Chia sẻ về những hoạt động của FPT trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, ông Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ FPT cho hay: “Từ năm 2012, FPT xác định công nghệ là chiến lược của tập đoàn. Từ đó đến nay, FPT tự hào là đơn vị đi đầu cùng với các hãng công nghệ thế giới để phát triển. Hiện nay, chiến lược của FPT là Cùng chuyển đổi số bằng cách tự chuyển đổi mình, đem kinh nghiệm chuyển đổi cho khách hàng, đem AI vào giao thông thông minh, y tế thông minh, xe tư hành, đưa AI vào xử lý các vấn đề trong bảo hiểm…; xây dựng Platform về chuyển đổi số và Platform hiện tại chúng tôi đầu tư tập trung là về trí tuệ nhân tạo - AI. Bên cạnh đó, FPT còn xây dựng Platform để dùng AI, cảm nhận AI và tạo ra các sản phẩm AI thực tế”.
Với nền tảng công nghệ trí tuệ nhận tạo FPT.AI vừa chính thức ra mắt, theo ông Lê Hồng Việt, FPT.AI mang đến cho nguời dùng 1 số tính năng chính, như “Speech to Text” và “Text to Speech”. “Mong muốn của chúng tôi là trong năm sau, sẽ có nhiều bạn sử dụng FPT.AI”, ông Việt chia sẻ.
Chuyên gia công nghệ FPT cũng cho biết, các giải thuật trí tuệ nhân tạo của FPT.AI được đội ngũ nghiên cứu của FPT phát triển và ứng dụng những kỹ thuật học máy, học sâu mới nhất. Nền tảng FPT.AI bao gồm 2 cấu phần: gói công nghệ liên quan đến giọng nói và nền tảng hội thoại FPT (FPT.AI - Conversational Platform).
Trong đó, gói công nghệ liên quan đến giọng nói gồm có nhận dạng giọng nói và tổng hợp giọng nói. Năm 2017, FPT mở phiên bản thử nghiệm và miễn phí cho cộng đồng dùng; hiện công nghệ này đang được ứng dụng để điều khiển các thiết bị IoT. Tổng hợp giọng nói bao gồm cả ngữ điệu, giọng nam và nữ. Trong thời gian từ nay đến hết năm 2017, FPT.AI sẽ cung cấp cả giọng nam và nữ của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân và có thu phí. Ngoài ra, FPT.AI cũng có gói dịch vụ tổng hợp giọng nói của từng doanh nghiệp.
Đối với nền tảng hội thoại FPT, nền tảng này cung cấp các ứng dụng với giao diện ngôn ngữ tự nhiên để tự động tương tác trò chuyện với người dùng cuối (tạo ra chatbot). Đối tượng hướng tới của FPT.AI - Conversational Platform là các lập trình viên. Sản phẩm hiện đang có 2 phiên bản là miễn phí và tính phí.
" alt=""/>Doanh nghiệp dùng nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo FPT.AI để phát triển kinh doanhBên nguyên cáo buộc rằng đáng ra Apple cần công khai thông tin làm chậm iPhone sớm hơn và khuyên người dùng thay pin mới thay vì phải sắm máy mới.
Apple chỉ xác nhận hãng đã làm chậm iPhone sau khi một người dùng trên trang Reddit phát hiện ra rằng chiếc iPhone cũ được thay pin mới chạy nhanh hơn hẳn.
Tuy số tiền đòi bồi thường 999 tỉ USD gần như ở mức hoang tưởng, Apple vẫn phải xuất hiện tại tòa để theo hầu vụ kiện này.
Ít nhất 8 đơn kiện Apple đã được nộp tại tòa California, New York, và Illinois. Một vụ kiện tương tự khác xảy ra tại Israel.
Đáng chú ý, luật sư Jeffrey Fazio – người từng đại diện cho thân chủ thắng kiện 53 triệu USD trong vụ kiện Apple năm 2013 – cũng phụ trách một trong số các vụ kiện mới nhất này.
Scandal làm chậm iPhone cũ vừa được nâng cấp lên mức mới khi người dùng bắt đầu kiện Apple ra tòa.
