Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Banfield, 02h00 ngày 27/8: Nhiệm vụ phải thắng
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc AZ Alkmaar vs Galatasaray, 3h00 ngày 14/2 -
Góc nhìn mới về xã hội con người Việt Nam thế kỷ 19 qua ăn uốngSách Khoái khẩu và khát vọng. Ảnh: QM.
Một lối tìm hiểu quá khứ độc đáo
Trong cuốn Khoái khẩu và khát vọng, Erica J.Peters đã chọn một lối tìm hiểu quá khứ độc đáo: nghiên cứu xã hội con người qua cách họ ăn uống. Đây là một khuynh hướng quan trọng của sử học thế giới: nghiên cứu không chỉ những lịch sử “lớn” như chính trị, kinh tế, chiến tranh... mà mở rộng trường nghiên cứu đến cả các lĩnh vực “nhỏ” như thời trang, ẩm thực, vui chơi...
Trong lời dẫn nhập cuốn sách, Erica J.Peters viết: “Đồ ăn không chỉ cho biết con người ta là ai mà còn cho biết họ muốn trở thành như thế nào. Nghiên cứu về đồ ăn không nên chỉ xem xét bản sắc được hình thành ra sao qua đồ ăn mà còn phải xem các cá nhân đã dùng đồ ăn để thúc đẩy những lợi ích và khát vọng của bản thân thế nào”.
Tuy là góc nhìn “nhỏ” nhưng không có nghĩa là tầm thường mà là tìm một “lối vào” khác, một hướng tiếp cận khác, một cái nhình sinh động về quá khứ. Và qua góc nhìn này tác giả nhìn đời sống của một cộng đồng gần hơn đến sự thật lịch sử, phát hiện ra những động lực, những tiến trình ẩn khuất của lịch sử.
Theo Erica J.Peters, để viết cuốn sách, bà đã tập hợp và xử lí một khối lượng tư liệu khổng lồ về Việt Nam bao gồm lịch sử (công sử và tư sử), những biên chép phi hư cấu thời Trung đại, văn chương chữ Hán và chữ Nôm Trung đại, các tài liệu folklore, văn khố của chính quyền thuộc địa và báo chí cũng như văn chương thời Pháp thuộc, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Chỉ riêng khối lượng tư liệu/sử liệu đó cũng đã là một đóng góp lớn của cuốn sách. Nó hệ thống hóa cho người muốn tìm hiểu Việt Nam một danh mục tư liệu đồ sộ và có thể tham khảo trong nhiều nghiên cứu khác.
Tiến sĩ Erica J. Peters. Nguồn: ericajpeters.
Giá trị vượt lên trên câu chuyện về ăn uống
Khoái khẩu và khát vọngđề cập đến tính đa dạng trong phong cách ẩm thực ở thôn quê thời thuộc địa, sự du nhập, dung hợp ẩm thực Á - Âu, Việt Nam - Trung Quốc - Pháp, và cách mà con người phản ứng với những thay đổi về đồ ăn thức uống (nước mắm, rượu, lúa gạo, bơ sữa, đồ ăn Pháp…) mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày dưới chế độ thực dân.
Không như dòng tít phụ trên tiêu đề cuốn sách thể hiện , Khoái khẩu và khát vọng không chỉ dừng lại ở thế kỉ 19 với cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn và sau đó là sự chiến thắng của nhà Nguyễn, sự khởi sinh của một vương quốc trên đà thống nhất có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử cho đến lúc đó. Những nghiên cứu của tác gia còn kéo dài cho đến tận thế kỉ 20, đến giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, khi mà chế độ thuộc địa đã được thiết lập và người Việt Nam vừa phải đối diện với chủ nghĩa thực dân, vừa phải đối diện với văn hóa phương Tây.
Trong cuốn sách, tác giả chọn ra những “điểm”, những hiện tượng trọng tâm đánh dấu những thay đổi trong cách người Việt ăn uống trong suốt thế kỉ 19 đầu 20:
Đầu tiên là nạn đói thúc đẩy cuộc cách mạng Tây Sơn. Tiếp đó, vua Gia Long lên ngôi đã dùng đồng lúa để gia cố cho nền móng quyền lực của vương triều.
