您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Soi kèo góc Fulham vs Newcastle, 21h00 ngày 06/04
NEWS2025-02-14 12:05:15【Thế giới】1人已围观
简介 Pha lê - 06/04/2024 10:33 Kèo phạt góc 24hmoney24hmoney、、
很赞哦!(3499)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Banfield, 6h00 ngày 12/2: 3 điểm ở lại
- Bạn may mắn hơn tôi vì bạn có một gia đình…
- Nhiều trường loại thịt lợn ra khỏi thực đơn vì sợ dịch tả lợn châu Phi
- Danh tính chồng sắp cưới hơn 17 tuổi của hoa hậu Khánh Vân
- Nhận định, soi kèo Doncaster vs Crystal Palace, 2h45 ngày 11/2: Thắng dễ
- Mỹ nới lỏng quy định xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Đông
- Những phát ngôn về tình yêu trước khi Nam Thư vướng ồn ào 'giật chồng'
- Tiến sĩ giảm 40 kg trong 10 tháng
- Nhận định, soi kèo Al Wakrah vs Al Taawoun, 23h00 ngày 12/2: Cửa trên đáng tin
- Mẹ ngất giữa đường, cậu bé 8 tuổi lái ôtô 100km/h đưa mẹ đến nơi an toàn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Feyenoord vs AC Milan, 03h00 ngày 13/2: Ca khúc khải hoàn
Áo dài truyền thống
Trong các kiểu áo dài được ưa chuộng trên thị trường, áo dài truyền thống vẫn luôn được các quý cô yêu thích mỗi khi Tết đến xuân về. Trang phục này vừa thể hiện được bản sắc truyền thống, là cách tuyệt vời để lưu giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Khoác lên mình tà áo dài truyền thống, cô nàng được tôn dáng nhờ những đường may bo cong ôm áo. Với các quý cô sỡ hữu số đo 3 vòng cân đối, áo dài truyền thống sẽ khoe trọn vẻ đẹp của nàng.
Không chỉ phom dáng, màu sắc của áo dài cũng được quá quý cô chú trọng trong dịp Tết 2023 này. Nếu nàng là người yêu thích sự đơn giản, tinh tế thì các gam màu trung tính như: trắng, be hoặc các màu pastel dịu nhẹ sẽ là một lựa chọn phù hợp. Còn với các quý cô thích các tông màu nổi bật, thì màu vàng, đỏ, hồng… sẽ giúp nàng tỏa sáng rạng rỡ. Phối thêm với một chiếc quần lụa màu trắng là đã đủ để nàng có một bộ trang phục thật đẹp đón năm mới.
Áo dài cách tân tay lỡ
Bên cạnh sự chuẩn chỉnh, đoan trang của áo dài truyền thống, thì áo dài cách tân đang chiếm được sự quan tâm từ các cô nàng trẻ tuổi. Với phom dáng khá giống với áo dài truyền thống nhưng được cắt ngắn hơn khoảng ½ hoặc ¾ ống tay, giúp người mặc thoải mái và dễ hoạt động hơn.
Với thiết kế tay lỡ dáng ôm, đây sẽ là mẫu áo dài phù hợp cho các cô nàng có vóc dáng mảnh mai, muốn tôn sự thanh thoát của cơ thể. Nếu nàng muốn che đi khuyết điểm trên phần bắp tay, thì áo dài cách tân tay phồng là sự lựa chọn vừa yểu điệu vừa tinh tế.
Áo dài dáng suông
Không giống với mẫu áo dài truyền thống, áo dài dáng suông sở hữu thiết kế rộng, không có điểm chiết eo và dáng suông thẳng theo chiều dài áo. Với kiểu áo này, quý cô luôn tự tin, thoải mái khi mặc mà không còn lo về vóc dáng của mình.
Kết hợp cùng các chi tiết như: tà ngắn, tay lỡ hay họa tiết bắt mắt, các mẫu áo dài dáng suông còn đem tới vẻ trẻ trung, năng động. Phối thêm với những phụ kiện túi xách và cao gót, nàng sẽ có diện mạo thật nữ tính và đặc biệt trong mùa xuân năm nay.