" alt=""/>Làm chậm iPhone, Apple đối mặt với vụ kiện 999 tỉ USD1. Thực trạng phát triển sản phẩm, dịch vụ nội dung số tại Việt Nam
Từ những năm gần đây, Công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Theo số liệu trong Sách Trắng CNTT-TT được Bộ TTTT công bố năm 2017, tổng số doanh nghiệp CNTT cả nước năm 2016 ước tính là 24.501 doanh nghiệp tăng 13,13% so với năm 2015. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2016 ước tính đạt 1.500.009 tỷ đồng (tương đương 67,693 tỷ USD, tăng 11,49% so với năm 2015) trong đó công nghiệp phần cứng là 58,838 tỷ USD, công nghiệp phần mềm là 3,038 tỷ USD, công nghiệp nội dung số là 739 triệu USD và dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) là 5,078 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu CNTT ước đạt 60,789 tỷ USD trong đó phần cứng điện tử là 57,737 tỷ USD, phần mềm là 2,491 tỷ USD. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 34.320 tỷ đồng (đóng góp khoảng 3,4% tổng ngân sách nhà nước). Qua số liệu thống kê như trên thì tỷ trọng đóng góp của mảng nội dung số trong lĩnh vực Công nghiệp CNTT còn khá thấp, chưa xứng với tiềm năng và chưa khai thác hết được thế mạnh của lĩnh vực này tại Việt Nam, cụ thể theo các con số thống kê trong Sách trắng CNTT-TT 2017 như sau (số liệu thống kê các doanh nghiệp thuần nội dung số):
a) Về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực Nội dung số
Doanh nghiệp phần cứng, điện tử : 2.980 doanh nghiệp năm 2015 và ước tính 3.404 doanh nghiệp năm 2016; Doanh nghiệp phần mềm: 6.143 doanh nghiệp năm 2015 và 7.433 năm 2016; Doanh nghiệp nội dung số: 2.339 doanh nghiệp năm 2015 và 2.700 năm 2016; Doanh nghiệp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 10.196 doanh nghiệp năm 2015 và 10.965 doanh nghiệp năm 2016. (Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương).
Tổng số doanh nghiệp nội dung số chiếm 11,01% trên tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT
b) Về doanh thu nội dung số:
Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt 60.715 triệu USD năm 2015, 67.693 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 11,49%); Doanh thu phần cứng, điện tử 53.023 triệu USD năm 2015, 58.838 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 10,97%); Doanh thu phần mềm: 2.602 triệu USD năm 2015, 3.038 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 16,8%); Doanh thu nội dung số: 638 triệu USD năm 2015, 739 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 15,83%); Doanh thu dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 4.453 triệu USD năm 2015, 5.078 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 14,04%).
Tổng doanh thu nội dung số chiếm: 1% trên tổng doanh thu công nghiệp CNTT
c) Xuất, nhập khẩu nội dung số
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nội dung số chiếm gần 6% tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp CNTT
Trên cơ sở các số liệu được so sánh như trên, có thể nói với số lượng doanh nghiệp nội dung số hiện đang cung cấp dịch vụ (11,1%) và số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này (6%) thì các tỷ trọng doanh số, tỷ trọng xuất, nhập khẩu trong lĩnh vực này trên tổng số ngành Công nghiệp CNTT còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng phát triển tại Việt Nam (nước có số dân trẻ, số người sử dụng Internet lớn, chiếm hơn 50% tổng số dân). Những hạn chế dẫn đến việc phát triển của lĩnh vực nội dung số chưa theo kịp sự phát triển của ngành CNTT nói chung sẽ được phân tích, đề cập ở phần sau.
2. Thực trạng cơ chế chính sách phát triển nội dung số tại Việt Nam
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lĩnh vực CNTT là một trong những lịch vực sớm được ban hành khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là Luật CNTT đã sớm được Quốc Hội ban hành và có hiệu lực thi hành vào tháng 1 năm 2007. Trên cơ sở đó, các văn bản dưới Luật đã được Chính phủ và các Bộ, ngành sớm trình ban hành. Trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, phải kể đến các văn bản, chủ trương như sau:
" alt=""/>Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ nội dung số thương hiệu Việt