Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 3h00 ngày 16/1: Đang đà hưng phấn
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo East Riffa vs Al Ali CSC, 22h59 ngày 16/1: Những kẻ khốn khổ
Bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc phụ trách VNNIC thông tin về kết quả sau 1 tháng triển khai hệ thống tra cứu tên miền. Cập nhật thông tin về kết quả triển khai hệ thống tra cứu tên miền sau hơn 1 tháng triển khai, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc phụ trách VNNIC cho biết, trong 65.040 lượt tra cứu thông tin, số lượng lượt tra cứu qua tin nhắn SMS gửi tới đầu số 156 là 5.677 và qua trang web tracuutenmien.gov.vn là 59.363. Trong đó, có tới 69% các tên miền được tra cứu thuộc nhóm tên miền quốc tế. “Điều này cũng phản ánh rất khách quan thực trạng các đối tượng thường sử dụng tên miền quốc tế để thiết lập các website nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”, bà Trần Thị Thu Hiền đánh giá.
Kết quả rà soát của VNNIC cho thấy, có 6 nhóm các tên miền được người dùng quan tâm tra cứu gồm: cờ bạc, ngân hàng, sàn thương mại điện, báo chí, nhạy cảm thuần phong mỹ tục, thương hiệu (nhà mạng, SIM thẻ…). Trong 6 nhóm tên miền này, cộng đồng đặc biệt quan tâm vào 2 nhóm tên miền cờ bạc và ngân hàng, với số lượt tra cứu về tên miền cờ bạc chiếm gần 53% và tên miền ngân hàng chiếm 24,6% trong 6 nhóm tên miền.
Bên cạnh đó, thống kê từ hệ thống cho thấy, có tới 25% lượt tra cứu bị sai cú pháp. Vì thế, VNNIC lưu ý người dân thực hiện tra cứu theo đúng cú pháp được hướng dẫn.
Cụ thể, để tra cứu thông tin tên miền, người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 hình thức: Gửi tin nhắn miễn phí theo cú pháp “TCTM [Tên miền hoặc link của website]” gửi tới tổng đài 156; hoặc tra cứu trực tiếp trên trang tracuutenmien.gov.vn. Khi đó, hệ thống sẽ cung cấp thông tin chi tiết tới người dùng về loại tên miền, thông tin chủ thể, tổ chức đăng ký và quản lý tên miền.
Trao đổi với báo chí, Phó Giám đốc VNNIC Trần Thị Thu Hiền thông tin thêm, thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục nghiên cứu để kết nối với các hệ thống quản lý danh sách tên miền đen – là những tên miền đã được các tổ chức ở nước ngoài theo dõi, giám sát và nhận biết có dấu hiệu vi phạm, lừa đảo, chứa mã độc… và các dấu hiệu, đặc điểm thường hay được tội phạm mạng sử dụng để lừa đảo trực tuyến. Từ đó, có thêm phương thức nhận biết và đưa ra cảnh báo cho người dân.
Bên cạnh đó, VNNIC cũng sẽ có kế hoạch triển khai kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước như: Báo chí, ngân hàng, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, đăng ký doanh nghiệp ... Từ đó, có thể nhận diện, cung cấp thông tin giúp bảo vệ quyền lợi cho người dân, cho các doanh nghiệp, tổ chức chính thống.
“Chúng tôi cũng mong rằng trong thời gian tới, các cơ quan báo chí sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm bắt và sử dụng một cách hiệu quả hệ thống tra cứu tên miền, giúp người dân tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng”,bà Trần Thị Thu Hiền chia sẻ.
Nhấn mạnh tên miền dễ bị lạm dụng để giả mạo, lừa đảo, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội, đại diện VNNIC cho hay, thời gian gần đây, website bị lợi dụng để lừa đảo, vi phạm pháp luật đã trở nên phổ biến hơn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều vụ tấn công lừa đảo trực tuyến bằng hình thức giả mạo (phishing), theo đó các đối tượng xấu đã tạo lập các website có giao diện tương tự (thậm chí giống hệt) và sử dụng tên miền gần giống với tên miền của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để lợi dụng.
