Kèo vàng bóng đá Valladolid vs Sevilla, 22h15 ngày 16/2: Tin vào chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Esteghlal, 22h59 ngày 18/2: Trận chiến không khoan nhượng -
Vắc xin CovidTS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Hải
Theo TS Park, trên toàn thế giới, vắc xin ngừa Covid-19 đang không đủ cung ứng, dù tất cả các quốc gia đều muốn mọi người dân được tiêm nhưng số lượng vắc xin vẫn còn rất hạn chế.
“Trong bối cảnh vắc xin còn hạn chế, WHO rất hoan nghênh định hướng của Chính phủ Việt Nam khi ưu tiên tiêm dựa trên đánh giá nguy cơ”, ông Park nói.
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, dù vắc xin đã được thử nghiệm, đáp ứng tiêm chủng an toàn nhưng đây là lần đầu tiên thế giới sản xuất một loại vắc xin trong thời gian chỉ 1 năm.
“Vì vậy chúng tôi nhấn mạnh cần phải có sự theo dõi sát, kiểm tra sau khi tiêm vắc xin 48 giờ cũng như tiếp tục theo dõi sau tiêm tại nhà để quá trình tiêm vắc xin đảm bảo an toàn”, TS Park lưu ý.
Ông Park đánh giá cao trong buổi tiêm đầu tiên, Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, người tiêm được cung cấp thông tin đầy đủ và quy trình tiêm an toàn. Đây là tín hiệu tốt để Việt Nam tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng an toàn trong thời gian tới.
WHO mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Y tế trong quá trình tiêm vắc xin để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra khuyến nghị cho người dân.
Việt Nam có thêm 4 triệu liều vắc xin trong 2 tháng tới
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết, cơ quan này đã liên hệ 10 hãng hàng không quốc tế để có thể vận chuyển miễn phí vắc xin đến 92 quốc gia nghèo và thu nhập thấp tham gia cơ chế vắc xin COVAX. Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên của COVAX.
Khi Việt Nam đáp ứng đủ các quy định, COVAX sẽ chuyển 1,2 triệu liều AstraZeneca trong tháng 3 và 2,8 triệu liều trong tháng 4. Theo kế hoạch, trong năm 2021, COVAX sẽ chuyển cho Việt Nam 30 triệu liều vắc xin.
“Mục tiêu làm sao đưa vắc xin một cách nhanh chóng, an toàn về mặt y tế sức khoẻ để Việt Nam có thể khôi phục và phát triển kinh tế”, bà Rana Flowers nhấn mạnh.
Bà chia sẻ thêm, bản thân rất tự hào khi chứng kiến những mũi tiêm ngừa Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam.
Tại họp báo, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc.
Đây là sự đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
“Bộ Y tế kêu gọi người dân trên cả nước đến lượt mình hãy đi tiêm phòng Covid-19 để bảo vệ cho cá nhân, người thân, vì một cộng đồng khỏe mạnh, để đất nước sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn
Thứ trưởng đề nghị Chương trình Tiêm chủng mở rộng và các đơn vị thực hiện tiêm chủng nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về sử dụng vắc xin phòng Covid-19, giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc xin để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh giám sát để phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai tiêm chủng, kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình chuẩn tiêm chủng.
Theo Thứ trưởng Thuấn, Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cụ thể đến 13 tỉnh và 21 bệnh viện có điều trị bệnh nhân Covid-19. Vì vậy, kế hoạch tiêm những ngày tiếp theo sẽ do từng tỉnh phê duyệt, sắp xếp các đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ. Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi trong và sau tiêm chủng, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá.
Ông Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam sẽ có chắc chắn 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Hiện Bộ Y tế đang đàm phán thêm với hãng dược Pfizer, Moderna, Sputnik V để có thêm vắc xin.
“Nguyên tắc là đàm phán hết sức khéo léo, đảm bảo chặt chẽ để có được vắc xin chất lượng, an toàn, hiệu quả với giá cả hợp lý nhất”, Thứ trưởng nói rõ.
