Ông chú buôn đất lấy mất cơ hội của anh thanh niên hai bằng đại học
Nhân câu chuyện về anh kỹ sư có nhiều bằng cấp và ông chú buôn đất mà tác giả Bình chia sẻ trong bài viết "Hai bằng đại học không bằng người có nhà,Ông chúbuônđấtlấymấtcơhộicủaanhthanhniênhaibằngđạihọclip thu quỳnh đất", tôi có một vài ý kiến muốn đóng góp để mọi người cùng tham gia thảo luận:
Phải nói rằng, ông chú buôn đất trong câu chuyện trên, dù không có bằng cấp, học cao, nhưng là một người có năng lực quản lý và đầu tư tài chính rất tốt. Từ tài nguyên vốn ban đầu mà cha mẹ để lại, ông chủ nhà trọ đã sử dụng vốn rất thành công. 10 cây vàng thừa kế của ông ngày xưa không phải là tài sản lớn lắm, nhưng biến chúng thành 12 căn nhà Sài Gòn bây giờ lại cực kỳ giá trị. Việc gia tăng giá trị tài sản gấp nhiều lần như vậy, rõ ràng là ông chú không chỉ thành công nhờ may mắn.
Về phần anh thanh niên, ra trường đi làm được 5 năm, có nghĩa là độ tuổi khoảng chừng 27-28. Ở độ tuổi này mà có hai bằng đại học và một bằng Thạc sĩ, chứng tỏ anh là một người có năng lực và chịu khó cày ải. Anh thanh niên còn rất trẻ, nhưng mức lương thực nhận hằng tháng đã lên tới 20 triệu đồng cũng là điều mà nhiều người mơ ước.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, cả ông chú buôn đất và anh thanh niên có nhiều bằng cấp đều giỏi ở những khía cạnh khác nhau. Và họ hoàn toàn không sai khi lựa chọn hướng đầu tư của mình. Có điều, từ câu chuyện ấy, tôi nhận ra mấy vấn đề sau trong xã hội hiện đại:
1. Chính sách thuế còn mất cân bằng
Anh thanh niên thu nhập thấp nhưng phải đóng thuế đầy đủ, còn ông chú thu nhập cao nhưng khoản thuế phải nộp ít hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi mà anh thanh niên làm việc cho doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì phải kê khai tài chính rõ ràng với nhà nước, nên mặc dù thu nhập thấp hơn, anh thanh niên vẫn phải đóng thuế. Còn ông chú buôn đất cho thuê trọ, thuê nhà theo diện cá nhân, nhà nước khó quản lý, nên không thu thuế của ông.
Ở đây, tôi không phê bình ông chú trốn thuế, tôi cũng không khen ngợi anh thanh niên đóng thuế đầy đủ vì đó là trách nhiệm. Tôi chỉ lo ngại rằng chúng ta chưa tạo ra sự cân bằng trong công cụ thuế khi chỉ tập trung vào những "con cá nhỏ" (anh thanh niên) mà để lọt nhiều "con cá lớn" (ông chú buôn đất).
Nhà nước không truy thu được thuế của những người như ông chủ nhà trọ sẽ là một thiệt hại lớn cho ngân sách, nhất là khi mà mức thu nhập thực tế của ông chú gấp hơn 10 lần anh thanh niên. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân lại là sắc thuế lũy tiến, nên mức thuế mà ông chú phải đóng lẽ ra phải là rất lớn. Về lâu dài, ông chú sẽ càng ngày càng giàu, anh thanh niên lại ngày càng khó khăn. Từ đó, sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội sẽ càng ngày càng lớn.
>> Tôi ưu tiên mua nhà cho thuê trước khi đầu tư lĩnh vực khác
2. Bất động sản 'người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra'
Ông chú có thu nhập 250 triệu đồng một tháng, chỉ tiêu hết ba triệu, ăn đồ từ thiện và không đóng thuế, như vậy mỗi năm ông chú tiết kiệm được 2,964 tỷ đồng. Với số tiền này, mỗi năm ông chú có thể mua thêm được một căn nhà. Qua năm thứ hai, ông chú đã có 13 căn nhà. Giả sử rằng mỗi căn nhà mới mua cho thuê được 20 triệu một tháng, như vậy mức thu nhập của ông chú đã tăng lên 270 triệu đồng tháng, tương đương khoản dành dụm 3,204 tỷ đồng một năm (đã trừ chi tiêu).
Và nếu năm đó ông chú lại tiếp tục mua thêm một căn nhà nữa, qua năm thứ ba, ông chú có 14 căn nhà cho thuê, thu nhập 290 triệu một tháng, tương đương 3,444 tỷ một năm. Và ông tiếp tục mua nhà... Nếu cứ tiếp tục áp dụng công thức mua nhà, cho thuê và lại mua nhà như vậy, đến khi ông 90 tuổi, cộng với thu nhập từ việc cho thuê nhà liên tục tăng qua mỗi năm, tôi ước tính ông có thể sở hữu từ 80 đến 100 căn nhà trước khi lìa đời. Cậu con trai của ông, nếu sống cuộc sống giống cha mình, thì khi cậu bằng tuổi ông ấy bây giờ, cậu có thể sở hữu từ 200-300 căn nhà.
Tất nhiên, trên đây chỉ là một bài toán vui vì rất khó để thực tế xảy ra giống như vậy, bởi còn nhiều biến cố không lường trước (bệnh tật, ốm đau...). Nhưng nhìn vào thực tế đó, có thể thấy, anh thanh niên và thế hệ sau ngày càng khó mua nhà, vì nguồn cung nhà ở sẽ ngày càng khan hiếm do những người như cha con ông chú đã thâu tóm hết và đẩy giá tăng cao.
