TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, chuỗi bài giảng mở sẽ được tổ chức thường kỳ với mục tiêu cung cấp các phân tích chuyên sâu, đa chiều cùng những kiến thức học thuật, nghiên cứu cập nhật về các chủ đề Khoa học, Kinh tế, Chính trị, Xã hội đang được quan tâm hiện nay.
![]() |
Ngài Takebe Tsutomu trình bày bài giảng tại hội thảo chiều qua. |
TS. Oanh cũng mong muốn Chuỗi bài giảng mở sẽ trở thành cầu nối giữa Các nhà lãnh đạo, quản lí, Các học giả, Các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau với giảng viên, học viên của Trường cũng như tất cả các đối tượng quan tâm.
Các bài giảng này sẽ mang lại những tri thức, kinh nghiệm của thế giới để người trẻ Việt Nam nói chung và học viên của Trường ĐH Việt Nhật nói riêng có cơ hội mở rộng tầm nhìn, phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao chuyên môn, tinh thần khởi nghiệp và tiếp xúc với các giá trị văn hóa tốt đẹp.
Ngài Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Việt, người tham gia từ những ngày đầu xây dựng Trường ĐH Việt Nhật là diễn ra của bài giảng đầu tiên.
Trong bài giảng của mình, ngài Takebe Tsutomu đã chia sẻ về quá trình hình thành, phát triển, những kế hoạch trong tương lai cũng như những kì vọng của Chính phủ hai nước với Trường ĐH Việt Nhật và với các học viên của trường.
“Tới đây sẽ là thời đại của châu Á. Thế giới đang thay đổi, châu Á đang thay đổi và Trường Đại học Việt Nhật sẽ là tác nhân làm nên sự thay đổi đó. Trường Đại học Việt Nhật sẽ sáng tạo ra những trí tuệ được bồi đắp trong một môi trường đa tôn giáo, đa dân tộc, đa văn hóa. Biến hòa bình và phồn vinh thành hiện thực. Biểu tượng của lý tưởng này chính là Trường Đại học Việt Nhật, là trường đào tạo sau đại học đầu tiên trên thế giới lấy khoa học bền vững làm kim chỉ nam.”, ngài Takebe Tsutomu chia sẻ.
Hà Phương
" alt=""/>Khởi động chuỗi bài giảng mở tại Trường ĐH Việt NhậtMinh Thư
![]() |
Giáo sư Sử học Phan Huy Lê. Ảnh: USSH. |
Ông Michel Zink, Giáo sư Học viện Kỹ nghệ Pháp và Thư ký trọn đời Viện Văn Khắc và Mỹ Văn Pháp vào ngày 20/3 tới nhân chuyến thăm của Viện Văn Khắc và Văn chương Pháp tại Việt Nam.
Giáo sư Phan Huy Lê là nhà sử học uyên bác nổi tiếng tại Việt Nam và nước ngoài, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Nghiên cứu khoa học (năm 2016), Tiến sĩ danh dự Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, đã được bầu là Thông tín viên Viện Văn khắc và Mỹ văn từ năm 2011.
Ngoài việc vinh danh GS Phan Huy Lê, GS Michel Zink sẽ tới thăm Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam và Cục Lưu trữ Nhà nước, tham dự buổi lễ công bố bản thảo minh họa của tác phẩm Lục Vân Tiên từ thế kỷ 19, được tìm thấy vào năm 2011 tại thư viện Viện Pháp.
Năm 2011, trong một dịp thăm Thư viện Viện Pháp, chính GS Phan Huy Lê là người đã phát hiện ra bản thảo này khi được giới thiệu một số tư liệu quý, trong đó có một bản thảo được thực hiện cách đây hơn 100 năm.
Theo thông tin từ ĐSQ Pháp, buổi lễ vinh danh Giáo sư Phan Huy Lê vào lúc 18h00 ngày 20/3, tại Nhà Khánh tiết Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Lễ công bố bản thảo minh họa của tác phẩm Lục Vân Tiên với sự tham gia GS. Michel Zink, GS. Phan Huy Lê cùng các diễn giả khác sẽ diễn ra vào 15h ngày 20/3 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN).
Lê Văn
" alt=""/>Pháp vinh danh giáo sư Sử học Phan Huy Lê