Em Nguyễn Văn Thành, học sinh lớp 7/3 trường THCS Lê Hồng Phong (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đang ngày ngày chống chọi với căn bệnh hiếm gặp.
Thành là con đầu lòng của anh Nguyễn Văn Quân (42 tuổi) và chị Nguyễn Thị Phấn (35 tuổi), dưới em còn em trai Nguyễn Quốc Khánh (10 tuổi).
Sau khi kết hôn vào năm 2008, vợ chồng anh Quân khăn gói về quê nội ở Hải Phòng tìm kiếm cơ hội việc làm. Công việc bấp bênh, đến năm 2013, anh chị quyết định quay lại Quảng Nam, hy vọng cuộc sống bớt vất vả.
Mỗi tháng gia đình cần đến 41 triệu đồng chữa bệnh cho Thành |
Anh Quân lái xe dịch vụ cho một công ty trên địa bàn TP, chị Phấn làm nhân viên bán hàng ở công ty sữa. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến khi tai họa ập đến vào tháng 4/2020, con trai bắt đầu xuất hiện những cơn sốt không dứt.
Chị Phấn thẫn thờ nhớ lại những ngày phát hiện bệnh của con: “Đi khám, bác sĩ bảo sốt bình thường, sau đó là sốt siêu vi. Cơn sốt liên tục không dứt nên vợ chồng tôi quyết định đưa con trai ra Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng để kiểm tra kỹ hơn. Tôi như rơi xuống vực thẳm khi biết con trai mình mắc căn bệnh quái ác – Lupus ban đỏ hệ thống tổn thương da, khớp”.
Căn bệnh này nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ nổi ban đỏ khắp người, sau đó làm tổn thương trực tiếp đến thận, gan. Với bệnh này chỉ dùng thuốc ức chế, chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Thành không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên mỗi lúc ra đường đều phải bịt kín từ đầu đến chân.
“Con thấy khó chịu khi phải bịt như vậy, nhưng không bịt mỗi lần ra đường về nhà con đau lắm, con đau ở ngoài thân, đau đầu và trong người nữa”, cậu bé 12 tuổi buồn bã nói.
Liên tục vay mượn để cứu con
Căn bệnh quái ác của con trai khiến cuộc sống gia đình bị đảo lộn. Chị Phấn phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc con, anh Quân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên thu nhập giảm sút, mỗi tháng chỉ kiếm được khoảng 5 triệu đồng. Không còn nhiều khả năng xoay sở, anh chị trả phòng trọ, về nhà ông bà ngoại ở để tiện chăm các con,
Trung bình mỗi tháng, Thành phải quay trở lại bệnh viện điều trị 7 ngày nhằm ức chế virus trong người không phát triển. Khi virus tái phát nhưng chưa được vào thuốc, Thành sẽ có triệu chứng sốt, đau đầu liên tục.
Chị Phấn mếu máo: “Mỗi tháng điều trị 7 ngày, mỗi ngày 5 triệu đồng tiền vào thuốc, bình quân cứ mỗi tháng chúng tôi phải tốn đến 35 triệu đồng để lo thuốc cho Thành. Giờ bệnh của con đã tổn thương đến thận, phụ tạng, gan nên thời gian nằm bệnh viện sắp tới rất nhiều”.
Khi virus tái phát nhưng chưa được vào thuốc, Thành sẽ sốt và đau đầu liên tục |
Bên cạnh khoản 35 triệu đồng cố định hàng tháng, mỗi ngày, cậu bé 12 tuổi phải “nạp” vào người 200.000 đồng tiền thuốc. Như vậy, chi phí thuốc men hàng tháng bố mẹ Thành phải lo cho em lên đến 41 triệu đồng.
Sổ đỏ căn nhà cấp 4 của ông bà ngoại cũng đã cầm cố ngân hàng, vay hơn 200 triệu đồng cứu cháu. Tuy nhiên căn bệnh hiểm ác đã "ngốn" hết sạch, vợ chồng chị Phấn phải vay mượn bà con, làng xóm để tiếp tục lo.
Trước câu hỏi con có nguyện vọng gì, cậu bé tội nghiệp với gương mặt bị phù nề, nhăn nhó đau đớn nói: "Con muốn được chơi ngoài sân như các bạn, con muốn ra ngoài trời nhưng không phải bịt kín toàn thân”.
Giáo viên chủ nhiệm của Thành, cô Tô Thị Minh Diện cho hay, Thành là một học sinh ngoan của lớp, thân thiện với bạn bè.
