Nhận định, soi kèo Persikabo 1973 vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 10/2: Chủ nhà chìm sâu

Thời sự 2025-02-13 08:29:40 578
ậnđịnhsoikèoPersikabovsAdhyaksaFarmelhngàyChủnhàchìmsâbxh champions league   Hồng Quân - 09/02/2025 17:56  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://cn.tour-time.com/news/4a594530.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Independiente Rivadavia, 6h00 ngày 12/2: Những vị khách khó chịu

Jean Piaget (1896-1980), học giả của thế kỷ 20, là người tạo ra các lý thuyết có ảnh hưởng lớn tới các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ em. Ông trở thành một trong những tên tuổi đi đầu trong lĩnh vực lý thuyết nhận thức và tâm lý học phát triển.

Theo Jean Piaget, mục tiêu sau cùng của giáo dục là tạo ra những con người đủ khả năng làm những điều mới mẻ.

Sinh ra ở Neuchâtel, Thụy Sĩ, Jean Piaget trở thành một chuyên gia nghiên cứu động vật thân mềm ngay từ khi còn ở tuổi niên thiếu. Trong quá trình nghiên cứu sau này về tâm lý trẻ em, ông đã xác định được 4 giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ em – quá trình ghi lại hành trình của những đứa trẻ từ nhận thức vật thể cơ bản tới tư duy trừu tượng bậc cao.

Ông nhận được hàng loạt các danh hiệu và qua đời vào năm 1980 ở Geneva, Thụy Sĩ.

Nền tảng và tuổi thơ

Mẹ ông – bà Rebecca Jackson là người có ảnh hưởng đáng kể tới niềm đam mê khoa học của ông thời nhỏ và khuynh hướng thần kinh học của ông sau này. Tuy nhiên, bố ông, một giáo sư văn học Trung Cổ, chính là tấm gương cho ông về niềm đam mê với công việc nghiên cứu.

Năm 10 tuổi, sở thích của ông với động vật thân mềm đã đưa ông tới bảo tàng lịch sử tự nhiên địa phương, nơi ông phải theo dõi các mẫu vật hàng giờ liền.

Năm 11 tuổi, Piaget theo học Trường Phổ thông Neuchâtel Latin. Ông viết một bài báo khoa học ngắn về một loài chim. Bài báo của ông đã được đăng tải rộng khắp. Độc giả không hề biết tuổi của tác giả bài viết và coi ông như một chuyên gia về chủ đề này.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Piaget theo học ngành động vật học tại ĐH Neuchâtel. Ông nhận bằng tiến sĩ về khoa học tự nhiên vào năm 1918. Cùng năm đó, Piaget dành một học kỳ để nghiên cứu tâm lý học dưới sự hướng dẫn của Carl Jung và Paul Eugen ở ĐH Zurich – nơi mà Piaget đã dần quan tâm sâu hơn tới phân tâm học. Trong năm tiếp theo, ông nghiên cứu tâm lý học bất thường ở ĐH Sorbonne, Paris.  

Năm 1920, hợp tác với Théodore Simon ở Thư viện Alfred Binet (Paris), Piaget đánh giá kết quả bài kiểm tra lý thuyết chuẩn mà Simon đã thiết kế. Bài kiểm tra này nhằm đo lường trí thông minh của trẻ và thu nhập các mối liên hệ giữa độ tuổi của trẻ với bản chất các lỗi sai của đứa trẻ đó. Với Piaget, kết quả này đặt ra những câu hỏi mới về cách mà trẻ học tập.

Cuối cùng Piaget quyết định rằng bài kiểm tra quá cứng nhắc. Trong một phiên bản đã chỉnh sửa, ông cho phép trẻ giải thích tính logic của những câu trả lời “không đúng”. Khi đọc giải thích của bọn trẻ, ông nhận ra rằng lập luận của trẻ không phải là không có lý. Ở những vấn đề mà trẻ thiếu trải nghiệm cuộc sống thì chúng đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để bù đắp. Từ đó, ông kết luận rằng kiến thức thực tế không nên được đánh đồng với trí thông minh hay sự hiểu biết.

