Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết, việc thay đổi mô hình đào tạo phổ thông năng khiếu của ĐHQGHN là rất quan trọng. Một trong những hướng đổi mới là phải định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh THPT hệ chuyên của ĐHQGHN bằng cách tư vấn, hỗ trợ học sinh học sớm một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và ưu tiên xét tuyển các học sinh này khi các em có mong muốn tiếp tục học đại học ở ĐHQGHN.
Theo ông Quân, mô hình đào tạo tài năng THPT liên thông đại học là mô hình đang được các quốc gia tiên tiến trên thế giới thực hiện, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
“Mục tiêu là để các em học sinh làm quen với cách thức, phương pháp học đại học. Mỗi năm, một học sinh có thể hoàn thành được từ 5-10 tín chỉ. Sau thời gian thí điểm, đánh giá kết quả, chúng tôi cũng hướng đến mở rộng cho học sinh ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội tham gia”, GS Quân nói.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN, cho hay, Chương trình VNU 12+ được xây dựng nhằm phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và hướng nghiệp sớm cho các học sinh có tiềm năng, có năng lực, tài năng trong các trường THPT tại ĐHQGHN. Đây là cơ sở tạo nguồn nhân lực các nhà khoa học đạt chuẩn quốc tế của ĐHQGHN trong giai đoạn tới.
Theo ông Tuấn, học sinh tham gia chương trình ươm tạo tài năng từ bậc THPT tại ĐHQGHN sẽ được rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học trên cơ sở được định hướng nghề nghiệp sớm.
Học sinh tham gia Chương trình VNU 12+ là học sinh ở các trường THPT thuộc ĐHQGHN, đáp ứng một trong các điều kiện: Đã và đang là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; Đạt giải trong kỳ thi Olympic bậc THPT tại ĐHQGHN (đối với học sinh THPT chuyên) hoặc Đạt giải ba trở lên trong kỳ thi Olympic bậc THPT tại ĐHQGHN (đối với học sinh THPT không chuyên); Kết quả học tập trong năm học lớp 10 (đối với học sinh THPT chuyên) hoặc kết quả học tập trong năm học lớp 10 và học kỳ I lớp 11 (đối với học sinh THPT không chuyên) đạt mức tốt và đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học sinh THPT tham gia chương trình được ưu tiên xét tuyển vào các chương trình đào tạo trình độ đại học của ĐHQGHN trong năm tốt nghiệp THPT nếu tích lũy trước tối thiểu 3 học phần theo quy chế đào tạo đại học tại ĐHQGHN và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của nhóm ngành/ngành/chương trình đào tạo trong năm tuyển sinh cũng như đạt khi phỏng vấn của tiểu ban chuyên môn.
Theo ông Tuấn, việc tuyển chọn học sinh tham gia chương trình vào học sớm các chương trình đào tạo trình độ đại học được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với phỏng vấn. Đơn vị đào tạo có thể xây dựng thêm một số tiêu chí phụ hoặc phỏng vấn để lựa chọn học sinh trong trường hợp môn học/chương trình có những yêu cầu đặc thù hoặc số lượng thí sinh đăng ký quá lớn.
Về kinh phí đào tạo Chương trình VNU 12+, ngoài học phí do học sinh đóng theo quy định và các nguồn tài trợ, ĐHQGHN hỗ trợ một phần kinh phí.
Cô Nhung - một giáo viên Ngữ văn - đã tạo cho các con thói quen đọc sách qua việc mỗi tối đều đọc sách cùng các con và 3 mẹ con chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về câu chuyện vừa đọc. Chính điều đó đã giúp Huyền Vi và Quang Minh không chỉ đọc sách mà còn biết đưa ra ý kiến cá nhân trước những vấn đề các con tìm hiểu.
“Các con đã hình thành tư duy phản biện trước những vấn đề 3 mẹ con đã đọc. Các con thường có suy nghĩ ngược lại hoặc nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn khác với mẹ. Qua các cuộc tranh luận, các con đã nhận thấy rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần khám phá ở lịch sử, văn học Việt Nam. Chính những điều đó đã khiến các con có cách phản biện tốt hơn trước những vấn đề mà nhiều bạn khác chỉ nhìn nhận xuôi chiều, các con lại có những hướng, góc khác các bạn. Đây là điều tôi rất tự hào về các con của mình”, cô Đỗ Thị Cẩm Nhung tâm sự.
Không chỉ vậy, tình yêu, đam mê với văn học và lịch sử của Quang Minh và Huyền Vi còn được “tiếp lửa” từ ba – nhà thơ Nguyễn Trung Kiên. Hằng ngày, lịch sử và văn học là những chủ đề thường xuyên xuất hiện trong câu chuyện của ba mẹ với Huyền Vi và Quang Minh.
Chia sẻ về ý nghĩa của việc tham gia thi và đạt giải cuộc thi viết thư UPU của các con mình, cô Đỗ Thị Cẩm Nhung cho rằng cuộc thi viết thư UPU đã giúp cho Nguyễn Đỗ Huyền Vi trưởng thành hơn, trở thành người tự tin khám phá những khả năng của bản thân.
Từ một cô bé trầm tính và nhút nhát, sau khi đạt giải Nhất quốc gia thi viết thư UPU năm 2017, sau nhiều lần tiếp xúc với truyền thông, Huyền Vi trở nên tự tin hơn. Phát hiện chất giọng tốt của Huyền Vi, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng đã nhận nữ sinh này làm MC cho chương trình "Hoa điểm mười".
Cũng từ đây, Huyền Vi phát hiện ra khả năng dẫn chương trình của mình. Trong những năm học cấp 3, Huyền Vi thường xuyên làm MC dẫn các chương trình ở Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Hiện tại, Huyền Vi đang theo học ngành Quản trị sự kiện của Đại học Greenwich và luôn là sinh viên xuất sắc của trường.
Giống như chị gái, Quang Minh cũng ít nói, sống nội tâm. Cô Đỗ Thị Cẩm Nhung cho biết Quang Minh rất say sưa khi xem những bộ phim lịch sử, thích tìm hiểu lịch sử đất nước cũng như thế giới. Quang Minh cũng trăn trở phải làm gì đó để các bạn trẻ yêu thích môn lịch sử nhiều hơn.
“Bật mí” về dự án mà Huyền Vi và Quang Minh đang ấp ủ thực hiện, cô Đỗ Thị Cẩm Nhung cho biết hiện nay, hai chị em đang liên kết cùng một số bạn bè có chung sở thích để làm những bộ phim hoạt hình ngắn về đề tài lịch sử Việt Nam với mong muốn giúp các bạn trẻ hiểu sâu về lịch sử đất nước.
Thời gian tới, ngoài mục tiêu thi tuyển vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, quán quân cuộc thi viết thư UPU năm nay sẽ tiếp tục rèn luyện những môn thể thao yêu thích như cờ vua, bơi lội, chạy, và đặc biệt tiếp tục rèn luyện môn vẽ để trở thành kỹ sư đồ họa hoặc nhà làm phim hoạt hình trong tương lai.
Vượt qua gần 1,5 triệu bài dự thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 - năm 2024 tại Việt Nam, bức thư nói về việc trẻ em thiếu tình thương của Nguyễn Đỗ Quang Minh xuất sắc giành giải Nhất quốc gia.
Em chọn hóa thân thành nhân viên bưu điện ở ngôi làng “Ông già Noel” để gửi thư cho Tổng giám đốc UPU năm 2174. Trước khi đặt bút viết bức thư, cậu học trò Đà Nẵng nhận thấy trẻ em trên khắp thế giới đều có những ước mơ, khát vọng riêng mà không dám nói với người lớn vì sợ bị chê cười. Tuy nhiên, có một người luôn lắng nghe và thực hiện các ước mơ của trẻ em là ông già Noel.
“Em mong muốn sẽ truyền được cảm hứng cho nhiều trẻ em tham gia viết thư, bày tỏ suy nghĩ của mình để sau này dù bao lâu đi nữa, dịch vụ bưu chính vẫn còn mãi”, Nguyễn Đỗ Quang Minh chia sẻ.
Bức thư giành giải Nhất quốc gia UPU 2024 của Quang Minh đã được Ban tổ chức dịch ra tiếng Pháp gửi Liên minh Bưu chính thế giới - UPU tại Thụy Sĩ để dự thi quốc tế.
" alt=""/>Bí quyết của hai chị em ruột cùng giành giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU