Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Thitsar Arman, 16h00 ngày 20/1: Những kẻ khốn cùng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/1: Niềm tin cửa trên -
Ứng dụng OTT thuần Việt VieON lãnh ấn tiên phong cạnh tranh quốc tếỨng dụng OTT thuần Việt cạnh tranh quốc tế
Thị trường Việt Nam những năm qua chứng kiến sự bành trướng của các ứng dụng OTT quốc tế như Nexflix hay sự đe doạ từ ông lớn Youtube đến các dịch vụ truyền hình trong nước. Trong khi đó, Chính phủ không ngừng kêu gọi các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, Công ty VieON, thuộc Tập đoàn Đất Việt VAC đã hợp tác toàn diện với công ty tư vấn toàn cầu BCG Digital Ventures của Mỹ cho ra đời ứng dụng OTT có tên gọi VieON.
Theo công bố của VieON, lần đầu tiên tại Việt Nam, người dùng sẽ được xem cả nội dung giải trí nước ngoài lẫn nội dung trong nước trên một nền tảng duy nhất. Ứng dụng VieON sẽ mang đến hàng trăm ngàn nội dung bom tấn, hàng ngàn bộ phim điện ảnh Việt Nam, Hollywood, Hàn Quốc, Hoa Ngữ và hàng trăm kênh truyền hình trong nước và quốc tế có bản quyền 100%.
Ngoài ra, ứng dụng VieON còn ủng hộ và thúc đẩy phát triển nền điện ảnh trong nước khi tiếp tục cung cấp các bộ phim Việt Nam đang được sản xuất có thể kể đến như “Cây táo nở hoa”, “Em ước mình cùng bay” của đạo diễn Phan Đăng Di, “Cả đời làm mẹ” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng…
Để có được ứng dụng tầm cỡ như thế, công ty đã đầu tư rất nghiêm túc vào phát triển VieON và áp dụng rất nhiều công nghệ hiện đại vào ứng dụng này từ các đối tác trong nước và quốc tế, cụ thể như đưa hệ thống thông minh nhân tạo tự động đề xuất nội dung (Recommendation) cho người dùng từ đối tác Gravity R&D; Hệ thống Mạng phân phối nội dung (CDN) chất lượng quốc tế và các đối tác khác trong nước; Hệ thống Bảo vệ bản quyền nội dung (DRM) tiêu chuẩn quốc tế của đối tác Castlabs.
Và ứng dụng VieON cũng là OTT đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hệ thống CDP (Customer Database Platform) của Segment và hệ thống phân tích dữ liệu Amplitude đồng thời tích hơp hệ thống DMP (Data Management Platfom) giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu tiêu khiển của người dùng. Bên cạnh đầu tư về công nghệ, VieON cũng tập trung vào đầu tư nội dung khi tạo ra một kho nội dung giải trí khổng lồ có chất luợng 4K cho người dùng thưởng thức.
Và ứng dụng VieON đã tạo ra ấn tượng vô cùng lớn với giới công nghệ thông tin trong nước, khi chỉ sau 24 giờ ra mắt đã vươn lên vị trí Top 1 bảng xếp hạng của AppStore và Google Play. Đặc biệt, giữa tháng 6-2020, VieON có mức tăng trưởng thần tốc, trung bình gần 500% trong hơn 2 tháng qua. Những số liệu này là minh chứng cho sự ủng hộ và yêu mến của khán giả dành cho VieON.
Gần đây nhất VieON đã bắt tay với các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung TV, Canal Plus [K+] để gia tăng tiện ích và đa dạng hóa nội dung giải trí của mình đến đông đảo người dùng.Phổ biến ứng dụng qua thanh toán không tiền mặt
Giới chuyên môn đánh giá việc phát triển một ứng dụng OTT như trên là vô cùng cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước. Từ đây, họ không cần phải tìm cách xem các dịch vụ của nước ngoài, mà ở đó nội dung đa phần không được kiểm duyệt, độc hại đi ngược lại thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam.
Đồng thời việc cho ra đời VieON góp phần không nhỏ hiện thực hóa lời kêu gọi chuyển đổi số và truyền bá thông điệp “Make in Vietnam”, một định hướng quan trọng của Chính phủ để tạo bước đột phá, đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam, mang nhãn hiệu “Make-in-Vietnam” vươn tầm thế giới.
Thiết thực hơn nữa, VieON còn hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Long Thuỷ, Giám đốc VieON cho biết quan điểm của công ty là quyết liệt hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong việc hướng đến xã hội không dùng tiền mặt, mang đến sự tiện dụng cho khách hàng khi thanh toán dịch vụ trên ứng dụng. Cụ thể, VieON đã ký hợp tác với công ty M_Service để đưa ví điện tử MoMo trở thành hình thức thanh toán chính thức trên ứng dụng của mình
Việc VieON chọn Momo vì MoMo là đối tác của nhiều ngân hàng lớn trong cả nước, trải rộng trên mọi lĩnh lực: điện lực, viễn thông, di động, truyền hình, tài chính cá nhân, ngân hàng, hàng không, giải trí, game… “VieON tin tưởng vào sự hợp tác với ví điện tử Momo sẽ mang đến tiện ích tối đa cho người dùng.”- Ông Huỳnh Long Thủy nhấn mạnh.
Với MoMo, các đối tác cũng như người dùng của VieON thanh toán trở nên tiện lợi hơn và biến nó thành một ứng dụng tiên tiến và đáp ứng đẩy đủ chủ trương của Chính phủ trong việc chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nền công nghệ thông tin và cách mạng công nghệ 4.0 tại Việt Nam.
