Đĩa quang 16 lớp
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 15/1: Ba điểm dễ dàng -
Niềm vui xen lẫn chạnh lòng tại Liên hoan các trích đoạn hay sân khấuBí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam, bà Lê Thị Thủy và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PGS.TS Tạ Quang Đông trao giải thưởng cho các trích đoạn xuất sắc. Theo ông Chương, liên hoan có tới 85/106 trích đoạn thuộc các loại hình nghệ thuật kịch hát truyền thống. "Con số này tạo nên cảm xúc mừng vui xen lẫn chạnh lòng, cũng là thành công lớn nhất của liên hoan. Bởi trong điều kiện còn quá nhiều khó khăn, các nghệ sĩ kịch hát dân tộc vẫn thắp sáng khát vọng, cố gắng vượt qua chính mình, gạn đục khơi trong để giữ nghề".
Ông Chương cũng thẳng thắn chỉ ra một vài đơn vị mang tới liên hoan những sản phẩm rất nghiệp dư, có trích đoạn về đề tài hiện đại được ê-kíp sáng tạo hư cấu phản cảm; đặc biệt có tới 6 trích đoạn Đôi lứa xứng đôiđược phóng tác dàn dựng từ tác phẩm Chí Phèocủa nhà văn Nam Cao, cho thấy sự sáo mòn, già cỗi.
Chủ tịch Hội đồng Giám khảo kiến nghị, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước về văn học nghệ thuật nên tổ chức liên hoan định kỳ 3 năm một lần để các đơn vị có thời gian chuẩn bị về mọi mặt, tìm trích đoạn, lựa chọn diễn viên, đầu tư kinh phí dàn dựng.
Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giải cho 7 trích đoạn sân khấu xuất sắc gồm: Những vì sao không tắt- Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam, Sóng hận Lục Đầu Giang- Nhà hát Tuồng Việt Nam,Oan khuất một thời- Nhà hát Chèo Hà Nội, Chôn hề- Nhà hát Chèo Ninh Bình, Cúc ơi - Liên đoàn Xiếc Việt Nam,Đêm trắng- Nhà hát Kịch Việt Nam, Dòng sông đỏ- Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Ban tổ chức cũng trao 54 huy chương Vàng và 60 huy chương Bạc cho các diễn viên; giải thưởng, bằng khen cho dàn nhạc, nhạc công.
Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốcNgày 15/5, tại Hà Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc 2023."> -
- Dự kiến đến giữa năm 2017, Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ thông báo tuyển sinh chương trình Tiến sĩ Phật học đầu tiên ở Việt Nam.
Chiều ngày 27/11, hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm” đã được tổ chức tại Thiền Viện Sùng Phúc Gia Lâm, Hà Nội với sự phối hợp của Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Đây là một trong chuỗi sự kiện chào đón lễ ra mắt và đi vào hoạt động của Viện Trần Nhân Tông, đồng thời nhằm hướng tới lễ kỷ niệm 708 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2016).PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại hội thảo
Mục đích của hội thảo nhằm giới thiệu, đánh giá các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, phân tích, làm rõ thêm giá trị của hệ thống các di tích liên quan đến Phật hoàng Trần Nhân Tông, qua đó nêu lên các quan điểm và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của Phật giáo Trúc Lâm.
Tham dự hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội Vũ Minh Giang đề xuất các học giả cần tập trung làm rõ 3 vấn đề: làm thế nào để có lượng định chuẩn xác về di sản Phật giáo Trúc Lâm, đánh giá thực trạng: di tích đang ở mức độ nào và đưa ra các giải pháp bảo tồn.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, Trần Nhân Tông là một danh nhân văn hóa, một nhà chính trị, lãnh tụ tôn giáo lớn của Việt Nam và nhân loại.
Ông cho rằng, việc nghiên cứu về Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm đã khởi sắc và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, học giả, người hâm mộ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu khá phân tán, tùy hứng, không tập trung, chưa có những chuyên luận chuyên sâu, những chương trình hay dự án nghiên cứu lớn. Vì thế, việc định hình một chiến lược nghiên cứu, một số tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về Trần Nhân Tông, Trúc Lâm là việc hết sức cần thiết.
“Viện Trần Nhân Tông đã được xác định tôn chỉ là: nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao, chuyên sâu về Phật học, di sản Trần Nhân Tông, thiền phái Trúc Lâm và các vấn đề văn hóa học thuật có liên quan. Mục tiêu nghiên cứu và đào tạo của Viện cũng không gì lớn hơn việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc lâm, đúng như chủ đề của Hội thảo khoa học ngày hôm nay”.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc nghiên cứu mang tính học thuật đối với đối tượng nghiên cứu là Phật học, các tư tưởng và trải nghiệm tôn giáo là việc có nhiều khó khăn. “Nghiên cứu Phật học vướng vào mâu thuẫn giữa tính khoa học, lô gic, lý tính và tính tôn giáo trực ngộ và phi lô gic, phi lý tính… Khen thái quá cũng là hạ thấp. Đề cao một cách không khách quan và không bằng chứng cũng là tầm thường hóa. Nhiều người khi viết về Trần Nhân Tông, vì bản ý muốn ca ngợi ông nên nói ông trút bỏ ngai vàng như vứt cái giầy rách. Nói thế tưởng ca ngợi hóa ra lại tầm thường hóa Phật Hoàng. Ngai vàng của tổ tông và vận mệnh dân tộc qua xương máu gian khổ của chúng sinh mới giành và giữ được đâu phải cái tầm thường có thể vứt bỏ. Đạo và đời ở ông hài hòa vô biệt”.Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm” có sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các sư trụ trì
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đề xuất cần hướng tới việc quốc tế hóa việc nghiên cứu về Trần Nhân Tông. Ông cũng cho rằng cần đại chúng hóa, giản dị hóa tư tưởng của Trần Nhân Tông để ai cũng có thể hiểu được, ai cũng có thể thể nghiệm và học tập theo.
