Theo nội dung đơn, ngày 2/6, bé Điền đến tiêm phòng mũi 5 trong 1 tại Trạm Y tế thị trấn Thới Bình. Khi về nhà, bé xuất hiện triệu chứng sốt, được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa huyện Thới Bình nhập viện, điều trị vào ngày 3/6.
Sau khi nhập viện, tình trạng bệnh của bé vẫn không thuyên giảm nên trưa ngày 4/6, gia đình xin được chuyển bé lên tuyến trên (Bệnh viện Sản nhi Cà Mau – PV) để điều trị. Ê kíp bác sĩ trực của bệnh viện đa khoa huyện không đồng ý, vì cho rằng trong khả năng điều trị.
Ông Huỳnh Sỹ Nguyên (64 tuổi) – ông nội bé cho biết, khoảng 16h ngày 4/6, bé Điền được bác sĩ tiêm một mũi thuốc. Lát sau, bé xuất hiện triệu chứng tím tái, bất tỉnh. Mặc dù đã báo với các nhân viên y tế tình trạng của bé nhưng không có bất cứ ai tới thăm khám.
“Mẹ bé sau đó đã ôm con chạy đến phòng trực bác sĩ. Lúc này, một nhân viên điều dưỡng lật ngược bé, vỗ vào lưng thì bé tỉnh lại rồi đóng cửa, đi vào trong phòng”, ông Nguyên trình bày.
Lo lắng con gặp chuyện chẳng lành, người nhà bé tiếp tục yêu cầu được chuyển viện bằng xe cấp cứu với sự hỗ trợ của nhân viên y tế nhưng cũng không được chấp thuận.
Gia đình bé Điền sau đó đã tự thuê xe chở con lên Bệnh viện Sản nhi Cà Mau tiếp tục điều trị.
Thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, bệnh nhi lúc nhập viện được chẩn đoán phản ứng phản vệ độ II, tăng lên độ III, nghi do cefotaxim, tiêu chảy nhiễm trùng.
Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhi ổn định và được xuất viện ngày 10/6.
" alt=""/>Đình chỉ ê kíp bác sĩ bị ‘tố’ tắc trách khi bệnh nhi 4 tháng tuổi sốc phản vệNữ bệnh nhân này có cơ địa dị ứng với mạt bụi nhà và một số loại thức ăn như tôm, cua, cá, khoai tây, lòng trắng trứng…
Trước khi vào cấp cứu, bệnh nhân đăng ký gói truyền trắng da bằng tế bào noãn thực vật tại một spa ở Hà Nội với số tiền gần 50 triệu đồng/10 buổi. Vật liệu truyền không rõ nguồn gốc.
Bác sĩ Lan cho biết chất làm trắng không rõ nguồn gốc được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch có thể gây ra phản ứng nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có tiền sử dị ứng.
Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm, xảy ra sau vài giây đến vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Tùy cơ địa nhạy cảm ở mỗi người mà cơ thể sẽ phản ứng với những chất gây dị ứng nhất định.
Sốc phản vệ gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể như hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp, da, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh trung ương. Bởi vậy, các triệu chứng cũng phân bố khắp cơ thể, phổ biến với các triệu chứng như ngứa da, môi bị sưng vù, hắt hơi, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy…
Khi có hiện tượng sốc phản vệ, người bệnh phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khẩn, tránh những biến chứng không kiểm soát, đe dọa tính mạng.
Xử trí sốc phản vệ Nguyên tắc: Khẩn cấp, tại chỗ, dùng ngay Adrenalin 1. Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên: theo mọi đường vào cơ thể. 2. Dùng ngay adrenalin: Đây là thuốc quan trọng nhất, không có chống chỉ định tuyệt đối trong cấp cứu sốc phản vệ. 3. Đảm bảo tuần hoàn, hô hấp: - Ép tim ngoài lồng ngực, bó bóng Ambucos oxy nếu ngừng tuần hoàn. - Mở khí quản ngay nếu có phù nề thanh môn (da xanh tím, thở rít). 4. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao. 5. Thở oxy 6-8 lít/phút cho người lớn, 1-5 lít/phút cho trẻ em. 6. Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng: Dung dịch truyền tốt nhất trong cấp cứu sốc phản vệ là dung dịch Natriclorua 0,9%, truyền 1-2 lít ở người lớn, 500ml ở trẻ em trong 1 giờ đầu. 7. Gọi hỗ trợ hoặc hội chẩn Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực nếu cần. |