Căn nhà khang trang, kiên cố là món quà cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Lo Thị Hà, thay thế căn nhà gỗ xiêu vẹo, cũ nát (Ảnh: Hoàng Lam).
Nay, ngay bên cạnh căn nhà gỗ cũ nát, một ngôi nhà khang trang, tường gạch, mái ngói đã được dựng lên. Đây là món quà của Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Hà.
"Mừng lắm, sống gần hết đời người rồi nay mới có căn nhà kiên cố, rộng rãi như thế này để ở. Mùa đông này 3 bà cháu, mẹ con không còn lo mưa rét nữa. Cảm ơn cán bộ, chiến sĩ công an huyện Quỳ Hợp và chính quyền các cấp nhiều lắm", bà Lo Thị Định (mẹ chị Hà) vui mừng, nói.
Theo Thượng úy Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, căn nhà gia đình bà Định có diện tích 55m2, tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, thông qua chuỗi các hoạt động của mô hình "24 giờ trải nghiệm", cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp đóng góp, hỗ trợ 50 triệu đồng.
Cũng như gia đình bà Định, nay gia đình ông Sầm Văn Dũng (trú bản Phảy, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), không phải lo cảnh mưa dột, gió lùa nữa. Căn nhà kiên cố của gia đình ông được xây dựng từ nguồn hỗ trợ 70 triệu đồng của Chi đoàn thanh niên Công an huyện và một phần tiết kiệm của gia đình cùng sự đóng góp của họ hàng, người thân.
"Có căn nhà kiên cố, khang trang là điều tôi luôn mong ước nhưng do hoàn cảnh ốm đau, khó khăn nên không thể có được. Nhưng ước mơ cả đời tôi nay đã trở thành sự thật.
Căn nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, để gia đình tôi yên tâm sinh sống mà còn cho tôi niềm tin, động lực để cố gắng thoát nghèo", ông Sầm Văn Dũng viết trong bức thư cảm ơn gửi tới cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp.
Thượng úy Trần Văn Quý cho biết, thông qua mô hình "24h trải nghiệm", đến nay, Đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây mới 7 căn nhà tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi nhà trị giá 50-70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và nguồn vận động xã hội hóa, đơn vị đã xây dựng một cầu dân sinh trị giá 250 triệu đồng, sửa chữa 4 căn nhà, tu sửa 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống (bò, dê, lợn sinh sản), hỗ trợ xây dựng hơn 500m đường bê tông, trao quà tới 10 hộ gia đình chính sách, 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng...
Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ
Mô hình "24h trải nghiệm" được Công an huyện Quỳ Hợp triển khai từ tháng 6/2022, trong đó Chi đoàn thanh niên Công an huyện là lực lượng chủ công, nòng cốt thực hiện.
Với mô hình này, thông qua các hoạt động "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân địa phương, Công an huyện Quỳ Hợp đã tạo được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an với nhân dân, từ đó xây dựng hình ảnh, phong cách người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Bên cạnh đó, mô hình này đã phát huy tối đa vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn thanh niên trong các mặt công tác; đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên công an huyện trong gắn kết với cộng đồng, qua đó tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên.
Từ các hoạt động của mô hình, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp giải quyết và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
Chi đoàn thanh niên Công an huyện phối hợp các đội nghiệp vụ và công an các xã đã kịp thời xử lý hơn 300 vụ việc ngay từ đầu tại cơ sở; phối hợp cảm hóa, giáo dục hơn 100 đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; tiếp nhận 60 tin báo tố giác tội phạm có giá trị giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ 15 vụ phạm pháp hình sự và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác...
Thông qua các hoạt động này, tình hình an ninh trật tự tại các địa bàn dần đi vào ổn định, không xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc hình thành điểm nóng
Đặc biệt, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức các hoạt động hành quân dã ngoại hướng về cơ sở.
"Ngoài khoản kinh phí đóng góp hàng tháng và nguồn huy động xã hội hóa, hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị phối hợp lực lượng công an các xã đã tham gia đóng góp ngày công giúp các địa phương làm đường giao thông, công trình vui chơi, sửa nhà, giúp bà con phát triển kinh tế...
