Theo trình bày của bị cáo Trịnh Văn Quyết, vụ án này là bài học quá lớn và sẽ ám ảnh suốt cuộc đời của không chỉ bị cáo mà cả những bị cáo khác. Bị cáo xin được dùng lời nói sau cùng của mình xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho tất cả các bị cáo.
Theo ông Quyết, bản thân bị cáo chưa xin giảm nhẹ cho mình không phải vì không muốn, mà do đứng trước hàng chục con người bị liên đới, bị cáo cảm thấy việc xin cho bản thân vào giờ phút này thực sự khó nói.
Ông Quyết cũng cảm ơn HĐXX và các vị đại diện VKS đã lắng nghe; mong HĐXX phán xét công tâm, khách quan, nhân văn, thấu tình đạt lý cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.
Trong phần tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ FLC sáng nay, sau phần đối đáp của đại diện VKS, luật sư của bị cáo Trịnh Văn Quyết là bà Vũ Đặng Hải Yến đã có lời cảm ơn đại diện VKS vì đã xem xét, xác định lại con số người bị hại từ hơn 30.000 xuống còn khoảng 25.000 người.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét lượng hình đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng như các bị cáo khác trên cơ sở xác định vụ án đến thời điểm này đã giảm bớt rất nhiều tính nguy hiểm cho xã hội.
" alt=""/>Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết xin cơ hội làm lại cuộc đờiPhạm Thị Kim Tuyến (nguyên Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT Hà Nội): 4 năm, 6 tháng tù;
Phạm Thị Thu Hường (nguyên Chánh Văn phòng Sở KH&ĐT Hà Nội): 42 tháng tù;
Lê Duy Tuấn (Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh): 42 tháng tù;
Võ Việt Hùng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh): 4 năm tù;
Nguyễn Tiến Học (nguyên Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội): 30 tháng tù.
Về dân sự, HĐXX buộc các bị cáo phải bồi thường cho Sở KH&ĐT Hà Nội số tiền như sau: Buộc bị cáo Tứ phải bồi thường 2,3 tỷ đồng, xác định bị cáo đã nộp 1,8 tỷ đồng.
Buộc bị cáo Học phải bồi thường: Học: 2,3 tỷ đồng (đã nộp 100 triệu đồng); Tuyến: hơn 3 tỷ đồng (đã nộp 30 triệu đồng); Hường: hơn 3 tỷ đồng (đã nộp 20 triệu đồng); Hùng: hơn 4,6 tỷ đồng (đã nộp hơn 2,5 tỷ); Tuấn: hơn 4 tỷ đồng (đã nộp 300 triệu).
Tiếp tục thực hiện gói thầu số hóa, các bên tự giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chiếc Ipad của ông Nguyễn Đức Chung mà luật sư của ông Chung nộp cho HĐXX, chủ tọa phiên tòa cho rằng, nó không có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Theo nhận định của HĐXX, quá trình điều tra, truy tố xét xử cho thấy, thực hiện gói thầu của Sở KH&ĐT Hà Nội có nhiều vi phạm, các bị cáo đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Việc đấu thầu trái quy định của pháp luật, nhẽ ra phải tổ chức đấu thầu lại nhưng các bị cáo vẫn thực hiện đấu thầu.
HĐXX cho rằng, cách xác định hậu quả thiệt hại trong vụ án này là đúng quy định của pháp luật. Hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.
![]() |
Bị cáo Nguyễn Đức Chung |
Trong vụ án này, Bùi Quang Huy là người giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo Tuấn, Hùng gian lận thầu, chuyển nhượng thầu trái phép, khi nào bắt được ông chủ Nhật Cường sẽ xử lý sau.
HĐXX cho rằng, các bị cáo (trừ bị cáo Nguyễn Đức Chung) đều có các tình tiết giảm nhẹ như có thành tích trong công tác, khắc phục một phần hậu quả, thành khẩn khai báo.
Theo nhận định của HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Chung không có quyền can thiệp vào gói thầu, trừ khi phát hiện gói thầu có sai phạm. Việc bị cáo 3 lần gọi điện cho bị cáo Tứ can thiệp vào gói thầu là trái quy định.
Tại tòa, bị cáo Chung không thừa nhận có quan hệ thân thiết với Bùi Quang Huy, chỉ thừa nhận nhờ ông chủ Nhật Cường đưa quà tết.
Tuy nhiên, theo HĐXX, bị cáo Tứ khai, Bùi Quang Huy có quan hệ mật thiết với UBND TP Hà Nội.
Trong quá trình điều tra vụ án Nhật cường, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài liệu của nhà nước, thể hiện việc bị cáo có mối quan hệ mật thiết với Bùi Quang Huy.
Lợi dụng việc đang giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã 3 lần gọi điện cho Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu số hóa năm 2016, trái quy định.
Sau đó, bị cáo Chung yêu cầu Sở KH&ĐT Hà Nội phải lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của TP; Chỉ đạo Sở trao đổi, làm việc với Công ty Nhật Cường Software để thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, trước khi tiếp tục thực hiện gói thầu số hóa năm 2016.
Đồng thời, Công ty Minh Hoa (do vợ bị cáo Chung làm giám đốc) ký kết hợp đồng kinh tế khống với Công ty Nhật Cường để Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh hợp thức hóa hồ sơ năng lực dự thầu và trúng thầu.
Chiều nay (30/12), tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm liên quan đến vụ số hóa, các bị cáo được quyền nói lời sau cùng.
" alt=""/>Ông Nguyễn Đức Chung nhận 3 năm tù