“Đi học em rất ngoan, chú ý nghe giảng bài, có nhiều lúc mệt quá Thành phải gục mặt xuống bàn. Lúc này tôi cùng các bạn trong lớp đến động viên, nếu em không tiếp tục học được sẽ liên lạc với gia đình ngay sau đó”,cô Diện chia sẻ.
Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong Ca Văn Bê thông tin:“Hiện trường đã miễn toàn bộ học phí cho em Thành, biết rằng số tiền này không là bao so với viện phí của em nhưng đây là việc làm kịp thời để hỗ trợ học sinh”.
Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của gia đình anh Quân, chị Phấn, Phó chủ tịch UBND Phường An Mỹ Trịnh Lương Quý xác nhận: “Gia đình họ thuộc diện khó khăn, cả nhà có hai ông bà già, cặp vợ chồng cùng đứa cháu bệnh tật. Chúng tôi hy vọng có nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ để giúp đỡ họ vượt qua giai đoạn này”.
Công Sáng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Cùng đó, các học sinh đoạt giải Nhất quốc gia các cuộc thi: Đường lên đỉnh Olympia, Viết thư quốc tế UPU có thể nhận mức thưởng lên đến 40 triệu đồng - tương đương với mức thưởng dành cho học sinh đạt giải Nhất chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia mà tỉnh đang áp dụng hiện nay.
Đây là một trong các nội dung nổi bật trong đề xuất của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc dự kiến trình UBND, HĐND tỉnh về chính sách thưởng dành cho học sinh đạt giải, giáo viên bồi dưỡng, huấn luyện học sinh đạt giải tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải thể thao học sinh toàn quốc, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympic và Viết thư quốc tế UPU.
Dự thảo này đang được xin ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, trước khi trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Về điều này, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho hay, chính sách khen thưởng cho học sinh, giáo viên có học sinh đạt giải các môn văn hóa với mức thưởng cao đứng thứ nhì cả nước (sau Hải Phòng), đã tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập góp phần đưa giáo dục đại trà, mũi nhọn của tỉnh đứng tốp đầu cả nước. Song, chính sách khen thưởng trong lĩnh vực thể thao học đường chưa theo kịp mức thưởng học sinh giỏi các môn văn hóa của tỉnh cũng như so với các tỉnh ngoài.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, mức thưởng của tỉnh cho học sinh thể thao ở Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đang thấp hơn trung bình 13,6 lần so với mức thưởng dành cho học sinh đạt giải văn hóa cấp quốc gia. Mức thưởng cho học sinh, giáo viên bồi dưỡng, huấn luyện học sinh đạt giải thể thao cấp toàn quốc của Vĩnh Phúc thấp hơn nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể, thấp hơn 5 lần so với Bắc Ninh; thấp hơn 2,2 lần so với Nghệ An; 1,7 lần so với Thanh Hóa; 1,6 lần so với Hà Nam.
Theo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, dự thảo Nghị quyết khen thưởng trong lĩnh vực thể thao và các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia này không chỉ đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong chính sách khen thưởng của tỉnh, mà còn thúc đẩy phong trào thi đua, rèn luyện thể dục thể thao trong các nhà trường, chú trọng giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới và tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cùng đó, còn góp phần thu hút, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giáo viên thể dục vững chuyên môn của ngành; tạo động lực, nâng cao thu nhập chính đáng, giúp cho giáo viên say mê, gắn bó và cống hiến với chuyên môn, với nghề, xóa bỏ tâm lý “giáo viên môn phụ”.
Đối với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Sở GD-ĐT cho rằng đây là sân chơi trí tuệ có uy tín, giúp học sinh được trải nghiệm mở rộng thêm tri thức xã hội, bồi dưỡng kỹ năng sống. Song, nhiều năm gần đây, Vĩnh Phúc chưa có học sinh được vào tham gia trận chung kết năm, cũng chưa có chính sách khen thưởng. Do đó, đây có thể cũng là nguồn khích lệ học sinh đạt giải cao.
Hải Nguyên
- Dạy thể dục thông qua hình thức học trực tuyến. Điều nghe có vẻ “không tưởng” này lại được các giáo viên thực hiện rất sáng tạo, thậm chí hoàn toàn phù hợp với việc học sinh học tập tại nhà và ở những nơi có không gian hạn chế.
" alt=""/>Vĩnh Phúc đề xuất thưởng cao cho học sinh đạt giải thể thao cấp quốc gia