Bác đề án của Uber: ‘Có ai cấm hoạt động đâu’

Dư luận đang xôn xao việc Đề án thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách theo hợp đồng của Công ty TNHH Uber Việt Nam (Uber Việt Nam) bị bác trong khi đề án của đối thủ Grabcar lại được chấp thuận.

Có ý kiến cho rằng như vậy trong thời gian tới Uber sẽ bị cấm hoạt động tại Việt Nam trong khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Uber là Grabcar được chấp nhận thí điểm và đang tăng cường hoạt động tạo môi trường cạnh tranh “không lành mạnh”.

Bac de an cua Uber: ‘Co ai cam hoat dong dau’ hinh anh 1
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: Thắng Quang. 

Tuy nhiên,ácđềáncủaUberCóaicấmhoạtđộngđâtin chuyen nhuong trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định không có chuyện đó.

“Chúng tôi có nói tới chuyện cấm taxi đâu? Hoạt động của họ vẫn bình thường”, ông Trường nói.

Theo ông Trường, đề án trên liên quan giao dịch điện tử. Cụ thể, trong vận tải hành khách có loại xe hợp đồng. Trước đây các hãng làm hợp đồng cung cấp loại xe trên bằng giấy tờ, văn bản, giờ họ muốn làm hợp đồng điện tử cho nhanh nên làm đề án trên trình Bộ xem xét.

“Thủ tướng đã đồng ý cho Grabcar thí điểm làm hợp đồng điện tử cung cấp xe hợp đồng. Uber không có giấy phép kinh doanh ở lĩnh vực này mà chỉ có giấy phép kinh doanh dịch vụ điện tử cho taxi thôi nên muốn được cấp phép phải hoàn thành thủ tục pháp lý trước đã”, ông Trường nói thêm.

Vị này cho biết sau khi thí điểm Grabcar xong, Bộ sẽ đánh giá kết quả, ưu, nhược điểm của việc này rồi quyết định xem có cho tiếp tục hay không và nếu tiếp tục thì quản lý dưới dạng nào.

“Khi đó, không chỉ Uber, các hãng khác có nhu cầu, đủ điều kiện sẽ được cấp phép”, ông Trường khẳng định.

Trước đó, trong văn bản trả lời Uber, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ những lý do bác đề án. Thứ nhất, việc ủy quyền của Công ty Uber BV (Hà Lan) cho Uber Việt Nam tham gia đề án thí điểm và thực hiện các nghĩa vụ trong Quyết định số 24/QĐ-BGTVT là chưa phù hợp, không đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của Uber BV trong việc thực hiện đề án.

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Uber Việt Nam chỉ bao gồm “hoạt động tư vấn quản lý” và “nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận”, không liên quan đến hoạt động được ủy quyền.

Nếu Công ty TNBH Uber Việt Nam là đơn vị xây dựng, đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và thực hiện đề án thí điểm, công ty này cần thực hiện đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo đúng lĩnh vực hoạt động.

Về nội dung ứng dụng hợp đồng điện tử, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng Uber cần bổ sung mô tả và phân tích chi tiết nội dung và quy trình giao kết hợp đồng vận tải qua ứng dụng Uber. Nội dung hợp đồng điện tử phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô và quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Theo Bộ này, đề án của Uber cũng chưa làm rõ được quyền và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ và đơn vị kinh doanh vận tải đối với hành khách; chưa có quy chế phối hợp, giải quyết các khiếu nại của hành khách.

Công nghệ
上一篇:Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng
下一篇:Nhận định, soi kèo Girona vs Sevilla, 20h00 ngày 18/1: Mở ra hy vọng trời Âu