Song song, Bộ Y tế cũng chỉ đạo quyết liệt các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin của Việt Nam tích cực nghiên cứu, thử nghiệm để sớm có vắc xin sản xuất trong nước nhằm chủ động nguồn vắc xin phục vụ tiêm chủng.
Hiện tại, vắc xin Nanocovax của Nanogen đã bước sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, vắc xin Covivac của IVAC chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1. Nếu thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, dự kiến cuối năm 2021, đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có vắc xin Covid-19 trong nước sản xuất.
Sẽ có khung tiêu chí để các đơn vị chủ động mua vắc xin
Trước câu hỏi của báo chí quốc tế về việc người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi nào được tiêm vắc xin, Thứ trưởng Thuấn cho biết, trong đợt đầu, lượng vắc xin không có nhiều nên Việt Nam ưu tiên các tỉnh có dịch trước.
Sau đó tùy theo lượng cung ứng sẽ triển khai tiêm mở rộng cho các đối tượng khác theo từng bước, theo đúng tinh thần Nghị quyết 21, cố gắng làm sao bao phủ vắc xin cho toàn bộ người dân có chỉ định trong năm 2021-2022.
“Đối với người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ sẽ cùng bàn bạc với đại sứ các nước. Nhóm cán bộ ngoại giao, cán bộ tiếp xúc với nhiều người cũng nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên trong Nghị quyết 21”, Thứ trưởng Thuấn thông tin.
Bên lề họp báo, Thứ trưởng Thuấn cho biết thêm, hiện nhiều đơn vị, cá nhân muốn mua vắc xin cho người lao động, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 rất hoanh nghênh sự tham hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân muốn mua vắc xin tiêm cho cán bộ nhân viên.
“Tuy nhiên việc nhập vắc xin nào, tiêm như thế nào nhất thiết phải có sự đồng thuận, đồng ý của Bộ Y tế để xem xét những loại vắc xin nào đủ tiêu chuẩn, an toàn cho người tiêm, đặc biệt giá cả cũng phải hợp lý theo đúng quy trình, quy phạm. Bộ có thể sẽ đưa ra khung tiêu chí, tiêu chuẩn sau đó giao cho các đơn vị chuyên môn để cùng xem xét, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức nếu có nhu cầu”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Thúy Hạnh
Việt Nam đã thực hiện những mũi tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên
Sáng 8/3, Việt Nam triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho những người đầu tiên. Ba Thứ trưởng Y tế sẽ trực tiếp có mặt để giám sát.
"> -
Vaccine CovidGS Nguyễn Văn Kính trao đổi với báo chí bên lề buổi tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Phạm Hải
Theo GS Kính, vắc xin AstraZeneca Việt Nam đang tiêm đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3, đảm bảo các tiêu chí khắt khe và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt. Vắc xin này cũng có giá cả hợp lý, bảo quản dễ dàng nên được rất nhiều nước mua và sử dụng.
Dù vậy vắc xin hay bất kể loại thuốc, chất lạ nào khi vào cơ thể đều có những tác dụng phụ nhất định.
“Phổ biến nhất là đau tại nơi tiêm, nặng hơn là áp xe tại vị trí tiêm và nặng nề nhất là sốc phản vệ. Kể cả kháng sinh tiêm vào người cũng gây sốc phản vệ. Vì vậy, mỗi cơ sở phải biết các biến cố bất lợi đó để dự phòng, chuẩn bị sẵn các dụng cụ cấp cứu", GS Kính phân tích.
"Trước khi tiêm cũng phải hỏi rất kỹ người tiêm về tiền sử bệnh nền, dị ứng, tiền sử phản vệ để xem có tiêm được hay không vì mỗi loại thuốc, vắc xin đều có chống chỉ định".