Thời vua Minh Mạng, với tầm nhìn về sự hài hòa nông nghiệp với cách ẩm thực trên khắp Việt Nam, vua hy vọng nhất thống giang sơn, dập tắt những cuộc nổi loạn và đẩy lui những kẻ sớm sẽ là thực dân châu Âu. Nhưng ông không thể hiện thực hóa tầm nhìn ấy. Tình trạng nghèo đói và sự phản kháng trong dân chúng đã ngăn cản tham vọng của triều đại.
Tiếp đó sách nhìn vào những khát vọng đang thay đổi của cách ẩm thực ở vùng nông thôn thuộc địa Pháp. Khi mang quân đến, Pháp đã từng chút một chiếm lấy giang sơn của nhà Nguyễn, chiếm miền Nam vào thập niên 1860 và các đô thị phía Bắc vào thập niên 1880.
Tuy nhiên, ở nông thôn, các cuộc đấu tranh quy mô nhỏ kéo dài hàng thập niên, chứng tỏ rằng người châu Âu không thể mang lại trật tự hoặc giải quyết vấn đề cái đói. Để tồn tại, dân làng đưa ra những giải pháp riêng, đôi khi hòa hợp, đôi khi xung đột với nhau.
Tiếp đó, sách bàn về cách người Pháp thay đổi mùi vị của hai trong số các sản phẩm phổ biến nhất trên khắp Việt Nam, nước mắm và rượu nếp. Nhà nước thuộc địa Pháp cần tăng cường tài chính để bảo vệ ngân sách quốc gia của Pháp. Các loại thuế mới có vẻ hứa hẹn, đặc biệt đối với hai nhu yếu phẩm của làng: rượu nếp và muối.
Những sự kiềm tỏa chưa từng có tiền lệ áp lên việc sản xuất và phân phối rượu nếp cùng muối nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của hầu như tất cả mọi người sống ở Việt Nam thời điểm đó.
Bắt đầu từ năm 1902, nhà nước Pháp ra lệnh dân làng phải mua rượu từ các công ty đã được phê chuẩn thuộc sở hữu của Pháp – nơi tạo ra loại thức uống “tinh khiết”, rẻ hơn, thay cho thứ rượu nếp của làng. Đáng tiếc là rượu gạo của công ty có mùi vị dở tệ.
Dân làng khắp đất nước từ chối nó, kết hợp từ những lời thỉnh nguyện sáng tạo tới nhà nước trên lý lẽ khẩu vị ưa thích của người tiêu dùng cho đến những hình thức bạo lực có vẻ cổ xưa như dùng gậy tre tấn công công chức nhà Đoan có vũ trang.
Những dân quê nghèo cùng thân sĩ phối hợp với nhau để đương đầu với sự đàn áp cùng những lời hùng biện hoa mỹ của Pháp bằng nhiều chiến lược linh hoạt, mạnh mẽ.
Ngoài ra sách cũng nói đến cách người Hoa đưa các yếu tố văn hóa của mình đến với ẩm thực ở Việt Nam; sự kháng cự phổ biến nơi người Pháp đối với việc ăn các đồ ăn “bản xứ” nói chung, ngoại trừ trái cây nhiệt đới.
Cuối cùng sách trình bày khả năng đón nhận văn hóa Pháp thông qua ẩm thực của tầng lớp thành thị mới người Việt Nam.
Với việc chọn những “chủ điểm” trọng tâm và đắt giá, Khoái khẩu và khát vọng đã đạt được giá trị vượt lên trên câu chuyện về ăn uống. Đó là hành trình của một dân tộc đi đến sự thống nhất cuối thời Trung đại, cách họ kháng cự lại sự xâm lược của người Pháp và chế độ thuộc địa, cách họ tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoại lai.
Tóm lại, Khoái khẩu và khát vọnglà một công trình nghiên cứu Việt Nam công phu và có chất lượng, mang đến nhiều tri thức mới về lịch sử và lịch sử văn hóa Việt Nam. Công trình được chuyển ngữ một cách nghiêm túc với tiến trình Việt hóa hiện đại nhưng vẫn giữ được sự hấp dẫn và rất dễ tiếp cận.