Trong suốt sự nghiệp nghiên cứu dài 6 thập kỷ của ông về tâm lý trẻ em, Piaget cũng xác định 4 giai đoạn phát triển nhận thức.

Giai đoạn đầu tiên được gọi là “giai đoạn cảm giác vận động”– liên quan đến việc học tập thông qua các hành động vận động và diễn ra khi trẻ từ 0-2 tuổi.

Trong suốt “giai đoạn tiền thao tác cụ thể”- trẻ từ 3-7 tuổi phát triển trí thông minh thông qua việc sử dụng ngôn ngữ biểu tượng, chơi bằng trí tưởng tượng và trực giác tự nhiên.

“giai đoạn thao tác cụ thể”- trẻ từ 8-11 tuổi phát triển nhận thức thông qua việc sử dụng logic dựa trên các bằng chứng cụ thể.

“Giai đoạn thao tác hình thức”là giai đoạn thứ tư và cũng là cuối cùng – liên quan đến việc trẻ 12-15 tuổi hình thành khả năng suy nghĩ trừu tượng với những hiểu biết về logic, nguyên nhân và hậu quả phức tạp hơn.

Piaget không đồng ý với ý tưởng cho rằng trí thông minh là một đặc tính cố định

Ông không đồng ý với ý tưởng cho rằng trí thông minh là một đặc tính cố định. Ông coi sự phát triển nhận thức là một quá trình xảy ra do sự trưởng thành về mặt sinh học và sự tương tác với môi trường.

Piaget làm việc ở Viện Binet vào những năm 1920, nơi mà công việc của ông là phát triển các bản câu hỏi tiếng Pháp của các bài kiểm tra trí thông minh bằng tiếng Anh. Ông bị mê hoặc bởi những lý do mà bọn trẻ đưa ra cho những câu trả lời sai về tư duy logic. Ông tin rằng những câu trả lời sai này tiết lộ sự khác biệt rất quan trọng giữa suy nghĩ của người trưởng thành và trẻ em.

Điều mà Piaget muốn làm là không đo lường khả năng đếm, đánh vần hay giải quyết vấn đề của trẻ để chấm điểm IQ.

Cái chết và di sản

Jean Piaget qua đời không rõ nguyên nhân vào ngày 16/9/1980 tại Geneva, Thụy Sĩ ở tuổi 84.

Ông là nhà tâm lý học đầu tiên thực hiện nghiên cứu có hệ thống về phát triển nhận thức. Những đóng góp của ông gồm có: lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ, các nghiên cứu quan sát chi tiết về nhận thức ở trẻ em, và một loạt bài kiểm tra đơn giản nhưng khéo léo để những khả năng nhận thức khác nhau được hé lộ.

Trước khi có những nghiên cứu của Piaget, người ta vẫn đưa ra một giả thuyết phổ biến trong tâm lý học là, trẻ em chỉ là những người có tư duy kém hơn người lớn. Piaget đã cho thấy trẻ em nghĩ theo những cách khác biệt so với người lớn.

Tuy nhiên, những ý tưởng của ông không phải là không có những tranh cãi. Một số học giả cho rằng nghiên cứu của ông không tính đến sự khác biệt về địa lý/ văn hóa xã hội giữa mỗi đứa trẻ. Ngoài ra một số người trưởng thành trong các nghiên cứu này không đạt đến giai đoạn thứ tư trong bảng các giai đoạn phát triển của ông.

Piaget nhận được nhiều tấm bằng danh dự và bằng khen, trong đó có giải thưởng Erasmus danh giá (1972) và Balzan (1978). Ông cũng là tác giả của hơn 50 cuốn sách và hàng trăm bài viết.

Nguyễn Thảo(dịch)

Người thầy thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Người thầy thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Ông cũng là người viết những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn tới hệ tư tưởng phương Tây.

">

Jean Piaget

{keywords}

Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng 500 gia đình và đo lường các yếu tố: khóc lóc, gào thét, đòi bế, mè nheo.

