"Thành thực là tôi không biết", lập trình viên người Việt đã khiến cả khán phòng vỗ tay đồng loạt khi trả lời như vậy cho câu hỏi về lý do thành công của trò chơi di động do anh tự phát triển, theo Pocketgamer.
Tuy nhiên, anh cũng gợi ý rằng nguyên nhân có thể là do "mọi người quá lười biếng để tìm hiểu các trò chơi và chỉ muốn một cái gì đó đủ hấp dẫn để gõ trên màn hình". Hà Đông tiết lộ rằng Flappy Bird đã được chơi hơn 20 tỷ lần trong tháng 2/2014 và được tải xuống hơn 90 triệu lần trên App Store và Google Play.
Chia sẻ với những đồng nghiệp cùng nghề, Hà Đông cho biết trước khi bắt tay làm Flappy Bird, anh đang theo học để trở thành một kỹ sư nhưng sau đó đã quyết định thay đổi nghề nghiệp của mình để trở thành người thiết kế các trò chơi cho thiết bị di động.
Khi đó, anh chú ý tới các trò chơi hàng đầu trên App Store như Clash of Clans, Candy Crush Saga và Angry Birds. Hà Đông nhận thấy rằng chúng được tạo ra để hỗ trợ và mang lại các trải nghiệm lâu dài với hệ thống dịch vụ, nhiều nội dung và cả một phong cách chơi (meta) riêng.
Nhưng bản thân anh nhận ra rằng mình có những hạn chế về thời gian, kỹ năng, quyết tâm và cả ngân sách. Anh cũng không được học về cách lập kế hoạch, quản lý đội nhóm... do đó hướng đi tốt nhất chính là làm việc một mình. Hà Đông nói rằng khi đó anh đang rất thiếu quyết tâm, với nhiều dự án trò chơi chưa hoàn thành, không làm việc nghiêm túc và cuối cùng là không có ngân sách cho chúng.
Nhưng bất chấp tất cả, anh vẫn quyết định làm game và đó là lúc anh nhận ra rằng cần phải làm một thứ gì đó nho nhỏ, đủ để có thể hoàn thiện. Đông đã đưa ra một vài nguyên tắc cốt lõi về trò chơi mà mình muốn thực hiện.
"Tôi muốn nó thật dễ thương - để mời gọi và thu hút những người trẻ tuổi và dễ bắt đầu vì mọi người không có nhiều thời gian để học chơi game", Hà Đông tâm sự.
Anh cũng muốn tạo ra một trò chơi có thể được chơi trong một phút, vì không có ý định làm một trò chơi có nội dung dài hơn. Đó cũng sẽ phải là một game vui nhộn và mang tính cạnh tranh, đặc biệt là đòi hỏi kỹ năng và không liên quan tới may mắn. Đồng thời anh cũng muốn nó miễn phí chơi và không quảng cáo khi thừa nhận rằng mình có một chút sợ hãi với thứ gọi là "trách nhiệm hỗ trợ" đối với người dùng trả tiền.
Với ý nghĩ đó, anh bắt đầu làm việc cùng lúc với ba tiêu đề là: Shuriken Block, Flappy Bird và Super Ball Juggling.
Phát triển Flappy Bird, Đông bắt đầu với một hình mẫu nhân vật mà anh quyết định nó phải mũm mĩm để tạo ra cảm giác dễ thương và thân thiện khi nhìn vào, một dạng nhân vật có thể trở thành biểu tượng cho trò chơi.
Tiếp đó, anh nghiên cứu và phát hiện ra rằng các trò chơi trên máy console thường có độ trễ thấp hơn 100ms. Hà Đông cho rằng nó quá chậm đối với người chơi và đã giảm xuống dưới 17ms với Flappy Bird. Cuối cùng, anh thêm vào một hiệu ứng âm thanh cho mỗi lần nhấn vào màn hình để có thể tạo ra phản hồi tức thì từ người chơi, đồng thời làm game ở chế độ Portrait (Chân dung) để dễ dàng hơn khi xử lý kỹ thuật.
Game được phát hành vào năm 2013, nhưng gần như không được biết tới cho đến đầu năm 2014, nó bất ngờ trở thành một "hit" lớn. Khi đó, bên cạnh nhiều sự khen ngợi, Nguyễn Hà Đông cho biết anh cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích, với rất nhiều thông tin phản hồi nói đây là một trò chơi khủng khiếp và người sáng tạo ra nó không có kỹ năng thiết kế.
Những lời tố cáo về việc anh đã dùng tiểu xảo để leo lên bảng xếp hạng của App Store, cũng như ăn cắp hình ảnh đường ống trong game Mario đã khiến Đông nản lòng. Anh phủ nhận những lời cáo buộc này và nói rằng việc thêm các đường ống vào chỉ đơn giản bởi vì chúng trông đẹp. Những vụ kiện có thể xảy ra cuối cùng chỉ là tin đồn và chúng không bao giờ xuất hiện.