Dự kiến tới giữa năm 2017, chương trình Tiến sĩ Phật học của Viện Trần Nhân Tông sẽ thông báo tuyển sinh. Chương trình đào tạo tiến sĩ của học viện sẽ phát huy lợi thế liên ngành và quan hệ quốc tế sâu rộng của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngoài định hướng đào sâu và nâng cao tri thức Phật học và các tri thức khoa học tương thông liên đới, chương trình sẽ tăng cường các định hướng nghiên cứu theo hướng giải quyết các vấn đề hiện đại, tư vấn chính sách và định hướng xã hội, cung cấp kỹ năng giải quyết các vấn đề Phật sự cho tăng ni theo kỹ năng quản trị tự viện hiện đại.
Ông kỳ vọng chương trình tiến sĩ Phật học đầu tiên ở Việt Nam sẽ hữu ích, thiết thực và trở thành một khâu quan trọng trong việc đổi mới giáo dục tăng ni nói riêng và đổi mới giáo dục đào tạo nói chung.
Nguyễn Thảo"> 2017 tuyển sinh tiến sĩ Phật học đầu tiên ở Việt Nam -
Theo Sina, Vương Vũ qua đời tại bệnh viện Đài Bắc, Đài Loan. Thông tin được diễn viên Vương Gia Lộ - con gái của ông chia sẻ với truyền thông. Cô cho biết đang đợi 2 chị gái trở về Đài Loan để tiến hành lo hậu sự. ‘Vua võ thuật’ Vương Vũ qua đời sau thời gian tai biến, xuất huyết não‘Vua võ thuật’ Vương Vũ qua đời. Sáng 5/4, nữ diễn viên viết dòng tiễn biệt bố: "Những ngày qua bố chịu nhiều khổ sở. Giờ đây bố đã được giải thoát nên hãy yên lòng. Trong lòng mọi người, bố mãi là đại hiệp. Trong lòng các con, bố luôn là chiến binh kiên cường nhất".
Thông tin lễ tang của Vương Vũ chưa được gia đình thông báo. Một số thông tin cho biết nhiều đồng nghiệp muốn làm một buổi lễ tưởng niệm để bạn bè, khán giả có thể đến tham dự.
Sự ra đi của Vương Vũ khiến khán giả và giới truyền thông bàng hoàng. Tuy nhiên, nhiều người xem đây là cách giúp ông thoát khỏi nỗi đau bệnh tật.
Cuối năm 2015, Vương Vũ bị xuất huyết não, dẫn đến tai biến phải nằm viện điều trị thời gian dài. Từ 7 năm qua, nam diễn viên rút lui hoàn toàn khỏi làng giải trí.
Những ngày cuối đời, thể trạng Vương Vũ suy yếu. Sau nhiều lần ra vào viện, ông phải đặt ống thông dạ dày để duy trì sự sống. Thần trí của tài tử cũng không còn minh mẫn, dần không nhận ra mọi người. Gia đình phải thuê 2 hộ lý để hỗ trợ việc sinh hoạt hằng ngày của ông.
Vương vũ từng thắng nhiều giải thưởng lớn trong sự nghiệp. Năm 2019, ông được vinh danh giải 'Thành tựu trọn đời' tại Kim Mã lần thứ 56. Vương Vũ tên thật là Vương Chính Quyền, sinh năm 1943 tại Thượng Hải. Tài tử gạo cội được mệnh danh là vua võ thuật thế hệ đầu làng phim Hong Kong. Gần 50 năm hoạt động, ông được nhiều thế hệ diễn viên tôn kính nhờ danh tiếng có được trong vai trò diễn viên, đạo diễn, biên kịch và cả giám chế cho hơn 80 bộ phim.
Trong nghiệp diễn, Vương Vũ cũng đóng hơn 60 phim gồm Độc tí đao vương, Võ hiệp, Thất hồn, Hồ hiệp tiêm thủ, Long hổ đấu, Giang hồ kỳ hiệp, Kim Yến Tử. Trước khi Lý Tiểu Long nổi tiếng, Vương Vũ là sao võ thuật được trả cát-xê cao nhất, có sức ảnh hưởng phòng vé hàng đầu Hong Kong.
Thúy Ngọc
Sao võ thuật Hoàng Hà qua đời
Hoàng Hà là diễn viên phim cương thi, hành động - võ thuật nổi tiếng thập niên 1970-1980 tại Hong Kong. Ông từng được Hồng Kim Bảo và Lâm Chánh Anh dìu dắt.
">