Trong các hoạt động này, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp sẽ có 24h cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng giúp nhân dân, qua đó đã tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an huyện với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ công an nhân dân đẹp hơn trong lòng nhân dân", Thượng úy Trần Văn Quý cho hay.
" alt=""/>Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"Trận bom của giặc Mỹ ngày 21/10/1966 đã cướp đi sinh mạng của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 học sinh của Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân (Ảnh tư liệu).
Ông Thắng nhớ lại, năm 1966, ông Thắng học lớp 7, đây cũng là lớp 7 đầu tiên của Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân, gồm 52 học sinh. Vào khoảng 10h30 ngày 21/10/1966, các học sinh đang nghe cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân giảng bài "Thà Đui" của Nguyễn Đình Chiểu, bất ngờ máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời.
Khi nghe tiếng máy bay Mỹ và tiếng bom nổ phía trong làng, cô Xuân vội hô hào: "Có máy bay, các em xuống hết giao thông hào trú ẩn!". Cả lớp nháo nhác chạy ra giao thông hào để ẩn nấp. Ngay sau đó, ông Thắng nghe những tiếng nổ dữ dội, đất văng tung tóe rồi ngất lịm đi.
"Ðến loạt bom thứ hai, đất đá lại tung lên khiến phần ngực và đầu tôi nhô lên khỏi mặt đất. Mở mắt ra tôi thấy trường mình bị san phẳng, bàn ghế, sách vở bay tứ tung. Tôi cố gắng bò lên mặt đất rồi chạy được khoảng 100m thì bất tỉnh, khi tỉnh lại thì thấy mình đang ở trong bệnh viện", ông Thắng kể lại.
Khi tỉnh dậy, ông Thắng mới biết tin, trận bom kinh hoàng đã khiến cô Xuân và 30 người bạn học của ông bị bom vùi chết. Ông kể, lúc tìm thấy cô giáo Xuân, trong lòng cô vẫn đang ôm chặt hai học sinh, thời điểm hy sinh cô giáo đang mang thai được mấy tháng.
Ông Thắng xúc động: "Toàn bộ ngôi trường mới đó còn vang tiếng học bài đã bị san thành bình địa chỉ còn trơ lại một hố bom sâu hoắm. Những người bạn của tôi mới hôm qua còn nô đùa với nhau, đến hôm sau chỉ còn là những ngôi mộ dài sát bên nhau".
Sự kiện đau thương này đã gây chấn động dư luận trong nước và trên thế giới. Ngay khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao đã lên án giặc Mỹ ném bom xuống Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân. Bộ Giáo dục, Hội phụ nữ đã ra tuyên bố tố cáo tội ác của giặc Mỹ…
Nghĩa trang đặc biệt 21/10 và lớp học vĩnh hằng
Sau trận bom ấy, để nhắc nhở mọi người luôn nhớ về cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 học sinh đã mãi mãi nằm lại, 31 cô trò được an táng trong một khuôn viên nghĩa trang riêng và đặt tên là nghĩa trang 21/10.
Nghĩa trang 21/10 được sắp xếp ngay ngắn như một lớp học. Mộ của cô giáo, liệt sỹ Bùi Thị Thanh Xuân trên cùng, ở giữa; 30 ngôi mộ của học sinh được đặt theo 4 hàng dọc và 7 hàng ngang như các học sinh đang ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Đài tưởng niệm cũng được thiết kế như một ngòi bút ở giữa trang sách mở cao 14 bậc, trong nghĩa trang có 14 bồn để trồng cây và hoa cảnh, tượng trưng cho sự ra đi của các học sinh từ 13 đến 16 tuổi. Bên trên ngòi bút là một ngọn lửa giống hai vầng trăng khuyết. Ở đáy bút là một lư hương biểu tượng hình lọ mực, dưới cùng là một dải khăn quàng đỏ.
Trường Tiểu học - THCS Thụy Dân, đã dành riêng một căn phòng rộng hơn 30m2 làm phòng truyền thống lưu giữ lại kỷ vật của lớp học và là nơi thờ cô giáo, liệt sỹ Bùi Thị Thanh Xuân.