Sau khi nhận được nhiều lời chỉ trích và cố gắng đưa ra một ý tưởng mới nhưng không thành, Nguyễn Hà Đông đã quyết định "nghỉ giải lao". Anh nói bản thân mình không có thời gian để tận hưởng sự thành công của Flappy Bird khi nó trở nên phổ biến, nhưng rất tự hào rằng trò chơi của mình đã đứng đầu App Store.
Cuối cùng, Đông cho biết anh dự định sẽ quay lại chơi game, giống như việc ra mắt Swing Copters vào năm 2014. Anh hy vọng sẽ tìm ra thứ gì đó đáng giá để trở lại vào năm nay hoặc năm sau.
Theo VnExpress
" alt=""/>Nguyễn Hà Đông: 'Tôi không biết tại sao Flappy Bird thành công'Sáng ngày 12/3/2018, Amcham phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và và Chính phủ Hoa Kỳ đã tổ chức hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thế giới số tại Hà Nội.
Tại Hội thảo, đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân cùng với đó thúc đẩy sự phát triển của các hệ sinh thái công nghệ cao và những công việc thu nhập cao cho lao động có trình độ. Nếu không bảo hộ ý tưởng, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ không thể gặt hái được toàn bộ lợi ích từ những phát minh của họ và tập trung ít hơn vào việc nghiên cứu, phát triển. Tương tự như vậy, các nghệ sĩ không được đền đáp xứng đáng cho sáng tạo của mình và hậu quả là sức sống của nền văn hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Amcham cho rằng, việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn nhiều phức tạo và cơ chế thực thi của Chính phủ cần được cải tiến một cách rộng rãi để có thể xóa bỏ, trừng phạt và ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả. Cũng theo ông Adam Sitkoff, những lo ngại cơ bản vẫn tồn tại về thực thi không đồng đều, những khoản phạt hành chính không đủ ảnh hưởng để có thể giữ vai trò như một biện pháp ngăn chặn thực sự cùng sự thiếu tương xứng trong khả năng, năng lực của thanh tra viên và các quan chức địa phương.
Tại Hội thảo, Amcham đã công bố báo cáo về thách thức về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và những giải pháp cụ thể để giải quyết nhiều thách thức trong đó.
" alt=""/>Hàng nhái Hermes, Nike bán tràn lan trên các trang thương mại điện tửTheo thông tin từ Bộ TT&TT, ngày 8/3, Văn phòng TW Đảng có Công văn số 6106-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ban Bí thư TW Đảng về Dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, theo đó Ban Bí thư TW Đảng chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng, trong điều kiện Hợp đồng MobiFone mua 95% cổ phần AVG chưa thực hiện xong, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo MobiFone làm việc với Nhóm cổ đông chuyển nhượng cổ phần AVG (Nhóm cổ đông) để đàm phán chấm dứt Hợp đồng MobiFone mua 95% cổ phần AVG với nguyên tắc thu hồi đầy đủ số vốn mà MobiFone đã bỏ ra.
Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhóm cổ đông và Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc MobiFone đã họp, trao đổi về việc chấm dứt Hợp đồng và thống nhất nguyên tắc như sau: Nhóm cổ đông và MobiFone thống nhất việc chấm dứt Hợp đồng; MobiFone hoàn trả lại toàn bộ cổ phần AVG cho Nhóm cổ đông; Nhóm cổ đông hoàn trả lại đầy đủ số tiền MobiFone đã thanh toán cộng với tiền lãi và các chi phí liên quan.
Các nội dung chi tiết và trình tự thực hiện, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, MobiFone sẽ nhận được số tiền lớn hơn số tiền MobiFone đã thanh toán cho Nhóm cổ đông.
Bên cạnh đó, do việc thanh tra nên MobiFone chưa thực hiện thanh toán nốt 05% giá trị chuyển nhượng theo đúng tiến độ cam kết trong Hợp đồng. Vì vậy, trong trường hợp MobiFone không chấp thuận việc chấm dứt Hợp đồng thì Nhóm cổ đông có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định pháp luật và MobiFone có thể bị phạt tới 8% giá trị Hợp đồng, điều này là không có lợi cho MobiFone (Nhà nước).
Do đó, việc MobiFone và Nhóm cổ đông thống nhất chấm dứt Hợp đồng là giải pháp tối ưu, đúng quy định pháp luật, đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn mà MobiFone đã đầu tư, không làm thất thoát vốn của MobiFone, của Nhà nước theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng.
Cũng trong sáng nay (ngày 13/3/2018), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái để thông báo về những diễn biến mới của sự việc này, để Thanh tra Chính phủ và Đoàn Thanh tra có căn cứ xem xét những thông tin, tài liệu bổ sung để gửi tới người ra quyết định thanh tra, theo đúng quy định tại Điều 35 của Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ.
" alt=""/>Hủy bỏ Hợp đồng MobiFone