Giáo sư về hôn nhân và gia đình – Tiến sĩ K.P Leibowitz đưa ra một góc nhìn về nghiên cứu: “Điều mà chúng tôi phát hiện ra là, những đứa trẻ khoảng 8 tháng tuổi có thể đang chơi vui vẻ nhưng khi nhìn thấy mẹ là 99% có xu hướng khóc lóc, tìm sự chú ý. Chỉ có 1% khi nghe thấy tiếng mẹ là bắt đầu ném đồ vật và đòi ăn mặc dù chúng vừa mới ăn xong”.

Anh Paul Olsen – ông bố 3 con và cũng là người tham gia vào nghiên cứu này – đã “sốc” với kết quả của nghiên cứu. “Tôi luôn tự hỏi tại sao cô ấy không thể làm hoàn thiện bất cứ việc gì”.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, mặc dù sử dụng cùng phương pháp kỷ luật, nhưng 100% trẻ phản ứng tốt hơn với những hướng dẫn được nói với cường độ bình thường nếu tới từ một ai đó không phải mẹ. Để nhận được kết quả tương tự thì những phụ nữ trong nhóm phải tăng cường độ giọng giống như khi bị tấn công bởi những động vật lớn.

“Tôi không cần một nghiên cứu mới biết điều này” – bà mẹ 4 con, cũng là người tham gia nghiên cứu Lisa Powell chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. “Bọn trẻ nhà tôi hành xử như vậy khi được 1,5 tuổi. Đó là lý do bây giờ tôi là kẻ nghiện rượu”.

Tuy vậy, các bà mẹ không nên lo lắng trước hiện tượng này. Ngược lại, bạn nên cảm thấy vui vì điều đó, vì nó có nghĩa là bạn đang làm tốt công việc của mình.

Blogger, bà mẹ 2 con Kate Baltrotsky đã đưa ra một lý giải vô cùng dễ thương, mà có thể khiến bạn có một suy nghĩ khác về sự mè nheo đáng ghét của bọn trẻ khi gần mẹ. “Bởi vì bạn là nơi an toàn. Bạn là nơi mà chúng có thể sà đến với mọi rắc rối của mình. Nếu bạn không thể làm mọi chuyện tốt hơn thì còn ai có thể đây?”

Theo chị, mẹ là nơi trẻ có thể trút những cảm giác và cảm xúc khó chịu. Khi trẻ phải giữ những cảm xúc khó chịu đó cả ngày thì đến khi gặp mẹ, chúng có thể xả ra.

Điều đó có nghĩa là bạn hãy cứ để con khóc lóc, mè nheo khi có mình ở đó. Bạn đừng lo sẽ làm hư đứa trẻ nếu cứ về đến nhà là thấy những rên rỉ, la khóc. Thay vào đó, hãy tạo ra không gian đủ an toàn để cho phép trẻ thể hiện cảm xúc tự nhiên của mình.

Và mỗi khi trẻ thấy bạn bước ra khỏi nhà là chúng lại có những hành động tương tự, thì đó là một dấu hiệu cho thấy con yêu bạn rất nhiều.

  • Nguyễn Thảo (tổng hợp)
">

Tại sao trẻ hư khi gần mẹ?

W-thi thiet ke do hoa the gioi 2024 0.jpg
Ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: BTC

Đại diện Ban tổ chức cuộc thi ACP World Championship 2024 tại Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc IIG Việt Nam, bà Đoàn Nguyễn Vân Khanh, cho biết: Năm 2024, số đội tuyển tham gia cuộc thi đã tăng gần gấp đôi so với mùa giải trước, bao gồm các đội tuyển đến từ trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp, phổ thông trên cả nước.

Kết thúc vòng loại, có 186 thí sinh, chiếm gần 77% tổng số thí sinh dự thi, đạt từ 700 điểm trở lên - Mức điểm đủ điều kiện được cấp chứng chỉ ACP quốc tế. Trong đó, có nhiều em nhỏ tuổi mới học bậc THCS. Tại vòng thi quốc gia, 15 thí sinh xuất sắc nhất vòng loại đã đua tài thiết kế bộ ấn phẩm chủ đề 'Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng' trên phần mềm Adobe.