Trên đây là các xu hướng lựa chọn áo dài tết 2023 nổi bật đang được nhiều quý cô tìm đón trong mùa xuân năm nay. Bên cạnh đó, còn có nhiều mẫu áo dài hiện đại, cách tân duyên dáng khác chờ nàng khám phá.
Trang phục: Lamia Design
Lamia Design là thương hiệu thời trang dành cho những cô nàng hiện đại, tự do, phóng khoáng. Lamia không chỉ chú trọng đến chất liệu mà còn cả cảm xúc thiết kế. Với bộ sưu tập áo dài Tết 2023, Lamia mang đến những thiết kế tinh tế, sáng tạo và hợp xu hướng cho các nàng.
Lamia Design
Hotline: 0969.436.090
Fanpage: https://www.facebook.com/lamiastores/
Website: https://lamia.com.vn
Showroom 1: 102 Nguyễn Hữu Thọ, Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Showroom 2: Số 21 Phố Nối, Mỹ Hào, Hưng Yên
Showroom 3: Số 224 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Ngọc Minh
">4 kiểu áo dài mặc đẹp dịp Tết 2023
Tôi năm nay 38 tuổi, về làm dâu nhà chồng đã 15 năm. Bố mẹ chồng tôi có 2 trai, 1 gái. Em gái chồng vào TP.HCM học rồi lập nghiệp, kết hôn với người trong đó, ngoài này còn 2 người con trai ở cùng bố mẹ.
Chồng tôi là con trai thứ nhưng mọi việc gia đình, từ lớn đến nhỏ, một tay anh quán xuyến, chẳng khác nào con trai trưởng.
Một năm có bao nhiêu đám giỗ, đối nội, đối ngoại anh cũng thay bố mẹ đảm nhiệm. Nhà có việc gì cần đến tài chính, bố mẹ cũng gọi chồng tôi ra trao đổi, bàn bạc để anh lo.
Ngược lại với em trai, anh chồng tôi đến bây giờ 40 tuổi vẫn vô tư ở nhà ăn bám bố mẹ. Từ ngày tôi về đây ở, chưa bao giờ thấy anh cầm chiếc chổi quét nhà, rửa bát đĩa.
Bữa cơm bày biện ra mâm, tôi phải gọi mãi anh mới đủng đỉnh xuống, ăn xong lại leo lên tầng xem phim, ăn quà vặt.
Quần áo mặc xong, vứt lay lắt khắp nhà, tôi phải cặm cụi đi thu dọn. Em dâu nhắc nhở, anh chồng tôi chỉ ậm ừ, có lúc còn mặt mày cau có, tỏ ý khó chịu.
Thấy anh không tiếp thu, tôi nhờ mẹ chồng tác động. Bà chiều con trai, còn quay ra trách con dâu: “Có mấy cái quần cái áo, chị giặt luôn cho xong, tỵ nạnh làm gì”.
Tôi nhắc nhiều lần quá cũng bực, chỉ giặt đồ cho bố mẹ và vợ chồng, con cái. Đồ của anh tôi để nguyên. Anh chồng hậm hực ra mặt, mượn cớ mắng cháu để dằn mặt em dâu.
Trước đây, người quen giới thiệu anh đi làm một vài chỗ. Nơi thì anh chê lương thấp, không bõ công lao động. Nơi anh lại kêu ca công việc nặng nhọc. Công ty phân phối hàng gia dụng, làm nhàn, chế độ đãi ngộ tốt, lương khá, anh đùng đùng bỏ ngang vì cãi nhau tay đôi với đồng nghiệp, trong lúc nóng nảy, anh đánh người ta vỡ đầu.
Chồng tôi phải xách hoa quả, tiền bạc đến thăm, giảng hòa cho mọi việc êm xuôi.