Sau đó, các đối tượng tiến hành các hoạt động tấn công, lừa đảo khác như lừa người dùng để trục lợi hoặc sử dụng các kỹ thuật khác để lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí tài khoản ngân hàng, để chiếm đoạt tiền, tài sản...
Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, VNNIC phối hợp cung cấp thông tin gần 3.000 tên miền cho các cơ quan chức năng để xem xét xử lý vi phạm. Các vi phạm chủ yếu giả mạo website của ngân hàng, thương mại điện tử, thương hiệu doanh nghiệp để lừa đảo trục lợi; cờ bạc; trang tin điện tử tổng hợp không phép…
" alt="Hơn 65.000 lượt tra cứu tên miền website nhằm phòng chống lừa đảo" />Quỹ ETF iShares đã thanh lý hàng chục triệu cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: CNBC.
Trong thông báo phát đi mới đây, tập đoàn quản lý tài sản BlackRock tuyên bố giải thể quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF sau 12 năm hoạt động. Đây là một quỹ ETF chuyên đầu tư vào thị trường cận biên và mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Trước thời điểm chính thức thông báo, quỹ ETF này liên tục có động thái hạ tỷ trọng cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong danh mục.
Cụ thể, trong tuần 3-10/6, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF đã bán gần 3,6 triệu cổ phiếu HPG; 2 triệu cổ phiếu SSI; 1,9 triệu cổ phiếu SHB; 1,8 triệu cổ phiếu POW; 1,8 triệu cổ phiếu VND và 1,6 triệu cổ phiếu NVL.
Ngoài ra, các mã như SHS, VIX, VHM, HAG, GEX, EIB, VRE cũng bị quỹ thanh lý trên dưới 1 triệu cổ phiếu.
Đáng chú ý, dù đã dùng hết quyền mua cổ phiếu PDR (gần 1,2 triệu quyền mua, tương đương hơn 218.000 đơn vị), quỹ ETF này vẫn xả ròng ra thị trường hơn 630.000 đơn vị.
Tính đến ngày 10/6, tổng giá trị tài sản ròng của quỹ lên đến hơn 425 triệu USD. Trong đó, danh mục cổ phiếu Việt Nam chỉ còn chiếm tỷ trọng 18% với giá trị khoảng 76 triệu USD, tương đương 1.900 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu HPG của "vua thép" Hòa Phát dẫn đầu khối lượng lẫn quy mô giá trị trong danh mục cổ phiếu Việt Nam của quỹ này, tương đương lần lượt 8,4 triệu cổ phiếu và 248 tỷ đồng. Kế đó là VHM (1,76%), VIC (1,73%), VNM (1,48%) và MSN (1,19%).
Đáng chú ý, tỷ trọng tiền VND đã tăng vọt từ 0,01% lên gần 11% trong vòng một tuần, tương đương hơn 45 triệu USD.
Theo lộ trình, ETF này sẽ ngừng giao dịch và không còn chấp nhận các lệnh tạo, mua lại chứng chỉ quỹ sau ngày 31/5/2025.
Trong thời gian thanh lý, iShares Frontier and Select EM ETF không được quản lý theo mục tiêu và chính sách đầu tư mà sẽ bán bớt tài sản. Số tiền thu được từ hoạt động thanh lý dự kiến gửi cho các cổ đông trong khoảng 3 ngày sau ngày giao dịch cuối cùng.
iShares MSCI Frontier and Select EM ETF tiền thân là iShare MSCI Frontier Markets 100 ETF và tham chiếu theo chỉ số thị trường cận biên MSCI Frontier Markets 100 Index. Tháng 3/2021, quỹ đổi tên như hiện tại và lấy chỉ số MSCI Frontier & Emerging Markets Select Index làm tham chiếu.