------------
Cuốn sách Khoái khẩu và khát vọng được Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1 và Tri Thức - Znews. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
"> -
Đây là số liệu tổng hợp từ việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển của học sinh lớp 9 ở Hà Nội và học sinh tự do, học sinh tỉnh ngoài đã nộp “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020” tại các trường THCS, phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 14/5 Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10Số liệu nhằm giúp học sinh biết được tỷ lệ "chọi" vào từng trường.
Xem phân tích chi tiết TẠI ĐÂY
Năm nay, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh.
Sau khi đăng ký nguyện vọng lần 1 và có nhu cầu đổi nguyện vọng dự tuyển, học sinh làm đơn và nộp tại các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
Thời gian nhận đơn đổi nguyện vọng dự tuyển vào ngày 15 và 16/5/2019.
Năm học 2019-2020, 122 trường THPT công lập tuyển hơn 67.000 học sinh.
Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội:
Tỷ lệ chọi vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội 2017
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố thông tin chi tiết về chỉ tiêu, số lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên các trường THPT công lập năm học 2017-2018.
"> -
Sơn La đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớpSơn La vừa ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT. (Ảnh minh họa: Mic)
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025.
Kế hoạch ban hành với mục tiêu phát triển ứng dụng CNTT, chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021 - 2025 để tiến tới chính quyền tương tác, minh bạch, sử dụng dữ liệu số nhằm tối ưu hoá hoạt động, chuyển đổi và cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số trong toàn tỉnh và quốc gia.
Theo đó, kế hoạch đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp, phát triển Chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Cụ thể, trong 5 năm tới, Sơn La phấn đấu đạt 100% các văn bản chỉ đạo, thông tin điều hành của cơ quan nhà nước được cập nhật, xử lý qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, trừ văn bản, hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; trên 70% báo cáo định kỳ, không bao gồm nội dung mật của các cơ quan hành chính nhà nước được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Rút ngắn từ 30% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử; 100% cơ quan nhà nước thực hiện quản lý cán bộ, quản lý tài chính - kế toán qua môi trường số.
Ngoài ra, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp có 80% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số của chính quyền; 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã ứng dụng hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung của tỉnh; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; 80% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở, dưới định dạng máy có khả năng đọc để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được bảo đảm an toàn theo cấp độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giám sát ATTT. Tỉnh cũng đặt mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước được tham gia đào tạo, tập huấn, diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin.
Để hoàn thành được những mục tiêu trên, trong kế hoạch vừa ban hành, UBND Sơn La nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống nền tảng, xây dựng dữ liệu, phát triển các ứng dụng – dịch vụ, nguồn nhân lực đảm bảo ATTT…
Trong đảm bảo ATTT, kế hoạch của tỉnh Sơn La nêu rõ: nâng cấp và duy trì bảo đảm ATTT mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; áp dụng hệ thống quản lý ATTT mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm ATTT, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu.
Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoatjd động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất ATTT mạng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức Nhà nước và người dùng Internet.
Định kỳ hàng năm tổ chức 2 – 3 chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm ATTT mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về ATTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; thực hiện từ 1 – 2 đợt kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định của pháp luật trong mỗi năm.
Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm ATTT đối với các hệ thống hạ tầng thông tin và hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành.
Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Độ ứng cứu sự cố ATTT mạng, tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.
Về nhân lực, tỉnh sẽ bố trí cán bộ chuyên trách làm việc toàn thời gian cho cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo ATTT theo đúng quy định; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ về ATTT đồng thời thường xuyên hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.
D.V
Hải Dương phát hiện nhiều trang thông tin điện tử dùng thư viện “Telerik UI” tồn tại lỗ hổng bảo mật
Công an Hải Dương cho biết thời gian qua, đã phát hiện nhiều trang thông tin điện tử sử dụng thư viện “Telerik UI” tồn tại lỗ hổng bảo mật và bị tin tặc tấn công, đăng tải hình ảnh quảng cáo game bài V8 Club.
">