Tại lễ tổng kết và trao giải diễn ra ngày 2/6, Ban tổ chức đã công bố 3 nhà vô địch của cuộc thi năm nay: Sinh viên PTIT Lê Trang Anh đạt giải Nhất bảng A (bảng dành cho sinh viên các trường đại học, học viện); sinh viên Nguyễn Đình Kiên Đạt đến từ Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội dẫn đầu bảng B (bảng của các trường cao đẳng, trung tâm); và vị trí dẫn đầu bảng C của khối học sinh phổ thông đã thuộc về nữ sinh Mai Ngọc Linh của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

Ba thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi ACP World Championship 2024 tại Việt Nam cũng là 3 học sinh, sinh viên giành quyền tranh tài tại vòng chung kết thế giới diễn ra tại Mỹ vào cuối tháng 7/2024.

W-thi thiet ke do hoa the gioi 2024 1 0.jpg
Sinh viên PTIT Lê Trang Anh (thứ 2 từ phải sang) là 1 trong 3 thí sinh của đội tuyển Việt Nam dự chung kết thế giới vào tháng 7/2024 tại Mỹ. Ảnh trao giải Nhất quốc gia ở 3 bảng thi: BTC

Bên cạnh 3 giải Nhất quốc gia, Ban tổ chức cũng đã trao thưởng cho 3 thí sinh đạt giải Nhì, 3 thí sinh đạt giải Ba, 6 thí sinh đạt giải Khuyến khích và các giáo viên, tập thể trường xuất sắc trong cuộc thi năm nay.

Với việc Lê Trang Anh xuất sắc đạt giải Nhất bảng A cuộc thi, PTIT đã trở thành đơn vị 3 lần có sinh viên đạt giải cao trong các mùa thi kỹ năng thiết kế đồ họa. Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, sinh viên PTIT Lê Trang Anh cho biết: “Đây là thành tích đầu tiên và cao nhất của em khi theo đuổi đam mê thiết kế đồ họa. Giải thưởng là động lực lớn để em tiếp tục chinh phục lĩnh vực này. Trải nghiệm tại cuộc thi là một kỷ niệm mà em sẽ không thể nào quên. Quá trình thi, đã có lúc em rơi nước mắt và muốn dừng bước, nhưng sự đồng hành cổ vũ của thầy cô, bạn bè đã giúp em quyết tâm, nỗ lực thi đấu hết mình”.

Trước đó, liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019, PTIT đều có sinh viên đạt giải Nhất quốc gia, giành quyền tham dự vòng chung kết thế giới cuộc thi ACP World Championship được tổ chức tại Mỹ. Đặc biệt, năm 2018, năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam, sinh viên PTIT Nguyễn Trần Thảo Nguyên giành Huy chương Đồng thế giới. Đây cũng là thành tích cao nhất của các đội tuyển ACP Việt Nam tại sân chơi quốc tế này, tính đến thời điểm hiện tại.

Được tập đoàn Certiport (Mỹ) tổ chức thường niên từ năm 2013, ACP World Championship nhằm tìm kiếm và vinh danh các chuyên gia thiết kế sử dụng thành thạo các phần mềm Adobe gồm Photoshop, Illustrator và Indesign. Năm 2024 là năm thứ 7 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam. 
Sinh viên PTIT giành quyền dự vòng chung kết quốc gia thi thiết kế đồ họaNguyễn Ái Thu, sinh viên năm nhất ngành công nghệ đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là 1 trong 15 thí sinh giành quyền dự vòng chung kết quốc gia cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP 2023.">

Sinh viên PTIT giành suất sang Mỹ thi thiết kế đồ họa thế giới 2024

Nhận định, soi kèo Zira vs Neftchi Baku, 22h00 ngày 10/2: Đứt mạch toàn thắng

 - Không may mất một chân vì tai nạn giao thông, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm không chỉ vượt lên nghịch cảnh của số phận mà còn dùng chính sự bất hạnh của bản thân để truyền cảm hứng sống và vươn lên cho những người khác.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm - giáo viên môn Toán, Trường THPT Thiên Hộ Dương (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Thảo 

Năm 2009, khi vừa mới ra trường được một năm, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm, lúc đó đang dạy ở Trường THPT Tân Thành A (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) không may gặp tai nạn trên đường đi vận động học trò đến lớp. Tỉnh dậy trong bệnh viện, cô Tâm thấy mình đã mất một bên chân trái.

Sốc và không chấp nhận thực tế là cảm xúc đầu tiên ập đến với mình. Từ một người lành lặn, mình trở thành một người khuyết tật” –cô Tâm chia sẻ.

Cô giáo trẻ tự hỏi, liệu khi trở về trường, các em học sinh có còn chấp nhận mình hay không.

“Tình thương của gia đình, đồng nghiệp và học trò đã giúp mình thoát ra khỏi những suy sụp và tuyệt vọng ban đầu”.

Lúc đó, trong cô chỉ có một suy nghĩ rằng, nếu như mình đau đớn một phần thì người sinh ra mình còn đau đớn gấp trăm ngàn lần. Chính vì thế mà cô giáo trẻ không cho phép mình gục ngã.

“Mình nghe kể lại thời điểm gặp sự cố, khi được chở tới bệnh viện, chân mình bị dập nát. Mẹ chứng kiến cảnh đó đã không chịu nổi, rồi ngất xỉu. Mình được cấp cứu phòng bên này thì mẹ nằm ở phòng bên kia. Về sau, mẹ có nói lại là trong những lúc nửa mê nửa tỉnh, mẹ vẫn luôn nghĩ đến mình”.

Những ngày tháng khó khăn nhất cũng là lúc cô Tâm cảm nhận được rõ nhất tình yêu thương của các đồng nghiệp, học trò dành cho mình.

“Lúc mình còn nằm viện, các em luôn tìm mọi cách để liên lạc với mình. Tranh thủ những lúc rảnh, các em nhắn tin, hỏi thăm sức khỏe, chia sẻ chuyện trường chuyện lớp, kể những câu chuyện vui cho mình nghe. Đến khi xuất viện, mình về ở trong nhà công vụ của trường, thời gian đó các em thay phiên nhau đến thăm để mình không buồn, sợ mình nghĩ tiêu cực. Các em đến từ sáng sớm, mang theo tấm lòng của mình gửi gắm qua từng con cá, bó rau, hộp sữa” – cô Tâm kể.

“Tình thương đó làm mình cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc. Nó giúp mình không nghĩ nhiều về khiếm khuyết của mình nữa, mà tự nhủ với bản thân phải cố gắng để không phụ tấm lòng mọi người đã dành cho mình”.

Sau khi tai nạn xảy ra, cô Tâm quay trở lại trường và được nhà trường bố trí cho làm một công việc hành chính, tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn, thấy nhớ bục giảng và học trò, cô xin nhà trường cho đứng lớp trở lại.

Mọi thứ không dễ dàng ngay lập tức với cô giáo trẻ. Một lá đơn gửi đến nhà trường phản đối việc đổi giáo viên. Dù rất buồn, cô Tâm vẫn tới lớp chia sẻ những nỗi niềm và niềm khao khát được đi dạy trở lại với các em. Hết tiết học hôm đó, một em học sinh đã gửi một bức thư tới cô, thay mặt cả lớp xin lỗi cô và mong muốn cô tiếp tục đứng lớp.

Cứ thế, cô Tâm dần làm quen với cuộc sống thiếu đi một bên chân bằng tất cả những nỗ lực của mình.

Sau này, khi thấy cô gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã tạo điều kiện để cô chuyển về dạy ở Trường THPT Thiên Hộ Dương, cách nhà cô chỉ 5-10 phút chạy xe.

