Trịnh Kim Chi: 'Tôi và chồng luôn chung thủy, dành tình yêu lớn cho nhau'
Bị Thủy Tiên mắng khi ăn cơm, Công Vinh đáp trả bất ngờ
Angelina Jolie nói với Pax Thiên rằng Brad Pitt không muốn nhận nuôi cậu bé gốc Việt
Trần Quốc Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh được biết đến là một trong những họa sĩ nổi bật hiện nay của ngành nghệ thuật tranh sơn mài.
Thực hiện buổi triển lãm cá nhân, nam họa sĩ lấy tên "Hoa về trong đêm" gợi nhắc thiên nhiên, văn hóa Mường, Thanh Hóa - quê của anh, dựa trên câu thơ trong bài "Tây Tiến" của thi sĩ Quang Dũng: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi".
Đây cũng là một phép ẩn dụ nhằm cho thấy tinh thần của thiên nhiên thấm vào tinh thần sáng tạo, các tác phẩm nghệ thuật của Trần Quốc Long – càng dữ dội, trăn trở bao nhiêu thì càng sâu lắng, tinh tế, giàu sức sống bấy nhiêu.
![]() |
Với độ tập trung và cảm hứng sáng tạo cao, chỉ trong năm 2018, Trần Quốc Long đã hoàn thành gần 50 bức tranh sơn mài. |
Theo họa sĩ, vẽ tranh sơn mài đòi hỏi người vẽ phải chăm chỉ, miệt mài, tập trung theo phương pháp thiền định. Vì lẽ đó mà anh đã thuê một căn trọ nhỏ ở Đà Lạt và thường vẽ buổi tối, lúc tâm hồn tĩnh lặng. Một tác phẩm đơn thuần cũng khiến anh mất ít nhất từ một đến ba tháng để hoàn thành.
![]() |
Một góc trong tổng số 32 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm. |
Giá dự kiến bán ra của mỗi bức tranh được ước lượng trung bình từ 2000 USD đến 9000 USD và thậm chí có thể cao hơn, tùy kích cỡ, chất liệu và công phu của mỗi sản phẩm. Trước những hoài nghi cho rằng mức giá như thế là có phần không phù hợp với thị trường trong nước hiện nay, đại diện buổi triển lãm cho biết đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ các thành viên.
![]() |
Một trong số các tác phẩm tiêu biểu của nam họa sĩ. Anh không dừng lại ở các sắc nâu, đen, vàng, bạc truyền thống mà bứt phá với các gam màu xanh cổ vịt, cam, đỏ... |
"Đôi khi tôi cảm thấy cô đơn và lạc lõng, bởi dường như tôi không thể hòa mình theo cách của số đông. Tôi cố thu mình lại, rồi chọn sự giải tỏa bản thân mình qua hội họa. Những cái tôi nghĩ, tôi đau đáu được giải tỏa chất chứa trong những bức tranh sơn mài. Nhiều người nghĩ tôi vẽ phụ nữ, mà thực ra, tôi vẽ chính mình, đang cựa quậy, tìm kiếm, khao khát, thể hiện sự sống mãnh liệt đang quẫy đạp trong chính mình.""- họa sĩ bày tỏ.
Tổ chức buổi triển lãm cá nhân bên mục đích quảng bá sản phẩm, Trần Quốc Long còn bày tỏ nỗi trăn trở về thị trường nghệ thuật tranh sơn mài tại Việt Nam. Theo anh, tranh sơn mài trong nước hiện đang “giãy chết”. Trong khi những nghệ nhân vẽ tranh ngày càng lớn tuổi và từ bỏ vì không đủ sống thì giới thưởng lãm trong nước cũng còn tỏ ra thờ ơ với loại hình nghệ thuật này.
Tuấn Chiêu
Chiều 6/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Báo Hà Nội Mới tổ chức Lễ trao giải cuộc thi ảnh 'Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh 2018'.
" alt=""/>Triển lãm 32 bức tranh sơn mài trị giá hàng ngàn USDÔng Hồng đánh giá đây là nguồn lực tiềm năng, nhiều người biết ngoại ngữ, có kỹ năng, tài chính và là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam với nước ngoài. Chưa có thống kê chính thức về số tìm được việc làm sau khi về nước, song qua các phiên kết nối, nhiều lao động đã tìm được việc tại doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc. Có người giữ chức tổ trưởng, quản lý; trở lại Hàn, Nhật theo diện lao động mẫu mực; hoặc khởi nghiệp, tự kinh doanh buôn bán. Song cũng có người chưa tìm được việc như ý do chưa khớp được mức lương hoặc kỹ năng công việc.
Khoản tài trợ này thuộc Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ.
![]() |
Tham tán Thông tin Văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ Molly Stephenson trao tài trợ cho dự án tu sửa Di sản Nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa |
Được xây dựng năm 1397, Thành Nhà Hồ độc đáo ở kỹ thuật xây dựng nổi bật, sử dụng các khối đá lớn nặng từ 10-26 tấn, được gia công phẳng phiu, xếp khít nhau và chồng lên nhau ở độ cao khoảng 10 mét.
Thành đóng vai trò là một thành trì quân sự để bảo vệ đất nước khỏi ngoại xâm, và do đó trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, và là nhân chứng của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 14 đầu thể kỷ 15.
Tuy vậy, theo thời gian, di tích đã bị hư hại nhiều. Cổng thành phía nam, đặc biệt là mái vòm bên trái – hoặc phía tây – là cấu trúc nguyên gốc quan trọng nhất trong quần thể khu di sản, nhưng cũng là nơi bị hư hại nhiều nhất.
![]() |
Cổng thành phía nam Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa |
Dự án này sẽ cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tu sửa mái vòm và bảo tồn cổng thành phía Nam, để chống lại tác động của sự xuống cấp do khí hậu, và đảm bảo sự hợp nhất và vẻ đẹp của di tích lịch sử này. Sau khi hoàn thành vào năm 2019, dự án sẽ góp phần vào dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Molly Stephenson cho biết: “Hôm nay, thông qua việc hỗ trợ bảo tồn mái vòm và bảo tồn cổng thành phía nam Thành Nhà Hồ, chúng tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với các truyền thống và di sản giàu có của Việt Nam. Di sản văn hóa là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đồng thời cũng làm giàu những trải nghiệm hiện tại của chúng ta. Chúng tôi vinh dự được đồng hành cùng các bạn để bảo tồn di tích lịch sử này vì lợi ích của các thế hệ mai sau”.
Thành lập từ năm 2001 nhằm hỗ trợ các nước bảo tồn di sản văn hoá và thể hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với các nền văn hoá khác, đến nay Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ đã tài trợ hàng trăm dự án tại trên 120 quốc gia trên khắp thế giới.
Việt Nam đã nhận được tài trợ cho 14 dự án kể từ năm 2001với tổng trị giá 1,13 triệu đô la Mỹ, mỗi dự án đã đóng góp vào việc tu bổ, bảo tồn những phương diện khác nhau của vốn di sản phong phú của Việt Nam.
Đức Bảo
Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam vừa ra mắt sáng nay tại Hà Nội.
" alt=""/>Hoa Kỳ tài trợ dự án bảo tồn Thành Nhà Hồ tại Thanh Hóa