Tại đây, vô số kỷ vật, di vật, hình ảnh gắn liền với cuộc đời của cô giáo Xuân đã được nhà trường cẩn thận gìn giữ như chiếc hòm đựng sách vở, giáo án, cuốn nhật ký, bộ quần áo của cô Xuân… là những lát cắt tái hiện lại được ngày định mệnh 21/10/1966.
Trong cuốn sổ tay của cô giáo Xuân được lưu giữ lại, vẫn còn ghi rõ những dòng tâm sự: "…Ðể sánh vai với người chiến sĩ ở trận tuyến giết giặc cứu nước thì ở hậu phương, ở mái trường thân yêu này, đêm - ngày mình sẽ miệt mài bên trang giáo án, quyết tâm đóng góp công sức của mình làm cho sự nghiệp trồng người ngày càng thêm thay da, đổi thịt...".
Năm 2021, nghĩa trang 21/10 và khu tưởng niệm liệt sỹ, cô giáo và 30 học sinh Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân đã được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân sinh ngày 4/10/1942, tại xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Từ nhỏ cô đã mồ côi cha, mẹ bị tật nguyền. Tuy nhà nghèo nhưng ngay từ bé cô Bùi Thị Thanh Xuân đã cùng người chị gái duy nhất của mình tảo tần thức khuya dậy sớm lao động để kiếm tiền ăn học.
Sau khi tốt nghiệp Trường sư phạm Thái Bình, cô về công tác tại Trường cấp II Thụy Phong (huyện Thái Thụy) được một thời gian thì cô chuyển về dạy tại Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân.
Dù đã lập gia đình nhưng cô Xuân vẫn giảng dạy tại trường, chấp nhận xa chồng, xa con. Người con trai duy nhất của cô lúc đó được gửi về cho ông bà nội ở tỉnh Nam Hà chăm sóc. Ngày cô Xuân ngã xuống, trong túi áo của cô còn một bức thư chưa kịp gửi cho chồng.
" alt=""/>Nghĩa trang 21/10 và lớp học vĩnh hằng của 31 cô tròĐại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Ảnh: QH).
Mặt khác, khi sử dụng điều hòa người dân đã chịu chi phí điện tính theo lũy tiến. Nay, họ lại phải chịu thêm mức thuế suất đặc biệt khi lắp đặt sẽ không hài lòng.
"Lắp đặt máy điều hòa là yêu cầu tất yếu của cuộc sống đối với đông đảo người dân, không nên xem đây là mặt hàng xa xỉ. Trong khi chúng ta nói đất nước chúng ta phát triển, chúng ta đang có cuộc sống hạnh phúc hơn thì phải tạo điều kiện để người dân có cuộc sống thoải mái hơn", đại biểu cho hay.
Cũng thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhìn nhận việc sử dụng điều hòa nhiệt độ có gây ô nhiễm môi trường. Song, khi đời sống người dân được nâng lên thì dùng điều hòa là nhu cầu thiết yếu. Ông Huân đặt câu hỏi mùa hè nóng, nhất là ở thành phố thì liệu có chịu được khi không có điều hòa?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cũng đặt vấn đề rằng hiện nay, điều hòa nhiệt độ có phải là mặt hàng xa xỉ hay không. Theo ông Nghĩa, nhiều gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này, có nghĩa đang "đẩy lùi sinh hoạt của Việt Nam về 40-50 năm trước".
Đại biểu đoàn TPHCM nêu thực tế nhiều người dân ở tại các nhà trọ cũng lắp điều hòa để sử dụng cho gia đình, con cái. Mặt khác, không phải lúc nào họ cũng sử dụng điều hòa, mà có tính thời điểm, nên đại biểu cho rằng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý.
Vị đại biểu cũng nêu rõ, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời, điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng.
Theo dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ dưới 90.000 BTU trở xuống vẫn đề xuất đánh thuế 10%. Điều này cũng khiến không ít đại biểu khác phản đối.
" alt=""/>Không nên xem điều hòa là hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt