Nghệ sĩ và những người nổi tiếng có thể được gọi là những người có ảnh hưởng (KOLs). Những KOLs này thường có nhiều người mến mộ (fan/follower),ùngmộtôngdiễnviênmàhômnayyếusinhlýngàymaiviêmkhớpthậnhưbảng xếp hạng mu do vậy họ cũng là các đối tượng được các nhãn hàng tìm đến để quảng bá.
Những nghệ sĩ nổi tiếng sẽ có nhiều đơn hàng quảng cáo, tất nhiên là thu nhập sẽ tốt. Đây là lý do giải thích vì sao các nghệ sĩ nổi tiếng thường tham gia quảng cáo cho các sản phẩm nổi tiếng.
Tuy nhiên, với thu nhập hấp dẫn từ việc quảng cáo, nhiều nghệ sĩ bất chấp để quảng cáo cho các sản phẩm rởm, không đạt chất lượng…
Do vậy, thật ngạc nhiên khi ta xem quảng cáo, thấy có những nghệ sĩ “mắc quá nhiều bệnh” từ nhẹ đến nặng. Cũng một ông diễn viên mà khi thì yếu sinh lý, khi thì mất ngủ, khi thì ăn không ngon, khi khác lại đau đại tràng, thận hư, viêm khớp, hôm thì mắc bệnh ung thư này, hôm khác thì lại mắc bênh ung thư khác,...
Tôi cho rằng việc quảng cáo sai sự thật này của các KOLs trong lĩnh vực nghệ thuật đã vi phạm cả các chuẩn mực đạo đức lẫn pháp luật.
Về mặt đạo đức nghề nghiệp, chính việc các KOLs này quảng cáo sai sự thật đã góp phần làm hại người tiêu dùng, trong đó có cả những người hâm mộ (fan/follower) của những nghệ sĩ này. Họ đang trục lợi và làm hại cả những người yêu mến, hâm mộ mình từ việc quảng cáo sai sự thật.
Về mặt pháp luật, những KOLs này đang có dấu hiệu vi phạm nhiều luật hiện hành, chẳng hạn Luật Quảng cáo 2012, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Bộ luật Hình sự 2015.
Khi khởi sinh các rắc rối pháp lý, tuỳ tính chất và mức độ của các vi phạm, những KOLs này có thể bị khởi kiện và đối mặt với các mức phạt tiền khác nhau, thậm chí là phạt cải tạo không giam giữ.
Nhìn sâu xa hơn, những vi phạm về quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ Việt góp phần làm đảo lộn các giá trị và chuẩn mực cuộc sống.
Những giá trị thật mà không bỏ tiền ra để quảng cáo, PR thì bị hạ thấp và lãng quên; trong khi những giá trị ảo, những sản phẩm không có chất lượng, thậm chí làm hại sức khoẻ con người… lại được nâng lên tận mây xanh do được bỏ tiền ra để các KOLs thổi phồng.
Những điều này đi ngược lại với các chuẩn mực xã hội và các giá trị đạo đức. Do vậy, cần tăng các chế tài pháp luật để nắn chỉnh những KOLs chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mà gián tiếp hay đồng loã làm hại lợi ích của cộng đồng.
Nghệ sĩ hay những người nổi tiếng cần ý thức rõ trách nhiệm xã hội của bản thân đối với cộng đồng. Mỗi hành vi của họ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, do đó trước hết họ phải ý thức được “quyền lực mềm” của mình và sống có trách nhiệm khi sử dụng những “quyền lực mềm” đó.
Về mặt quản trị rủi ro, điều này tốt cho các nghệ sĩ. Bởi hơn ai hết, khi họ ý thức được rằng nếu họ cổ vũ cho cái xấu thì những hậu quả sẽ đến với họ. Họ nghiêm khắc với bản thân cũng là cách để quản trị các rủi ro cho chính mình.
Tuy nhiên, khi không thể trông chờ vào sự tự giác và tự ý thức, pháp luật cần lên tiếng. Về mặt pháp luật, cần có chế tài thật nghiêm và nặng hơn nữa cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, để các nghệ sĩ lấy đó làm gương.
Đồng thời, người hâm mộ cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trước khi lan truyền bất cứ thông tin nào từ các “thần tượng” của mình và hiểu về các quyền mình có thể có.
Ở một góc độ khác, về bản chất, người hâm mộ cũng có các “quyền lực mềm” của mình. Họ cần sử dụng quyền tẩy chay nếu phát hiện ra các nghệ sĩ vô lương, trục lợi trên sự thiếu hiểu biết của đám đông, làm hại sức khoẻ cộng đồng.
Khi người hâm mộ biết dùng đến quyền của mình, chắc chắn hành vi của những nghệ sĩ/người nổi tiếng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn
Bài 3: Sao Việt quảng cáo sai sự thật ngày càng tinh vi: Xử lý thế nào?
'Nghệ sĩ quảng cáo tiền ảo, có nên bán rẻ tên tuổi để thu tiền'