|
Thiên thạch 2012 TC4 có kích thước cỡ một ngôi nhà sẽ bay qua Trái Đất. |
Thiên thạch 2012 TC4 được phát hiện bởi đài thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii vào năm 2012, nhưng quỹ đạo của nó lúc đó khiến con người không thể theo dõi. Mới đây, các nhà khoa học mới xác định được qũy đạo và tính toán khả năng nó bay qua Trái Đất vào ngày 12/10.
Thiên thạch này được ước tính có kích thước từ 30 - 100 feet (tương đương 10 - 30m) và đang di chuyển với tốc độ khoảng 30.000 dặm/giờ (tương đương 14km/giây). Khi bay qua Trái Đất, khoảng cách từ 2012 TC4 tới Trái Đất là khoảng 27.000 dặm (gần 43.500km), tức chỉ bằng 1/8 khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
Nếu một tiểu hành tinh có kích thước như trên rơi vào bầu khí quyển của chúng ta, nó sẽ có tác động tương tự như vụ nổ sao băng Chelyabinsk. Chelyabinsk đã gây ra vụ nổ ở Chelyabinsk Oblast, Nga vào tháng 2/2013 khiến nhiều ngôi nhà bị hư hại và nhiều người bị thương.
Các nhà khoa học dự định sẽ tận dụng dịp 2012 TC4 bay qua Trái Đất để kiểm tra hệ thống phòng thủ hành tinh, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho một mối đe dọa thiên thạch nếu có thực trong tương lai. Nhà khoa học Michael Kelley tại NASA cho biết: "Các nhà khoa học luôn rất quan tâm khi biết một tiểu hành tinh sẽ tiến gần và vượt qua Trái Đất một cách yên bình, và chúng ta có thể tận dụng điều đó để thu thập dữ liệu, nghiên cứu về nó càng nhiều càng tốt".
Ngoài mục đích theo dõi các tiểu hành tinh và sao chổi có nguy hiểm tiềm ẩn đối với địa cầu, Văn phòng Điều phối Quốc phòng Hành tinh của NASA (thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ) cũng đang nghiên cứu các giải pháp để làm lệch hướng bất kỳ loại thiên thạch nào đến từ vũ trụ khi chúng có khả năng va chạm với Trái Đất.
Cụ thể là cơ quan này đang phát triển một loại tàu vũ trụ đặc biệt có tên DART (Double Asteroid Redirection Test) với kích thước cỡ một chiếc tủ lạnh. Khi bắn vào một tiểu hành tinh đang tiến về Trái Đất, nó sẽ đủ lực để thay đổi quỹ đạo của hành tinh đó. Tất nhiên, loại vũ khí này phải rất đặc biệt chứ không đơn giản chỉ là một cục sắt bắn lên trời để rồi gây ra va chạm kinh hoàng và không chắc hậu quả sẽ tới đâu.
Cảnh báo đáng sợ ngày tận thế, hành tinh Nibiru vừa xuất hiện?Một nhà nghiên cứu nghiệp dư về hành tinh khổng lồ Planet X hay Nibiru mới đây tuyên bố đã ghi được hình ảnh xác thực về nó. " width="175" height="115" alt="Thiên thạch 2012 TC4 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách khá gần ngày mai" />
Thiên thạch 2012 TC4 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách khá gần ngày mai
2025-01-25 04:44
Rival Star Basketball
2025-01-25 04:13
|
|
Chia sẻ với cộng đồng CNTT-TT, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum - VIF) 2017 diễn ra ngày 18/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, với sự hỗ trợ và quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp, nền CNTT của Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể, kể từ ngày đầu tiên Việt Nam hòa mạng Internet năm 1997, đến nay là 20 năm, Internet giờ đã đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và công việc.
Theo Bộ trưởng, nhìn về phương diện đầu tư, Việt Nam đầu tư vào CNTT so với các lĩnh vực công nghệ cơ bản khác không lớn nhưng hiệu quả và sự tác động nhanh chóng khiến CNTT là một trong những mục tiêu hấp dẫn đầu tư cả trong và ngoài nước.
“Tôi có quan sát và thấy các nhà đầu tư, các cộng đồng công nghệ, các tổ chức hỗ trợ startup đều quan tâm đến thị trường CNTT như là mục tiêu mũi nhọn. Đó là một điều đáng mừng thúc đẩy bản thân tôi cũng như các cán bộ của Bộ TT&TT đầu tư thời gian vào cùng hỗ trợ thúc đẩy và tháo gỡ các vướng mắc”, Bộ trưởng nói.
Nói về những lợi ích của việc đầu tư vào CNTT hiện nay, Bộ trưởng cho biết, có thể chỉ ra 3 điểm lợi ích rõ ràng. Trước hết, đó là lợi ích từ ưu đãi và quyết tâm của Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành, các địa phương. Các chính sách thuế ưu tiên, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, các giới luật luôn được cập nhật để theo cùng sự phát triển năng động của ngành. Có thể nói, sự phát triển Chính phủ điện tử và hạ tầng CNTT-Viễn thông là 2 ví dụ cho thấy sự quyết tâm cao của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
Lợi ích thứ hai của đầu tư vào CNTT, theo Bộ trưởng, là lợi ích từ nền kinh tế thị trường mở cửa. Việt Nam đang là mảnh đất hỗ trợ cái mới, thị trường đáp ứng với cái mới rất nhanh và mạnh. Khi có một thị trường mở và nhạy thì CNTT sẽ phát huy được các điểm mạnh của sự linh hoạt và luôn đổi mới của ngành.
Bộ trưởng chỉ rõ, lợi ích lớn thứ ba và cũng là cơ hội lớn cho ngành CNTT Việt Nam đó là: sự phát triển công nghệ nhanh, mạnh được ví như một cuộc cách mạng - Cách mạng công nghệ 4.0, bên cạnh đó là IoT, xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy móc tự học hỏi đều dựa trên mũi nhọn là CNTT.
“Điều này chúng ta đã cùng bàn luận trên các chủ đề về cách mạng công nghệ, về thành phố thông minh. Tôi chỉ nhấn mạnh lại, nếu chúng ta đồng hành đầu tư và quyết tâm thực hiện thì thời cơ bây giờ là rất thuận lợi; nếu đủ tâm, đủ tầm và đủ quyết tâm thì các nhà đầu tư sẽ thành công lớn, đồng thời sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh được tốc độ phát triển và thu ngắn nhanh khoảng cách với các nước trên thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho hay, Bộ TT&TT đã và đang tập trung cụ thể hóa chiến lược phát triển công nghiệp CNTT trở thành ngành công nghiệp công nghệ số với các thế mạnh là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT với mức tăng trưởng mục tiêu đạt trung bình 15%/năm; để công nghiệp CNTT thực sự trở thành mũi nhọn kinh tế số của Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng như góp phần quan trọng tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong thời đại số.
“Tôi cũng quan sát và nhìn thấy sự chuyển dịch đáng mừng của nguồn nhân lực chất lượng cao của các hãng công nghệ lớn về Việt Nam. Giờ đây không khó để tìm thấy những kỹ sư Việt đang thực hiện các dự án công nghệ lớn ở Úc, Singapore (cụ thể kỹ sư người Việt đang làm ở Google, Amazon, Cisco, Microsoft). Chúng ta sẽ có những ưu tiên khuyến khích hiền tài được đào tạo chuyên nghiệp đồng thời có chính sách hỗ trợ các tập đoàn công nghệ đầu tư nhân sự ở Việt Nam. Khi nhân sự tiếp thu được kiến thức, tôi tin họ sẽ là trụ cột cho việc thu hút đầu tư bên cạnh các chính sách hỗ trợ”, Bộ trưởng chia sẻ.
" alt="Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: 'CNTT là một mục tiêu hấp dẫn đầu tư cả trong và ngoài nước'" width="90" height="59"/>