Qua vấn đề này, ta thấy việc đặt ra hạn mức sử dụng đất ở đối với mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Đất ở (không phải đất sản xuất hay đất kinh doanh thương mại) là tài nguyên chung của quốc gia. Mà đã tài nguyên chung của quốc gia thì mỗi cá nhân sinh sống trong đó đều xứng đáng được sở hữu như nhau. Việc một cá nhân sở hữu nhiều đất ở là không sai, nhưng nó gián tiếp cản trở khả năng sở hữu đất ở của những người khác trong xã hội.
Suy cho cùng mỗi cá nhân cũng chỉ cần một nơi để ở. Do đó, một người chỉ nên được sở hữu một đơn vị đất ở (ví dụ một căn nhà) mà thôi. Việc sở hữu căn nhà thứ hai được xem là vượt quá nhu cầu ở của họ. Nếu một người sử dụng căn nhà thứ hai của họ để cho thuê thì không nên xem đây là nhà ở nữa mà phải xem nó là một công cụ kinh doanh và thu lợi nhuận. Từ đó, chính sách thuế của nhà nước đối với các căn nhà thứ hai, thứ ba cũng phải khác để đảm bảo công bằng xã hội.
Mỗi người có một quan điểm sống và nhân sinh quan khác nhau nên rất khó để nói ai đúng, ai sai. Tôi chỉ muốn chia sẻ quan điểm của mình, hy vọng tất cả chúng ta sẽ cùng chung tay đóng góp để xây dựng một xã hội tốt đẹp, bình đẳng hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Real Betis vs Real Sociedad, 03h00 ngày 17/2: Tin vào chủ nhà
-
Nhận định, soi kèo Belouizdad với Medeama SC, 23h00 ngày 1/3: Điểm tựa sân nhà
-
Nhận định, soi kèo Midtjylland với Copenhagen, 01h00 ngày 2/3: Ca khúc khải hoàn
-
Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast với Henan, 18h35 ngày 1/3: Khó có bất ngờ
-
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2: Củng cố ngôi đầu
-
Dàn sao ‘khủng’ tụ hội trong liveshow của Quang Hà
- 最近发表
-
- Soi kèo phạt góc Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2
- Tùng Dương nhắn người yêu Thanh Lam phải chung thủy
- Khánh Vân, Thúy Vân, Trương Thế Vinh dự đêm nhạc tri ân quỹ mua vaccine Covid
- Phương Nga Sao Mai bất ngờ ra mắt MV nhạc Phật
- Nhận định, soi kèo Kapaz vs Samaxi, 19h00 ngày 17/2: Cửa dưới ‘tạch’
- Mạnh Quỳnh hôn Phi Nhung giữa sự kiện
- NSND Thu Hiền: 'Bị mấy bà bán rau túm tay, kêu lên, tôi hoảng hốt…'
- Nhận định, soi kèo Leicester với QPR, 22h00 ngày 2/3: Khó cho Bầy Cáo
- Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs CSKA 1948 Sofia, 22h30 ngày 17/2: Khách tự tin
- Nhận định, soi kèo Birmingham với Southampton, 22h00 ngày 2/3: The Saint trở lại
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Nice, 23h15 ngày 16/2: Chắc suất top 3
- Nhận định, soi kèo Polissya Zhytomyr với LNZ Cherkasy, 22h59 ngày 01/03: Bất ngờ tân binh
- Phi Nhung mất giọng, liên tục nói lời xin lỗi khán giả
- Nhận định, soi kèo Polissya Zhytomyr với LNZ Cherkasy, 22h59 ngày 01/03: Bất ngờ tân binh
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Yangon United, 16h30 ngày 17/2: Chủ nhà thất thế
- Nhạc sĩ Dương Cầm: 'Rap sẽ không nổi hơn nữa'
- Bức Tường thực hiện liveshow kỷ niệm 5 năm ngày mất của Trần Lập
- Nhận định, soi kèo Birmingham với Southampton, 22h00 ngày 2/3: The Saint trở lại
- Soi kèo góc Espanyol vs Bilbao, 20h00 ngày 16/2
- Tú Dưa bình yên bên vợ trẻ đẹp và 4 người con
- NSND Thu Hiền: 'Bị mấy bà bán rau túm tay, kêu lên, tôi hoảng hốt…'
- Nhận định, soi kèo Birmingham với Southampton, 22h00 ngày 2/3: The Saint trở lại
- Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Macarthur FC, 13h00 ngày 16/2: Tưng bừng bàn thắng
- Mẹ con ca sĩ Cẩm Vân gửi những 'thanh âm của thiên nhiên' tới khán giả
- Nhận định, soi kèo U20 Nữ Triều Tiên với U20 Nữ Trung Quốc, 15h00 ngày 4/3: Đội bóng bí ẩn
- Mạnh Quỳnh hôn Phi Nhung giữa sự kiện
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Holstein Kiel, 23h30 ngày 16/2: Đẳng cấp chênh lệch
- Nhận định, soi kèo Al Khaleej với Al
- Nhận định, soi kèo Shandong Taishan với Changchun YaTai, 17h00 ngày 1/3: Tin vào chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Shandong Taishan với Changchun YaTai, 17h00 ngày 1/3: Tin vào chủ nhà
- 搜索
-
- 友情链接
-