Ông Scott Bessent (Ảnh: Reuters).
Ông Trump ngày 22/11 cho biết ông đã chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bessent, 62 tuổi, làm ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ, một vị trí nội các quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, quản lý và tài chính quốc tế.
"Tôi rất vui mừng khi đề cử Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính thứ 79 của Mỹ. Scott được nhiều người kính trọng là một trong những nhà đầu tư quốc tế và chiến lược gia địa chính trị và kinh tế hàng đầu thế giới", ông Trump cho biết trong một tuyên bố được công bố trên mạng xã hội Truth Social.
Phố Wall đã theo dõi chặt chẽ người mà ông Trump sẽ chọn vào vị trí nói trên, đặc biệt là khi xét đến kế hoạch của ông nhằm tái thiết thương mại toàn cầu thông qua thuế quan và có khả năng mở rộng hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế được ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Lựa chọn này được đưa ra sau nhiều ngày ông Trump cân nhắc với nhiều ứng viên được đưa lên bàn cân.
Ông Bessent đã ủng hộ cải cách thuế và bãi bỏ quy định, đặc biệt là để thúc đẩy hoạt động cho vay ngân hàng và thúc đẩy sản xuất năng lượng.
Ông từng bình luận rằng sự tăng vọt của thị trường sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Trump báo hiệu kỳ vọng của các nhà đầu tư về "tăng trưởng cao hơn, biến động và lạm phát thấp hơn, và nền kinh tế phục hồi cho tất cả người Mỹ".
Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính thứ 79, ông Bessent về cơ bản sẽ là quan chức kinh tế cấp cao nhất của Mỹ, chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ việc thu thuế và thanh toán các hóa đơn của quốc gia cho đến quản lý thị trường trái phiếu kho bạc trị giá hàng nghìn tỷ USD và giám sát quy định tài chính, bao gồm cả việc xử lý và ngăn ngừa khủng hoảng thị trường.
Ông cũng điều hành chính sách trừng phạt tài chính của Mỹ, giám sát Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác, đồng thời quản lý hoạt động sàng lọc an ninh quốc gia đối với các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ.
" alt=""/>Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng làm Bộ trưởng Tài chínhVề Nhà nước, ông Lực nói gồm Trung ương và chính quyền địa phương lo quy hoạch kế hoạch, quỹ đất, hạ tầng xã hội, xác định nhu cầu địa phương cho chính xác tránh thừa thiếu, xác nhận thủ tục liên quan chỗ ở, thu nhập, vốn mồi.
Về nhà băng (ngân hàng), Chính phủ đang cung ứng vốn cho nhà ở xã hội thông qua ngân hàng chính sách xã hội. Nguồn vốn này rất khó khăn, cần bổ sung thêm các nguồn khác từ quỹ đầu tư, vốn từ địa phương. Các ngân hàng đồng thời đẩy mạnh cho vay ủy thác và thu hồi vốn, tránh nợ xấu.
Với nhà đầu tư, ông Lực kiến nghị nên bố trí nguồn vốn, quan tâm phát triển hệ sinh thái nhà ở xã hội và chất lượng công trình, phối hợp với các địa phương, xác định ngay từ đầu là làm dự án cho thuê hay để bán, hay cả 2.
Với nhà dân (người mua), chuyên gia cho rằng cần tự mình phải thiện chí làm thủ tục, quy trình xác nhận, làm hồ sơ mua nhà ở xã hội một cách chỉn chu, đúng nơi đúng chỗ; lo tiết kiệm tiền, chi tiêu hợp lý; phải có đòn bẩy tài chính phù hợp.
Các diễn giả tham gia sự kiện đều đánh giá nhà ở xã hội gần đây được Chính phủ quan tâm bằng các đề án, nghị quyết, chỉ thị, thay đổi quy định luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thực thi. Từ đó, nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều vướng mắc.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - nhìn nhận trước đây, việc thực hiện dự án nhà ở xã hội có nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung vào 5 yếu tố: quỹ đất, thủ tục, cơ chế, vốn và đầu ra thị trường. Hiện nay, vấn đề thủ tục, đầu ra và vốn đã gần như được "cởi trói" ở các quy định pháp luật gần đây.
Tuy nhiên, ông Đính cho rằng còn một số vấn đề gây khúc mắc như lãi suất vẫn cao gây băn khoăn, đặc biệt với khách hàng mua nhà. Yếu tố đầu ra cần quan tâm hơn tới đối tượng chính sách, người có công, công nhân trong khu công nghiệp...
Theo đó, ông Đính nhấn mạnh vai trò chủ đạo làm nhà ở xã hội vẫn ở cơ quan Nhà nước, đặc biệt cần bố trí đất, vốn, cần có quỹ phát triển chứ không thể chờ vốn rẻ từ tín dụng. Vấn đề thủ tục triển khai, Nhà nước cũng cần tháo gỡ đơn giản hơn.
Ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân - chỉ ra có 3 việc quan trọng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Thứ nhất là cơ chế chính sách của nhà nước, thứ 2 là nguồn vốn, thứ 3 là người dân cần tiết kiệm, làm chủ được tài chính.
Ông Tuấn nhấn mạnh chưa bao giờ giá nhà ở xã hội thấp như bây giờ, chỉ bằng 20% so với nhà ở thương mại. Người dân có thể tiết kiệm 5-7 triệu đồng/tháng để mua nhà ở xã hội, còn lại là các ngân hàng sẽ lo, từ đó biến giấc mơ sở hữu nhà thành hiện thực.
Nói đến lãi suất cho vay mua, thuê nhà ở xã hội, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - tiếp tục kiến nghị chỉ nên ở mức 3-4,8%/năm, thay vì 6,6%/năm quá cao như hiện tại.
Phản hồi đề xuất này, ông Cấn Văn Lực giải thích lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội trước đây là 4,8%/năm. Tuy nhiên từ khi có Luật Nhà ở, lãi suất này áp dụng cho 11 đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, trong đó có hộ nghèo. Lãi suất cho vay nhà ở xã hội với hộ nghèo là 6,6%/năm, đã được Chính phủ quy định từ năm 2015 đến nay. Do đó, nếu muốn kéo lãi suất cho vay nhà ở xã hội xuống dưới 6,6%/năm thì cần kiến nghị rà soát cho vay đối với hộ nghèo.
Chia sẻ quan điểm, ông Đào Anh Tuấn - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh - nói lãi suất cho vay 6,6%/năm do Chính phủ quy định, bằng mức cho vay với hộ nghèo để công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội được cấp 1 phần vốn cho vay nhà ở xã hội, còn lại phải huy động từ nguồn vốn ngắn và trung hạn. Do đó, để cho vay mua, thuê nhà dài hạn thì ngân hàng cũng cần phải cân đối.
" alt=""/>Nhà ở xã hội cần sự chung tay của "4 nhà"