Từ ngày đó, anh thất nghiệp, sống như cây tầm gửi ăn bám gia đình. Nếu chỉ phụ thuộc bố mẹ chồng tôi, tôi cũng không đến mức phải than thở như thế này.
Thế nhưng, anh coi việc vợ chồng tôi nuôi anh là điều hiển nhiên. Mỗi lần ra ngoài tụ tập bạn bè, ăn chơi, mua sắm, anh sẵn sàng xin tiền em dâu.
Lúc chồng tôi làm ăn được, những khoản đó tôi ít để tâm nhưng từ khi xí nghiệp chuyển đổi quy mô hoạt động, ít việc, thu nhập chồng tôi bấp bênh, chỉ đủ anh xăng xe, ăn sáng.
Hai năm trở lại đây, bố mẹ chồng bàn giao hết việc nội trợ, điện nước cho vợ chồng tôi tự tính toán, chi tiêu. Mỗi tháng ông bà đóng góp 10 kg gạo và 1,5 triệu.
Lúc này, mọi thứ dồn hết lên hai vai tôi. Tiền học các con, hiếu hỉ, ốm đau… Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Ngoài căn nhà đang sinh sống, bố mẹ chồng tôi có một căn hộ tập thểt. Ông bà để con trai cả quản lý, cho thuê, lấy tiền tiêu vặt.
Tuy nhiên, từ ngày quản lý, có tiền thuê nhà, anh chồng tôi vẫn tiếp tục ăn bám, không có ý định nộp phí sinh hoạt cho vợ chồng em trai.
Đôi lần, ngồi ăn cơm cả nhà, tôi nhắc khéo, bảo anh phải đóng phí, vì vợ chồng tôi khó khăn, không cáng đáng nổi.
Anh bỏ ngoài tai, coi như chưa nghe thấy gì. Họ hàng khuyên anh lấy vợ, dọn ra ngoài sống, anh tuyên bố, ở vậy cho sướng, khỏi phải lo cho ai lại có cơm ăn, áo mặc thoải mái. Tôi bảo chồng nói với anh cho rõ ràng, chồng tôi lại sợ mất tình cảm anh em.
Tôi phát ốm vì ông anh chồng lười biếng này. Các bạn có cao kiến gì trong rường hợp của tôi hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Hiến kế cho nàng dâu khó xử vì mẹ chồng vào nằm ké điều hòa
Bài viết 'Con dâu khó xử vì tối nào mẹ chồng cũng vào nằm ké điều hòa' của chị Xuân (Hải Phòng) được nhiều độc giả quan tâm, hiến kế.
">Tâm sự khốn khổ vì anh chồng 40 tuổi vẫn ăn bám
-Ngày 23/3, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức thực hiện các quyết định kỷ luật, với việc điều động công tác 5 cán bộ thuộc Đội Thanh tra Xây dựng (TTXD) quận Ba Đình.
Theo đó, ông Nguyễn Cương Quyết, Đội trưởng Đội TTXD quận Ba Đình được điều động giữ chức Phó Trưởng phòng Tổ chức, Thanh tra Sở Xây dựng.
Ông Phạm Hùng Phương, Phó Đội trưởng Đội TTXD quận Ba Đình được điều động làm chuyên viên phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Sở Xây dựng.
Bên cạnh đó, 3 cán bộ khác thuộc quản lý của Đội TTXD quận Ba Đình là ông Nguyễn Ngọc Anh, ông Phạm Quốc Hùng và ông An Quốc Việt cũng nhận quyết định điều chuyển công tác khác.
UBND phường Điện Biên dự kiến hoàn thành việc phá dỡ tầng 19 vi phạm tại dự án 8B Lê Trực trong khoảng 2 tháng. Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 1344 đồng ý với đề xuất về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức của Sở Xây dựng và của UBND quận Ba Đình liên quan đến việc để xảy ra sai phạm tại công trình xây dựng số 8B Lê Trực (phường Điện Biên). Hình thức kỷ luật đối với ông Hoàng Ngọc Vinh - Phó Chánh Thanh tra với hình thức kỷ luật khiển trách; ông Nguyễn Cương Quyết - Đội trưởng Độ Thanh tra Xây dựng Ba Đình, hình thức kỷ luật giáng chức, chuyển công tác khác.
