Thông tin trên vừa được Bộ TT&TT cho biết trong báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17/2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ,ầnsựcốtấncôngmạngvàoViệtNamđượchỗtrợxửlýtrongthábảng xếp hạng u23 việt nam giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025” trong tháng 10/2020.
582 sự cố tấn công mạng vào hệ thống của Việt Nam trong tháng 10
Bộ TT&TT nhận định, trong tháng 10/2020 vừa qua, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh.
Trong tháng 10/2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 582 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 0,34% so với cùng kỳ tháng 10 năm ngoái.
Trong 4 tháng gần đây, số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (IP Botnet) đã liên tục giảm (Ảnh minh họa) |
Ngay trước đó, trong ba tháng 7, 8 và 9/2020, hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng ghi nhận số lượng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam tiếp tục giảm hoặc tăng không nhiều qua các tháng.
Cụ thể, trong tháng 7/2020, đã có 521 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gồm 232 cuộc Phishing (tấn công lừa đảo), 168 cuộc Deface (tấn công thay đổi giao diện) và 121 cuộc Malware (tấn công cài mã độc) được NCSC ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý, giảm 0,19% so với tháng 6/2020.
Trong tháng 8/2020, tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được NCSC ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý là 517 (199 cuộc Phishing, 160 cuộc Deface, 158 cuộc Malware), giảm 0,77% so với tháng 7/2020.
Với tháng 9/2020, số liệu của NCSC cho thấy, đã có 524 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý (204 cuộc Phishing, 158 cuộc Deface, 162 cuộc Malware), tăng 1,35% so với tháng 8/2020.
Tính chung cả 10 tháng đầu năm nay, Trung tâm NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý tổng số 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 7,82% so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2019.
Đặc biệt, từ sau khi Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp cùng các doanh nghiệp làm an toàn thông tin trong và ngoài nước bắt đầu triển khai chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” cho đến giữa tháng 10/2020, số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (IP Botnet) đã giảm mạnh, từ hơn 2 triệu xuống còn trên 1,3 triệu.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc số lượng sự cố tấn công mạng được ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý chỉ tăng nhẹ, số lượng địa chỉ IP Botnet tiếp tục giảm so với tháng trước cho thấy dấu hiệu khả quan khi giảm liên tiếp trong 4 tháng gần đây.
Nhận thức về an toàn thông tin cải thiện rõ rệt
Ở góc nhìn của một doanh nghiệp, trong trao đổi tại tọa đàm trực tuyến “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?” được chuyên trang ICTnews của báo VietNamNet phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức chiều 30/10, ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS), Giám đốc điều hành VNCS Global đánh giá, thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng ở khối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước đã có những chuyển biến tích cực.
“Thực tiễn khi chào hàng và cung cấp dịch vụ cho nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các đơn vị đều ý thức rất rõ sự cần thiết phải xây dựng những phương án đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin. Tôi nghĩ đó là nhờ thời gian vừa qua có sự thúc đẩy của Chính phủ, Bộ TT&TT thông qua cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp làm an toàn thông tin trong nước tích cực tham gia vào công cuộc bảo mật cho các cơ quan, đơn vị”, ông Nguyễn Thành Đạt chia sẻ.
Tuy nhiên, vị Phó Giám đốc VNCS cũng nhận định, vẫn còn tương đối nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề tài chính, nhân lực nên không ít đơn vị chưa thực sự triển khai đảm bảo an toàn thông tin được mạnh mẽ.
Nhấn mạnh nhận thức của lãnh đạo và người dùng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn thông tin, đại diện VNCS cho biết thêm, qua tiếp xúc với nhiều đơn vị, có thể thấy người đứng đầu đều nhận thức rất rõ vai trò của an toàn thông tin đối với hoạt động của đơn vị mình.
Dù vậy, vẫn còn một số đơn vị, thường là những cơ quan không chuyên về CNTT, khi được các cán bộ CNTT đề xuất thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn thông tin thì không dễ dàng được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. “Vì thế, vấn đề nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin, nhất là cho các lãnh đạo cần được tiếp tục chú trọng trong thời gian tới”, đại diện Công ty VNCS nói.
Xây dựng Chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân là quan điểm đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT xác định rõ.Để đảm bảo an toàn thông tin mạng, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.