Tại diễn đàn,ĩnhPhúcđẩymạnhtriểnkhaimôhìnhgắndoanhnghiệpvớiđàotạlaliga 2024 các Cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, nhà trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ các nội dung liên quan đến định hướng nghề nghiệp và chính sách tuyển dụng; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động có tay nghề; giúp các doanh nghiệp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến năng suất và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Diễn đàn là nơi chia sẻ các nội dung liên quan đến định hướng nghề nghiệp và chính sách tuyển dụng
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang là đòi hỏi cấp thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Ông Phạm Văn Luyến – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá, Vĩnh Phúc đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động.
Ông cho biết: “Thiếu lao động ở chỗ, tại các nhà máy và các công ty luôn có biển tuyển dụng hàng tháng. Nhiều lao động chất lượng cao từ Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái đổ về Vĩnh Phúc làm việc. Thừa lao động ở chỗ, nhiều lao động đi làm việc tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh.
Trên địa bàn có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 7 trường dạy nghề, 1 trường đào tạo. Mỗi năm những cơ sở này có thể đào tạo 35.000 lao động từ trung cấp, sơ cấp. Các trường dạy nghề mong muốn được ký đơn đặt hàng với các doanh nghiệp và cam kết đáp ứng đầy đủ, bao gồm cả trình độ cấp quốc gia, quốc tế và cấp ASEAN”.
Bà Tori Tveit – Giám đốc Liên đoàn các Doanh nghiệp Na – Uy cho rằng, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là thách thức lớn với Na Uy và Việt Nam. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt cần có sự phối hợp của doanh nghiệp, nhà trường, nhà nước.
Kể từ năm 2004, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Liên đoàn các Doanh nghiệp Na Uy triển khai mô hình dạy nghề kiểu mới trên cơ sở mô hình dạy nghề của Na Uy là thực hiện liên kết trường với doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia quá trình đào tạo, đóng góp xây dựng giáo trình, phương pháp giảng dạy đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; cử cán bộ kỹ thuật đến giảng dạy tại trường; tiếp nhận giáo viên và sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Lan Anh – Phó tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động cho biết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng cơ chế, chính sách gắn kết doanh nghiệp với nhà trường; đồng thời hỗ trợ Doanh nghiệp xây dựng mô hình, chương trình giảng dạy giảng viên để thu hút hợp tác từ các trường. Mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc thành công sẽ là nền tảng để nhân rộng mô hình trên toàn quốc trong tương lai.
Trường Giang
Bước ngoặt của một đứa trẻ ham chơi điện tử
-Từ một đứa trẻ ham chơi điện tử, không có định hướng gì cho tương lai nhưng cuối cùng tôi đã tìm được một công việc mà bản thân luôn ao ước.