Đối với ông Phạm Hùng Phương - Đội phó Đội Thanh tra Xây dựng Ba Đình, hình thức kỷ luật giáng chức, chuyển công tác khác, không giao nhiệm vụ quản lý TTXD. Với ông Lê Văn Đức - Phó phòng phụ trách, phòng Quản lý và cấp phép Xây dựng, hình thức kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Giám đốc Sở cũng ban hành quyết định xử lý kỷ luật với 4 cán bộ gồm: ông Nguyễn Tiến Dũng - Thanh tra viên, nguyên tổ trưởng Tổ TTXD phường Điện Biên, thuộc đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình áp dụng hình thức buộc thôi việc, nhưng do đã chuyển công tác nên thông báo đến địa phương nơi cư trú và nơi công tác hiện nay. Ông Phạm Quốc Hùng - chuyên viên đội TTXD quận Ba Đình, áp dụng hình thức cảnh cáo, chuyển công tác khác. Ông An Quốc Việt - Cán sự đội TTXD quận Ba Đình, áp dụng hình thức cảnh cáo, chuyển công tác khác.
Liên quan đến việc phá dỡ phần sai phạm tại công trình, tại báo cáo số của Sở Xây dựng gửi UBND TP Hà Nội về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực nêu rõ UBND phường Điên Biên dự kiến hoàn thành việc phá dỡ tầng 19 vi phạm trong khoảng 2 tháng.
Hồng Khanh
- 8B Lê Trực không phải cái kim, vi phạm phải xử lý nghiêm
- Vụ 8B Lê Trực: Hà Nội đồng ý giáng chức, kỷ luật cán bộ liên quan
- Vụ 8B Lê Trực: Giáng chức, điều chuyển nhiều cán bộ
- Cưỡng chế toàn bộ sai phạm nhà 8B Lê Trực
- Sai phạm tại nhà 8B Lê Trực: Tại sao chưa ai bị xử lý?
Sở Xây dựng HN thi hành kỷ luật vụ 8B Lê Trực
- 8B Lê Trực không phải cái kim, vi phạm phải xử lý nghiêm
Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs Igdir, 21h00 ngày 12/2: Khách ‘tạch’
Tôi năm nay 56 tuổi, mới nghỉ hưu được 2 năm. Trước đây tôi làm giáo viên tiểu học. Công việc không quá áp lực nhưng do sức khỏe yếu, tôi xin nghỉ sớm.
Từ ngày ở nhà, tôi quanh quẩn với bữa cơm, trồng cây, chăm hoa. Cuộc sống êm đềm. Hai vợ chồng sinh được 1 trai, 1 gái. Các cháu đều lên Hà Nội lập nghiệp, xây dựng gia đình.
Ảnh: B.N Con gái tôi học hành giỏi giang, ra trường được cơ quan nhà nước tuyển dụng ngay. Cháu quen biết và yêu con trai một chủ doanh nghiệp lớn.
Gia đình tôi không giàu có nhưng cũng không đến mức nghèo, thiếu thốn. Tuy vậy, khi con giới thiệu bạn trai và gia cảnh bên đó, tôi cũng nhiều đắn đo.
Mặc dù gia đình họ giàu có, nhà đẹp, xe sang, tiền bạc dư thừa nhưng tôi lo lắng sợ con gái không thích ứng được với cuộc sống đó. Người làm kinh doanh bao giờ cũng sắc sảo, liệu họ có yêu thương, cảm thông con gái tôi không?
Lòng mẹ bao giờ cũng thương con. Tôi nghĩ cảnh con lấy chồng, phải khổ sở, nhịn nhục ở nhà chồng là đã ứa nước mắt.
Thế nhưng, hai đứa quyết tâm lấy nhau, tôi đành phải đồng ý. Tháng đầu, tôi gọi cho con gái liên tục, hỏi han xem cuộc sống ra sao. Lúc nào con cũng bảo vui vẻ, hạnh phúc, được bố mẹ chồng quan tâm.
Tôi cũng tạm yên lòng. Cho đến ngày tôi lên chăm cháu ngoại, tôi mới biết, lâu nay, con giấu mẹ, chịu cay đắng mà không dám kể.
Bà thông gia sống hà khắc với người giúp việc và con dâu. Bất kể việc gì không hài lòng bà cũng rủa xả nặng nề.
Con tôi thuê một bác về hỗ trợ bế em bé, giặt giũ tã lót hàng ngày… tức là chỉ chăm em bé, không phải nấu cơm và làm các việc khác.
Đây là điều khoản ghi rõ trong hợp đồng lao động ký với bên trung tâm cung ứng nhân sự.
Tuy nhiên, bác vẫn tự nguyện nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa cho cả nhà. Bà thông gia nhà tôi vẫn không hài lòng, mắng nhiếc bác lười nhác, ôm thằng bé cả ngày để trốn việc.
Nhà có máy hút bụi, robot lau nhà nhưng bà thông gia bắt phải lau bằng khăn ướt trước, rồi mới dùng đến thiết bị. Theo bà, vệ sinh như vậy mới đảm bảo sạch sẽ.
Bác giúp việc không chịu hành xử của bà chủ nên xin nghỉ.
Con tôi mới đẻ em bé được 10 ngày, phải tự giặt giũ cho em bé, pha sữa, lau dọn nhà cửa.
Tôi lên đến cửa, chứng kiến con xách xô nước, hì hục lau nhà, vội chạy đến đỡ tay, giục con đi nằm, “Cố nằm nhiều con ạ, kẻo sau này đau lưng. Gia đình có điều kiện, thuê người về làm, việc gì phải khổ thế”
Tôi nói chưa dứt câu, bà thông gia từ cầu thang bước xuống: “Bà bảo ai khổ? Con bà về đây sướng hơn người, tiền bạc không phải lo nghĩ gì. Thi thoảng, lau dọn cái nhà nhẹ nhàng chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bà sợ con khổ, ở lại đây mà làm osin”.
Những lời nói xúc phạm của bà ấy như xát muối vào lòng tôi. Từ ngày bàn bạc, lo chuyện cưới xin, tôi cũng biết thông gia ghê gớm. Thái độ tỏ ra nền nã nhưng lời nói đanh, như thể xiên vào tai người khác. Nhưng tôi đâu nghĩ, bà thông gia sống cay nghiệt đến thế.
Tôi ức nghẹn, định phản ứng lại, con gái vội kéo vào phòng. Con khóc, xin tôi đừng để bụng. Mẹ chồng hay chì chiết, bù lại con rể tôi thương vợ. Con rể tôi hứa, đợi thằng bé 1 tuổi, sẽ dọn ra ở riêng.
Tôi cố gắng nhẫn nhịn, ở lại cơm nước cho con 1 tuần. Suốt thời gian ở đó, bà thông gia tỏ thái độ khó chịu, không mở miệng nói 1 câu nào. Thức ăn tôi nấu, bà ngúng nguẩy, gắp vài miếng rồi đổ.
Dẫu biết, đây là sự lựa chọn của con gái tôi, sướng khổ cháu tự chịu nhưng nhìn con bị đối xử như vậy, tôi không đành.
Thời kỳ trong cữ, phụ nữ yếu đuối, càng phải chăm bẵm, quan tâm. Tôi lo tiếp tục sống trong tình cảnh đó, con gái mình mắc bệnh trầm cảm.
Tôi dự định, cháu ngoại đầy tháng, sẽ xin phép đón hai mẹ con về dưới quê chăm hết 6 tháng. Sau đó, bán mảnh đất, mua cho con gái căn hộ nhỏ. Để vợ chồng cháu ra ở riêng, còn mình lên bế cháu ngoại.
