầy cô trong trường), giao việc như vậy còn làm cho các em thấy mình quan trọng và có ích.

{keywords}
Danh sách những công việc trong lớp

Giao việc đặc biệt rèn cho các em tính kỷ luật. Trong ngày học đó, nếu bạn được giao việc nhưng lại hư hay vi phạm nội quy lớp như nói chuyện, không làm bài... thì sẽ bị mất việc ngay. Thầy cô giao việc đó cho bạn khác. Chính điều này tạo nên không khí thi đua trong lớp vì không ai muốn bị mất việc.

Những việc các em thích nhất là phát giấy, bài kiểm tra và đứng đầu hàng vì việc nhiều, bận rộn, lại oai nữa. Các em thích đến mức nhiều khi hôm đó không được giao việc nhưng ngay từ đầu giờ sáng đã hỏi sẵn cô, “Nếu Reagan hư bị chuyển tên/số sang màu vàng thì cô cho em làm người đứng đầu hàng được không ạ?”, “Nếu Dylan hư bị chuyển tên/số sang màu vàng thì cô cho em làm người phát giấy được không ạ?”… 

Chống nạn bắt nạt học đường (AntiBullying)

Có rất nhiều cách khác nhau để chống nạn bắt nạt học đường. Ở Mỹ, bất cứ trường học nào, cấp học nào đều có những hoạt động khác nhau như tổ chức hội họp toàn trường, biểu diễn, phát động các cuộc thi và chiến dịch bài trừ vấn nạn này, lập hội nhóm tư vấn, giúp đỡ, kết hợp với các tổ chức hội đoàn trong và ngoài nhà trường...

{keywords}
Buổi họp toàn trường về chống nạn bắt nạt học đường

Các em lớp bé thì thường được giáo dục từ nhỏ thông qua luật/quy định của lớp, của trường. Và nhất là tham dự những buổi hội họp nói về chống bắt nạt. Thường trong những buổi hội họp này có tiết mục biểu diễn múa rối, hát, diễn kịch, đọc thơ, giải thích cho các em các dạng bắt nạt khác nhau, cũng như dạy các em làm thế nào để ngăn chặn kẻ bắt nạt.

Những cách sau sẽ góp phần ngưng hành động của kẻ bắt nạt: ­ Đưa ra ánh sáng: vạch mặt kẻ gây ra hành động bắt nạt, như nói thẳng cho họ biết... ­ Nói về việc mình bị bắt nạt: ngay khi cảm thấy mình bị bắt nạt, các em cần phải nói ngay với ai đó, bạn bè hay thầy cô giáo hay anh chị em, hoặc bố mẹ... ­ Nói cho người lớn biết: người lớn sẽ giúp các em giải quyết trước khi sự việc đi quá xa.

Các em được học những điều sau để cùng ngăn chặn hành vi bắt nạt: cảm thông và quan tâm đến cảm xúc của người khác; tự trọng đối với bản thân mình và tôn trọng người khác. Lòng tự trọng như con đường hai chiều, hay như lúc hai người cúi đầu chào, bắt tay nhau trước khi đấu võ; Dung thứ, coi sự khác biệt không phải là cái sai, đơn giản chỉ là khác biệt; Dũng cảm, gan dạ, vẫn làm những việc đúng đắn, chính trực, ngay cả khi mình thấy sợ phải làm điều đó; dám đối mặt với những tình huống nguy khó.

Ngoài những cách trên để tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè mình, thì luôn nhớ điều sau: Hãy luôn trở thành người phản ứng lại hành động bắt nạt, chứ đừng thành người chứng kiến mà không hành động!

 

Bài viết được trích trong cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà của Thạc sĩ giáo dục Đinh Thu Hồng.

Chị Đinh Thu Hồng hiện định cư và làm giáo viên tại Mỹ. Cuối năm 2015, chị đã lập page Học kiểu Mỹ tại nhà, với mong mỏi chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm, phương pháp của một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới tới các phụ huynh 4.0 của Việt Nam.

Cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà là tập hợp tương đối đầy đủ, hệ thống về các mảng của giáo dục tiểu học Hoa Kỳ. Mỗi mảng đều có giải thích cặn kẽ kèm ví dụ minh họa sinh động cũng như nguồn tài liệu dồi dào để giáo viên, phụ huynh có thể đồng hành cùng con em mình. Cuốn sách cũng mang đến cho độc giả cái nhìn trực quan về nhiều vấn đề khác nhau trong giáo dục tại nhà và ở trường.

Đinh Thu Hồng

">

Được dạy thành công dân tốt, cô bé lớp 2 khóc nức nở khi lỡ vượt đèn vàng

友情链接