Liên Bỉnh Phát hát "Mãi mãi bên nhau" tại buổi ra mắt phim, hồn nhiên gọi đây là 'ca khúc nhạc phim':Tối 29/8, khán giả xôn xao trước bài đăng dài của Noo Phước Thịnh kêu gọi tẩy chay phim "Ngôi nhà bươm bướm". Cụ thể, phim "Ngôi nhà bươm bướm" sử dụng ca khúc "Mãi mãi bên nhau" (st: Đỗ Hiếu) ở cuối phim nhưng không hề xin phép Noo Phước Thịnh.
Nam ca sĩ rất bức xúc, nhận định đây là việc làm thiếu chuyên nghiệp, sử dụng chất xám bất hợp pháp và không tôn trọng nghệ sĩ.
Sau Noo Phước Thịnh, nhạc sĩ Đỗ Hiếu cũng lên tiếng: "Bản audio thực sự là một quá trình lao động cực khổ của tập thể một ekip bao gồm người sáng tác, hoà âm phối khí và cả giọng hát của ca sĩ, dự án của nhà sản xuất nữa. Dùng chất xám của cả ekip mà không có sự xin phép ekip thì nên tẩy chay phim thôi".
|
Ekip phim "Ngôi nhà bươm bướm" bị kêu gọi tẩy chay vì sử dụng nhạc không xin phép. |
Mới đây, nhà sản xuất phim "Ngôi nhà bươm bướm" sau khi nhận được phản hồi đã rà soát lại quy trình sản xuất và họp gấp để giải quyết vụ việc.
“Đây là lỗi sai hoàn toàn của chúng tôi khi sử dụng bản thu của các ca sĩ mà chưa có sự đồng ý. Chúng tôi chân thành xin lỗi đến các nghệ sĩ về vụ việc này: ca sĩ Noo Phước Thịnh, nhạc sĩ Đỗ Hiếu (ekip sản xuất bài “Mãi mãi bên nhau”); ca sĩ Thu Minh, nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong (ekip sản xuất bài “Đường cong” và “Taxi”)”, đại diện nhà sản xuất bộ phim cho biết.
Sự thật, ekip "Ngôi nhà bươm bướm" đã mua nhầm đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả là "quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu".
Trong khi đó, quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là "quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa".
Trong phim, các nhân vật là nghệ sĩ drag-queen nên phải hát nhép trên nền bản thu. Như vậy, các bản thu đã sử dụng trong phim được xác định là loại hình bản ghi âm trong quyền liên quan mà chủ thể có quyền là ca sĩ và producer chứ không phải quyền tác giả.
|
Theo hợp đồng được cung cấp, nhà sản xuất đã mua... nhầm đối tượng quyền hết 66 triệu đồng. |
Theo hợp đồng sử dụng quyền tác giả âm nhạc giữa nhà sản xuất và Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) ký ngày 6/11/2018 thì ekip "Ngôi nhà bươm bướm" đã mua bản quyền sáng tác cho 4 ca khúc (gồm “Mãi mãi bên nhau”, Taxi”, “Đường cong”, “Nỗi lòng”) với nhuận bút 15 triệu/bài cho tối đa 4 phút 30 giây/bài. Tổng chi phí gồm thuế mà ekip đã mua bản quyền là 66 triệu đồng.
Như vậy, do không hiểu luật nên thay vì liên hệ các ca sĩ và producer để mua quyền sử dụng các bản thu thì ekip lại đến VCPMC để mua quyền tác giả. Ekip thừa nhận sự nhầm lẫn này dẫn đến thiếu sót như hiện tại, khiến các ca sĩ bức xúc.
|
Tuy bức xúc nhưng Noo Phước Thịnh nhấn mạnh: "Tôi đang nói về đạo diễn và ekip sản xuất. Còn các anh chị, các bạn diễn viên trong film thì đâu có liên quan gì đâu". |
Theo cập nhật, nhà sản xuất phim hiện đang chủ động liên hệ với từng công ty quản lý/người đại diện của các ca sĩ, nhạc sĩ để xin lỗi trực tiếp và tiến hành xin phép tác quyền.
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Gia Bảo
Hồng Đào vắng mặt trong buổi ra mắt phim đóng cùng Quang Minh
Theo phản hồi của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh, nghệ sĩ Hồng Đào kẹt lịch trình riêng ở Hà Nội nên không đến ra mắt phim "Ngôi nhà bươm bướm".
" alt=""/>NSX 'Ngôi nhà bươm bướm' xin lỗi Noo Phước Thịnh, Thu Minh vì dùng bản thu không xin phép
Tác phẩm đặc trưng của 50 tác giả tiêu biểu từ năm 1986 đến nay sẽ được trưng bày trong triển lãm "Mở cửa" - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới (1986 - 2016).Ngày 16/9 Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức họp báo công bố danh sách những tác giả được lựa chọn để đưa tác phẩm của mình vào triển lãm "Mở cửa" - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới (1986 - 2016).
Triển lãm trưng bày tác phẩm của hơn 50 nghệ sỹ tạo hình có dấu ấn nghệ thuật trong 30 năm đổi mới. Đây là dịp tổng kết, đánh giá thành tựu của mỹ thuật trong 30 năm qua từ năm 1986 đến 2016. Nó sẽ giúp công chúng, giới mỹ thuật và xã hội có một cái nhìn khái quát về đời sống mỹ thuật Việt Nam trong 30 năm đổi mới của đất nước.
|
Tác phẩm 'Biển nắng' của họa sĩ Đỗ Sơn sẽ trưng bày tại triển lãm Mở cửa |
Công cuộc đổi mới của đất nước được lấy dấu mốc từ năm 1986, đến nay đã được 30 năm. Trong 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển của đất nước, mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã có nhiều biến đổi, phát triển, hòa nhập với quốc tế và các nước trong khu vực. Một thế hệ tác giả thời kỳ đổi mới đã hình thành và tạo nên diện mạo của mỹ thuật đương đại Việt Nam đa dạng và có dấu ấn cá nhân của tác giả.
Các nghệ sỹ tham dự triển lãm này được nhóm giám tuyển gồm 03 người của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đề cử danh sách. Các giám tuyển sẽ tiếp xúc với từng họa sỹ, nhà điêu khắc để trao đổi thông tin về tác giả, tác phẩm cũng như các vấn đề xung quanh công tác tổ chức Triển lãm.
|
Tác phẩm 'Ngày xanh' của họa sĩ Phạm An Hải |
Theo ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, việc chọn ra 50 tác giả cho thời kỳ này thực sự là một sự khó khăn chưa từng có bởi nhóm Giám tuyển đã phải chịu áp lực từ nhiều phía như lãnh đạo Bộ VHTT&DL, báo chí và nghệ sĩ. "Dù áp lực lựa chọn, cân nhắn người thứ 50 vào triển lãm là rất khó nhưng chúng tôi tin chắc rằng 80% sẽ đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi. Thực ra, giữa người thứ 50, 51 hay 52 có khi không chênh nhau về tài năng là mấy nhưng lại có một vài yếu tố khác không nằm trong tiêu chí đánh giá nên sẽ có sự tranh cãi ở đây. Chẳng hạn như họa sĩ Vũ Dân Tân, ông có rất nhiều tác phẩm hay trong thời kỳ này, là người tiên phong trong đổi mới nhưng có thể trong nước ít biết tên tuổi của ông bởi ông hay triển lãm ở nước ngoài".
Triển lãm "Mở cửa" sẽ diễn ra từ ngày 21/9 đến 29/9/2016, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gồm các tác giả như: Đỗ Sơn, Phạm An Hải, Thành Chương, Lê Thiết Cương...
T.Lê
" alt=""/>Mỹ thuật 30 năm đổi mới: triển lãm Mở cửa