Theo mọi người, tôi làm vậy có ổn thỏa không? Tôi nên ứng xử, nói sao cho khéo để ông bà thông gia đồng ý. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mẹ chồng khó dễ với con dâu, con trai đòi bỏ vợ và cái kết không bất ngờ
Tôi vừa đi làm về, mẹ đã đón ngay tôi ở cổng. Nhìn dáng vẻ mẹ tôi là biết, chắc lại có chuyện rồi.
">Mẹ lên chăm con gái đẻ, thông gia nói như xát muối vào lòng
Xin ý tưởng, xin cả giáo án
Trên một diễn đàn dành cho giáo viên, thời gian này liên tục thấy những đề nghị xin kinh nghiệm, góp ý, ý tưởng cho bài hội giảng, thao giảng hay chuyên đề… từ thầy cô giáo ở khắp các vùng miền.
“Tuần sau em thao giảng bài Tập đọc Bưu thiếp của lớp 2, các thầy cô có thể tư vấn cho em một vài ý tưởng để dạy theo hướng phát triển năng lực được không ạ? Em bí quá nghĩ mãi không ra”.
“Em chuẩn bị thi tiết dạy tốt bài này... Thầy cô có kinh nghiệm hướng dẫn em cách dạy phát huy năng lực của học sinh với ạ”.
“Sắp tới mình hội giảng toán bài 31 nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số theo chương trình Vnen, mong các thầy cô chia sẻ ít kinh nghiệm”.
“Sắp tới Phòng Giáo dục về kiểm tra chuyên đề trường em. Em có tiết toán bài Tìm một số hạng trong một tổng. Tiết Tiếng Việt ôn tập tiết 6 và tiết 7 (lớp 2). Mong thầy cô góp ý kiến để em học hỏi và giúp em có tiết dạy tốt với. Em thật sự rất cần sự giúp đỡ của thầy cô”.
Một đề nghị "xin" bài soạn thao giảng Bên cạnh những lời đề nghị tư vấn, xin ý tưởng, có không ít thầy cô đề nghị xin luôn giáo án để tham khảo.
“Thứ 6 này em có tiết giảng bài Tổng nhiều số thập phân lớp 5. Thầy cô trong nhóm có thể cho em xin giáo án hoặc hướng dẫn em cách khai thác bài này được không”.
“Sắp tới em có lên chuyên đề phát triển năng lực tiết Luyện từ và câu. Thầy cô nào có giáo án phát triển năng lực hoặc ý tưởng gì để dạy cho em xin tham khảo”.
“Sắp tới em thao giảng 1 tiết Toán lớp 1. Em xin giáo án và phương pháp dạy bài này”.
“Sắp tới em lên tiết dạy bài Tiếng Việt lớp 1, Bài 9A. Các thầy cô có thể cho em xin kinh nghiệm Cách dạy và hình thức hoạt động không ạ. Hoặc cho em xin giáo án tham khảo với”.
Thậm chí, có cô giáo sáng hôm sau thao giảng rồi, chiều nay vẫn còn đi xin giáo án.
Mỗi trạng thái “xin” thường có cả chục, thậm chí cả trăm bình luận để lại địa chỉ email để “xin ké”.
Có người xin thì cũng có người cho. Có giáo viên tìm giáo án mình đã soạn trước đây để gửi, có giáo viên sẵn lòng tặng đồng nghiệp cả bộ file chuyên đề mình vừa thực hiện.
Có những người tìm và đưa thẳng những đường link bài giảng mẫu chia sẻ cho những giáo viên khác. Hay, đơn giản hơn, các thầy cô bảo nhau “Cứ lên Google, cái gì cũng có”.
Xin nhau tưng bừng là thế, nhưng dường như các thầy cô nhìn nhận về việc thao giảng, dạy chuyên đề lại không hề tích cực.
