Năm 2023,ĐềxuấtlậpliênminhcácNSXcameraMakeinVietNamđểchiếmlĩnhthịtrườlịch thi đấu vòng loại world cup 2026 châu a quy mô thị trường camera Việt Nam đạt doanh thu khoảng 175 triệu USD, đứng đầu là hai thương hiệu Trung Quốc Dahua, Hikvision với thị phần xấp xỉ 90%, còn lại là tên tuổi nhỏ cũng của Trung Quốc bán trên sàn thương mại điện tử.
Đây là những con số “giật mình” được ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Pavana, chia sẻ tại tọa đàm “Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát”do báo VietNamNet phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức ngày 22/5. Sự vắng mặt của các doanh nghiệp trong nước đặt ra bài toán camera Make in Viet Nam phải làm gì giành lại thị trường.
Ngày 7/5, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Đây là hướng dẫn của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT về yêu cầu kỹ thuật với thiết bị camera giám sát.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, bộ tiêu chí hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn và có tác động lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ trên thị trường. Đây cũng là cơ hội cho camera Make in Viet Nam nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ ngoại.
Ông Nguyễn Đăng Triển, Giám đốc Trung tâm giải pháp CNTT và dịch vụ số Viettel Telecom, nêu quan điểm: Giá thành của dịch vụ và camera phụ thuộc vào số lượng (volume) trên thị trường. Nếu mỗi bên chỉ có một ít, sẽ rất khó cạnh tranh với các nhà cung cấp lớn khác, kể cả khi ban hành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn. Do đó, ông đề xuất thành lập hiệp hội hoặc liên minh, trong đó cùng nhau nghiên cứu và chia sẻ kiến thức về kỹ thuật công nghệ, để đảm bảo camera cung cấp trên thị trường ngoài đáp ứng tiêu chuẩn quy chuẩn, còn đáp ứng lợi thế cạnh tranh.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Lumi, cho rằng điều quan trọng nhất sau khi đáp ứng được tiêu chí, tiêu chuẩn là thuyết phục được người dùng mua sản phẩm. Khi các công ty dùng chung một nền tảng, chi phí phát triển camera và làm giải pháp sẽ giảm rất nhiều. Nếu có một liên minh các nhà sản xuất camera Make in Viet Nam, công ty mong muốn được đóng góp về nền tảng đám mây hay bất kỳ thành phần nào khác mà công ty đã có kinh nghiệm trong phát triển thị trường. “Nếu muốn cạnh tranh, chúng ta cần phải đóng góp năng lực về nghiên cứu công nghệ hoặc nền tảng nào đó để chia sẻ và tối ưu chi phí”, ông Nguyễn Tuấn Anh phát biểu.
Ông Nguyễn Đức Quý, Tổng Giám đốc Vconnex, cũng đồng tình với việc để hạ giá thành, cần tạo liên minh để tận dụng, phát huy thế mạnh của từng đơn vị. Ông dẫn ví dụ Trung Quốc chỉ có một hoặc hai nền tảng và mỗi người lại đảm nhận một việc mà họ có thế mạnh.
“Liên minh là một điều tốt nhưng tìm cách liên minh khoa học, mới có thể thành công được”, đây là quan điểm của ông Võ Đức Thọ, Tổng Giám đốc Hanet Technology. Ông đề cập đến thực tế sản phẩm của doanh nghiệp lớn Trung Quốc rẻ là do sản xuất hàng triệu chiếc, do đó, Việt Nam khó cạnh tranh bằng giá mà phải có cách đi khác biệt như tích hợp AI vào camera, làm các nghiệp vụ mà nước ngoài chưa làm.
Bàn về vai trò của liên minh, ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc Pavana, cho rằng: Thứ nhất, liên minh sẽ góp phần có tiếng nói, đề xuất cơ chế cụ thể để trình lên các bộ và cấp cao hơn. Theo dõi các doanh nghiệp FDI, có thể thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp, khi đề xuất chính sách đều cụ thể, phân vai rõ ràng và có kế hoạch đánh giá hàng tháng, hàng quý. Nếu hoạt động đơn lẻ, doanh nghiệp Việt Nam không thể đề xuất cơ chế như vậy.
Thứ hai, nếu muốn đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp hơn với thị trường Việt Nam hoặc trong mảng nào đó như camera an ninh, hạ tầng Chính phủ, doanh nghiệp, liên minh có tiếng nói chung và cùng nhau đề xuất. Thứ ba, liên minh là để sử dụng chung nguồn lực, đưa ra cơ chế “win-win” cùng có lợi. Ông Nguyễn Trung Kiên đề xuất thành lập một câu lạc bộ các nhà sản xuất camera nằm trong Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.
Chia sẻ từ góc độ Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, ông Vũ Ngọc Sơn nói một câu lạc bộ nằm trong hiệp hội không phải vấn đề khó. Điều quan trọng nhất là đoàn kết, đặc biệt khi các đơn vị lại là đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường. Tuy nhiên, cũng như trong một gia đình, mỗi thành viên đều có cá tính riêng, độc lập nhưng có thể đoàn kết, hướng đến mục đích chung là phát huy sức mạnh của các thành viên. Ông Vũ Ngọc Sơn khẳng định nếu các nhà sản xuất camera có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, ông sẽ là thành viên tích cực thúc đẩy câu lạc bộ.