GS Kính cho biết thêm, vắc xin AstraZeneca chưa nghiên cứu nhiều ở phụ nữ mang thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng ở đối tượng dưới 18 tuổi vì vậy chỉ khuyến cáo tiêm cho người 18-60 tuổi.
Tuy nhiên, gần đây, qua các thử nghiệm ở một số nước châu Âu, vắc xin này vẫn có hiệu quả với người trên 60 tuổi. Vì vậy, Việt Nam không có chống chỉ định với nhóm người cao tuổi.
“Hôm nay, chúng ta mới triển khai những mũi tiêm đầu tiên nên sẽ vừa tiêm vừa theo dõi chặt chẽ. Mong muốn của nhà sản xuất và chúng ta là tạo được miễn dịch cộng đồng với ít nhất 2/3 dân số, khi đó dịch bệnh sẽ không bùng lên nữa”, GS Kính nói.
Theo GS Kính, vắc xin AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ sau tiêm đủ 2 mũi đạt trên 80%. Thời gian bảo vệ theo khuyến cáo của nhà sản xuất đạt ít nhất 7 tháng.
Do chưa có nghiên cứu đầy đủ nên sau tiêm sẽ phải theo dõi, đo lượng kháng thể người tiêm để đánh giá, nếu kháng thể đủ cao mới bảo vệ được, nếu xuống thấp sẽ phải tiếp tục tiêm.
Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam đánh giá, hiện thế giới đã ghi nhận 4.000 biến chủng virus SARS-CoV-2. Virus vẫn đang biến đổi liên tục vì vậy các vắc xin ngừa Covid-19 hiện nay phải “chạy theo” sự biến đổi của virus.
Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 4 biến chủng, mới nhất dịch bùng phát tại Hải Dương liên quan đến chủng virus B.1.1.7 ở Anh. Chủng này lây lan nhanh nhưng độc lực không tăng nên trong thời gian ngắn, số ca mắc ở Hải Dương cao vọt nhưng tỷ lệ ca diễn biến nặng thấp.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM chích ngừa vắc xin AstraZeneca trong sáng 8/3
Các dữ liệu nghiên cứu hiện tại cho thấy, vắc xin AstraZeneca vẫn có hiệu quả với biến thể Anh và các chủng cơ bản.
GS Kính nhìn nhận, sản xuất vắc xin cũng giống làm theo khuôn mẫu, sau này khi xuất hiện thêm các biến chủng mới chỉ cần cải biến khuôn đã có cho phù hợp với các chủng mới, không cần phải làm lại từ đầu.
Tại cuộc họp báo trưa 8/3, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh, không có vắc xin nào an toàn 100% và không có vắc xin nào có tác dụng phòng bệnh 100%.
“Do vậy muốn bảo vệ xã hội khỏi nguy cơ mắc Covid-19, đồng thời với tiêm chủng, mọi người dân cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Tôi tin tưởng rằng, thực hiện tốt những điều này chúng ta nhất định sẽ chặn đứng Covid-19”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ông Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam chắc chắn nhận được 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Việt Nam đang tiếp tục đàm phán với các hãng dược Pfizer, Moderna và Sputnik để có thêm vắc xin.
Việt Nam đặt mục tiêu trong năm 2021 tiêm được 100 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.
Thúy Hạnh
Vắc xin Covid-19 sản xuất rất ngắn nên cần theo dõi sát sau tiêm
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, lần đầu tiên thế giới sản xuất vắc xin chỉ trong 1 năm nên cần phải theo dõi sát sau tiêm.
"> -
Grab ‘xúi’ Vinasun kiện Bộ Giao thông vận tải-Cho rằng vì Grab cạnh tranh không lành mạnh khiến Vinasun thiệt hại hơn 41 tỷ đồng, hơn 8.000 người lao động của Vinasun nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi nên Vinasun đã khởi kiện Grab ra tòa.Vinasun và Grab chuẩn bị 'khẩu chiến' ở tòa">