Cũng ngay trong nhóm, khi có thành viên đưa thông tin và hình ảnh về một chuyên đề hoạt động trải nghiệm lớp 1 đã diễn ra tại một trường tiểu học ở Chương Mỹ, Hà Nội thì hàng chục bình luận bên dưới đồng loạt hô “Diễn”.
Để "thao giảng" không phải là "thao diễn"
Là nhà giáo lâu năm trong nghề, thầy giáo Nguyễn Đăng (An Giang) cho biết “quy trình” thực hiện các tiết thao giảng như sau: vào đầu mỗi năm học, các Hội đồng bộ môn cấp huyện họp và thông qua những chuyên đề thao giảng trong năm, sau đó phân công cho các trường thực hiện trong từng thời điểm cụ thể.
Thông thường mỗi Hội đồng bộ môn thực hiện khoảng 4-5 tiết thao giảng chuyên đề khác nhau ở các trường trên địa bàn.
Theo kế hoạch đó, Ban giám hiệu và tổ bộ môn của các trường sẽ lựa chọn giáo viên thực hiện tiết thao giảng. Kế hoạch được lên chi tiết theo từng bước cụ thể: Ai là người đứng ra thực hiện tiết thao giảng, ai là người sẽ cùng xây dựng, cùng soạn giáo án...
Sau đó là dạy thử để các thành viên trong tổ bộ môn và Ban giám hiệu góp ý nhằm hướng tới một tiết dạy chất lượng nhất.
Tới ngày thao giảng, ngoài đại diện của trường còn có các đại diện của trường trên địa bàn, thường là Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng môn học, các giáo viên bộ môn của khối thực hiện thao giảng...
Một thầy giáo ở Hòa Bình chia sẻ: “Việc tập luyện cho một buổi thao giảng mất rất nhiều thời gian của cả cô và trò. Trong khi đó, nhiều người dự để dự thôi chứ làm sao giúp đỡ được vì có kinh nghiệm đứng lớp thường xuyên đâu. Hơn nữa, mọi chi tiết trong tiết dạy đều trơn tru, nhuần nhuyễn rồi nên cũng chẳng còn gì để góp ý nữa”.
Theo thầy giáo này, các tiết chuyên đề, thao giảng thường lớp chỉ chọn ít học sinh tham dự. “Các buổi dạy có dự giờ hay hội giảng chỉ là biểu diễn xem ai khéo thôi, chứ ngoài thực tế đố các cô dạy được như vậy".
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM nhìn nhận rằng về bản chất, thao giảng là hoạt động dạy học nâng cao, với mong muốn là dịp để giáo viên trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm, cho ra phương pháp dạy học tốt hơn.
“Tuy nhiên, đúng là đang có tình trạng giáo viên dạy rập khuôn, máy móc theo các tiết giảng mẫu mà họ tham khảo được. Vì vậy, để phương pháp này thực sự phát huy hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên nâng cao ý thức cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa của những giờ dạy và học thao giảng. Từ đó duy trì các giờ thao giảng chuyên đề có sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp”.
Vị hiệu trưởng này cũng cho biết việc đánh giá chất lượng của những giờ học thao giảng một cách chính xác phải dựa trên mức độ hiểu và tiếp thu bài của học sinh. “Muốn vậy, cũng phải triệt để không để xảy ra tình trạng giờ thao giảng chỉ toàn học sinh khá giỏi, còn học sinh kém hơn thì… ở nhà”.
Ngân Anh
4 loại sổ sách mà giáo viên trung học phải làm từ tháng 11/2020
Từ tháng 11, hệ thống hồ sơ quản lý hệ thống giáo dục mà giáo viên phải thực hiện gồm 3 đầu mục, riêng giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có thêm sổ chủ nhiệm.
">Vào mùa thao giảng, hội giảng, giáo viên rộn ràng xin nhau 'văn mẫu'
- Phạm Thị Ngân là cái tên duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong danhsách 121 người được chọn là lãnh đạotrẻ toàn cầu (YGL) năm 2016.