Dù mất một chân, cô Tâm vẫn hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao như một tấm gương về nghị lực sống cho các học trò của mình. Ảnh: Nguyễn Thảo

Từ khi gặp tai nạn, cô giáo sinh năm 1986 suy nghĩ nhiều hơn về những số phận không gặp may mắn như mình, những khó khăn mà họ gặp phải. Sự đồng cảm thôi thúc cô thành lập nhóm thiện nguyện Nhất Tâm vào năm 2015. Các thành viên của nhóm gồm nhiều người ở những độ tuổi khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng điểm chung của họ là mong muốn được sẻ chia.

Là giáo viên, lại gặp tai nạn, cô Tâm không có khả năng tài chính để bỏ tiền túi ra làm từ thiện. Thứ duy nhất cô có là tấm lòng và sức lao động của bản thân. Nghĩ gì làm nấy, để gây quỹ cho các hoạt động của nhóm, vào những ngày lễ tết như 8/3, 20/10, 20/11…, cô Tâm cùng mọi người đi bán hoa để có tiền giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.

“Khi mình làm những hoạt động thiện nguyện này, bạn bè cũng biết tới và đóng góp. Qũy của nhóm không có nhiều nhưng mọi người làm trên tinh thần có bao nhiêu giúp bấy nhiêu” – cô giáo chia sẻ.

Những đối tượng đầu tiên được cô Tâm tìm đến là các cụ già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật ở trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh. Đôi khi không phải những món quà vật chất, mà chính những chia sẻ về mặt tinh thần mới là thứ khiến những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống lấy lại niềm tin và sự lạc quan, cô Tâm nói.

“Việc đi lại của mình hạn chế so với những người lành lặn, nhưng mình rất thích cái cảm giác được tìm đến với từng hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ dù món quà chỉ là chút ít, đôi khi chỉ là những hỗ trợ về mặt tinh thần”.

Vừa giảng dạy trên lớp, vừa tổ chức các hoạt động thiện nguyện, có những khi cô phải làm nhiều việc cùng một lúc nhưng chỉ cần nghĩ đến kết quả là được giúp đỡ mọi người là cô lại có động lực để tiếp tục. “Hiểu được những nỗi đau cùng cảnh như mình, mình hay đến gặp những hoàn cảnh gặp tai nạn mất một phần cơ thể giống như mình để tìm cách động viên, chia sẻ, lấy câu chuyện của bản thân để tạo động lực cho họ”.

Tính tới hiện tại, cô Tâm đã chia sẻ được với 7-8 người bị tai nạn mất chân và cô rất vui vì nhờ có sự chia sẻ của mình, họ có niềm tin hơn vào cuộc sống, yêu đời hơn. 

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình, cô nói, cuộc sống đã bớt khó khăn hơn. Số tiền đền bù sau vụ tai nạn giúp cô mua được đôi chân giả và chiếc xe tay ga để đi lại. "Chân mình như thế này thì không đi được xe số. Nhưng sau khi mua chân giả xong cũng là lúc mình hết tiền, không thể lắp thêm 2 bánh xe để đi. Thế là mình phải học cách đi xe 2 bánh như mọi người bằng đôi chân này. Những lúc trời mưa hay đường đông, mình sẽ bị ngã. Khi ngã, chiếc dây ở chân giả sẽ bị đứt. Mỗi lần hư hỏng, mình phải ra tận Sài Gòn mới sửa được". Nhưng rất may mắn, gần đây đã có một mạnh thường quân hỗ trợ cô kinh phí để lắp thêm 2 bánh xe để đi cho an toàn. 

Mong muốn lớn nhất của cô Tâm bây giờ giản dị và đúng như cái tên mà cô đang mang, đó là truyền cảm hứng cho thật nhiều người kém may mắn như mình để họ tiếp tục sống vui và có ích cho cuộc đời.

Nguyễn Thảo

">

Cô giáo mất một chân không cho phép mình gục ngã

Cách chơi của tuyển Việt Nam trong 1 giờ đầu trước Lào ngập tràn trong bế tắc. Ảnh: LFF.