Đây là thông báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
YGL là giải thưởng được bình chọn và trao tặng hàng năm cho các cá nhân dưới 40 tuổi, dựa trên đóng góptrong lĩnh vực chuyên môn, mức độ cống hiến cho xã hội và tiềm năng góp phầnđịnh hướng tương lai thế giới.Chị Phạm Thị Ngân và chồng - Anh Nguyễn Đinh Nguyên là 2 đồng sáng lập doanh nghiệp xã hội Tòhe. (Ảnh: Thanh Vân)
Mục đích của chương trình nhằm giúp những người được bình chọn biến nhữngthành công cá nhân của họ thành những thành tựu có ý nghĩa toàn cầu.
Trước chịPhạm Thị Ngân, một số cá nhân khác của Việt Nam cũng từng được vinh danh như: GS Toán học Ngô Bảo Châu, Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Sáng lập Doanhnghiệp Xã hội KOTO - Anh Jimmy Phạm, Giám đốc điều hành Vingroup- Bà Lê Thị ThuThủy.
Những nhân vật nổi bật của YGL 2016 có thể kể tới Ashton Kutcher (siêu saoHollywood), Avid Larizadeh-Duggan (thành viên lãnh đạo quỹ Google Ventures),John Green (tác giả "The Fault in Our Stars"), Sam Altman (chủ tịch Y Combinator),Melanie Joly (Bộ trưởng di sản Canada), Danae Ringelmann (đồng sáng lậpIndiegogo), Daniel Klier (Giám đốc chiến lược toàn cầu HSBC), Javier Olivan (phóchủ tịch Facebook), Emmanuel Macron (Bộ trưởng kinh tế Pháp), Jens Spahn (Bộtrưởng tài chính Đức),...
Chị Phạm Thị Ngân và chồng - anh Nguyễn Đinh Nguyên là 2 đồng sáng lập doanhnghiệp xã hội Tòhe
Chị Ngân từng sáng lập và làm giám đốc cho công ty truyền thông Nguyencommtrong 10 năm (2002-2012).Câu chuyện Tòhe xuất phát từ những chuyến đi tình nguyện và dạy vẽ cho trẻ emtại một số Trung tâm bảo trợ xã hội của chị Ngân và những người bạn.
Qua nhữnggiờ phút cùng vui chơi và thực sự làm bạn với các em nhỏ, họ nhận ra rằng: trongmỗi đứa trẻ đều ẩn giấu một tài năng đang chờ được khám phá, những khuyết tậthay khó khăn thường ngày không hề ảnh hưởng đến tinh thần hồn nhiên, trí tưởngtượng tuyệt vời và tình yêu cuộc sống của các em.
Hình ảnh tại các sân chơi sáng tạo do Tòhe tổ chức. Ảnh: NVCC
Câu nói nổi tiếng của danh hoạ Picasso: "Tôi mất 4 năm để vẽ như Raphael,nhưng dành cả đời để vẽ như một đứa trẻ" càng trở thành động lực thôi thúc chịNgân tin tưởng rằng những gì các em nhỏ thể hiện là chuẩn mực của cái đẹp màngười lớn cần phải trân trọng và học hỏi.
Thành lập năm 2006 bởi 3 nhà đồng sáng lập, Tòhe có sứ mệnh đem lại cho trẻem, đặc biệt là trẻ em thiệt thòi cơ hội vui chơi và trải nghiệm với các hoạtđộng sáng tạo nghệ thuật trên nhiều chất liệu.
Trải qua 10 năm, chị Ngân đã dẫn dắt Tòhe triển khai hơn 150 sân chơi nghệthuật miễn phí hàng tuần cho hơn 1000 trẻ em thiệt thòi tại 11 trung tâm bảo trợxã hội, 3 trường tiểu học ở vùng sâu, vùng xa trên khắp đất nước.
- Văn Chung
">Người Việt duy nhất được vinh danh lãnh đạo trẻ toàn cầu 2016