Lào tham dự ASEAN Cup 2024 với thành phần gồm hầu hết là các cầu thủ trẻ, trong đó hơn 1/2 thuộc lứa U20 và U21. Đây cũng là đội bóng bị đánh giá yếu nhất bảng B, nơi có sự góp mặt của Việt Nam, Indonesia và Myanmar.

Chính vì vậy, không có gì bất ngờ khi HLV Kim Sang-sik tung vào sân khá nhiều gương mặt dự bị trong cuộc đối đầu tại Vientiane. Trấn giữ khung thành đội tuyển Việt Nam là Đình Triệu thay cho Nguyễn Filip, hay các vị trí của Doãn Ngọc Tân, Trương Tiến Anh, Hai Long, Văn Khang.

Đội tuyển Việt Nam kiểm soát bóng trong phần lớn thời gian, nhưng chơi có phần bế tắc ở hiệp 1. Điều này một phần do hàng tiền vệ thiếu sáng tạo dù Ngọc Tân cơ động, năng nổ nhưng lại thiếu độ nét. Tương tự, Hoàng Đức không có những tình huống kiến tạo mang tính đột phá.

Các thử nghiệm với Trương Tiến Anh và Văn Khang cũng không cho kết quả tích cực. Dễ thấy những tình huống lên bóng từ biên của đội tuyển Việt Nam thiếu tốc độ và tính “sát thương” cần thiết. Điều này khiến áp lực đội tuyển Việt Nam tạo lên đối thủ là không đủ. Chỉ sau bàn thắng mở tỷ số của Hai Long và việc ông Kim Sang-sik tung Nguyễn Quang Hải, Văn Toàn, Tiến Linh vào sân, đội tuyển Việt Nam mới thực sự đá “trên cơ” hoàn toàn so với Lào.

tuyen viet nam anh 1

Tuyển Việt Nam không hay hơn Lào với những nhân sự trong hiệp một. Ảnh: LFF.

Tình huống mắc lỗi cuối trận dẫn tới quả phạt 11m cũng là chi tiết HLV Kim Sang-sik buộc phải lưu ý. Nó cho thấy hệ thống phòng thủ của đội tuyển Việt Nam chưa thực sự “mượt mà” và chắc chắn. Khi đối diện những đối thủ mạnh hơn, những sai sót nhỏ đều có thể bị trả giá rất đắt.

Điểm tích cực là các bàn thắng của đội tuyển Việt Nam trong hiệp 2 đều có nét, chia đều cho các chân sút trên hàng công gồm Hai Long, Văn Toàn, Tiến Linh và Văn Vĩ. Nó sẽ giúp HLV Kim Sang-sik có nhiều lựa chọn hơn ở các vòng đấu tiếp theo.

Về tổng thể, những điều chỉnh nhân sự trong hiệp 2 phần nào hé lộ bộ khung chính đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Kim Sang-sik. Tuy nhiên, lối chơi của đội vẫn chưa rõ nét như mong đợi. Một đội bóng để đánh bại các đối thủ lớn luôn cần dựa trên nền tảng 1 lối chơi, chiến thuật chủ đạo được mài sắc.

Phía trước, đội tuyển Việt Nam sẽ có bài kiểm tra thực sự trong cuộc đối đầu với Indonesia ngày 15/12 tới tại Việt Trì (Phú Thọ). Việc đứng trên đối thủ về chỉ số phụ tạo lợi thế đáng kể với thầy trò ông Kim Sang-sik, ngoài yếu tố sân nhà. Đây là cơ hội lớn để đội tuyển Việt Nam sớm đặt một chân vào vòng sau.

NXB Công Thương giới thiệu cuốn "Triết lý lãnh đạo Park Hang-seo", nghiên cứu những kỹ năng quản trị và phong cách lãnh đạo của ông Park, thứ đã góp phần tạo nên thành công của ông ở tuyển Việt Nam ngày nay.

">

Thử nghiệm chưa thuyết phục của ông Kim Sang

友情链接