Lựa chọn của những nội dung chất lượng cao
VieON hiện đang mang đến khán giả nhiều chương trình truyền hình chất lượng cao như Rap Việt, Người ấy là ai… Bên cạnh đó là những bộ phim đang làm mưa làm gió của điện ảnh thế giới và Việt Nam như Đại hiệp hoắc Nguyên giáp, Lấy danh nghĩa người nhà, Cẩm Tú nam ca, Chân dung ác quỉ, Em rất thích anh, Khi em đẹp nhất, Thế giới hôn nhân, Bão trắng, Tình yêu và định mệnh, Gạo nếp – Gạo Tẻ, Hải đường trong gió. Cùng với đó là loạt phim Disney đình đám phục các gia đình trong mùa hè và rất nhiều phim lẻ điện ảnh đình đám khác."> -
Hướng dẫn ứng dụng, thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nướcMột mục đích của việc xây dựng “Tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước” là thúc đẩy việc triển khai thuê dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp phục vụ phát triển Chính phủ điện tử (Ảnh minh họa). Nghị quyết 17 ngày 7/3/2020 của Chinh phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 đã đề cập đến việc cần tăng cường thuê dịch vụ CNTT của doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.
Trong phát biểu tại buổi làm việc của Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử hồi tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Bộ trưởng cũng chi rõ các công nghệ nền tảng, chủ chốt trong Chính phủ điện tử mà các doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được, đó là: mật mã, nền tảng chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh mạng và điện toán đám mây.
Nhận định điện toán đám mây là hạ tầng của hạ tầng, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, trong phát triển Chính phủ điện tử, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng quan trọng này.
Tiếp đó, tại lễ phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây Việt Nam được tổ chức ngày 22/5/2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định, điện toán đám mây là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số. Hạ tầng số phải được đầu tư trước để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
“Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số, tương tự như những gì đã làm được với ngành viễn thông. Hạ tầng số cũng chính là hạ tầng viễn thông cộng thêm nền tảng điện toán đám mây. Bởi vậy, làm chủ nền tảng điện toán đám mây là rất quan trọng đối với đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo phân tích của đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, ứng dụng điện toán đám mây ở Việt Nam hiện nay trong cơ quan nhà nước chủ yếu ở hai loại là thuê dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp và ứng dụng điện toán đám mây trong hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước.
Trong đó, về thuê dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp, ngoài các dịch vụ như thuê đường truyền, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều lúng túng về lựa chọn các dịch vụ điện toán đám mây phù hợp để thuê và quản lý sử dụng dịch vụ có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đây cũng là loại hình mang đầy đủ các tính chất của điện toán đám mây.
Đối với ứng dụng điện toán đám mây trong hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước, hiện nay mới chỉ ở mức độ sử dụng các công nghệ ảo hóa hạ tầng của cơ quan nhà nước. Trong tương lai có thể sẽ triển khai xây dựng đám mây riêng của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai ra sao sẽ phụ thuộc vào các bài toán cụ thể, đặc thù và khó hướng dẫn chung.
Trước đó, vào ngày 3/4/2020, Bộ TT&TT đã có hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn này chủ yếu là cung cấp các tiêu chí kỹ thuật hạ tầng, chưa hướng dẫn được các vấn đề còn lúng túng trong quá trình ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây nêu trên.
Vì thế, để tăng cường thuê dịch vụ CNTT của doanh nghiệp, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước, đồng thời sử dụng dịch vụ điện toán đám mây phục vụ phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Cục Tin học hóa đã nghiên cứu kinh nghiệm thế giới và đặc điểm hoạt động thuê dịch vụ CNTT hiện tại để xây dựng “Tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước”.
Cục Tin học hóa cũng cho biết, tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây có đối tượng áp dụng là cơ quan nhà nước các cấp tại Trung ương và địa phương sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp trong hoạt động ứng dụng CNTT của mình; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để tham khảo, xây dựng các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Tài liệu này cung cấp những chỉ dẫn cần thiết trong việc triển khai áp dụng, sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp vào hoạt động ứng dụng CNTT tại cơ quan một cách tin cậy và hiệu quả.
Cụ thể, hướng dẫn tập trung vào một số điểm như: Xác định các hoạt động ứng dụng CNTT phù hợp để sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, theo đó cơ quan nhà nước sẽ có hướng dẫn để chọn lựa các hoạt động nghiệp vụ phù hợp để đưa lên đám mây và cân nhắc phương án thuê dịch vụ điện toán đám mây hoặc đầu tư xây dựng, vận hành riêng phù hợp hơn với nhu cầu của mình;
Hoạt động đánh giá, lựa chọn, quản lý dịch vụ điện toán đám mây: cơ quan nhà nước sẽ được chỉ dẫn các hoạt động cần thiết để đánh giá lựa chọn dịch vụ; quy trình để thực hiện xác định nhu cầu, khảo sát đánh giá, thuê dịch vụ, quản lý vòng đời dịch vụ và các hoạt động cần phải quan tâm khi kết thúc thời gian thuê dịch vụ điện toán đám mây.
Các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có thể xem “Tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước” mới được Cục Tin học hóa xây dựng tại đây.
Vân Anh
Kích cầu điện toán đám mây, làm chủ hạ tầng chuyển đổi số
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số, tương tự như những gì đã làm được với ngành viễn thông. Đây chính là cơ hội để thúc đẩy Make in Vietnam.
"> -
Cách phát hiện AirTag theo dõi lén trên iphone và các máy androiCách phát hiện AirTag theo dõi lén
Như đã nêu, thiết bị "Táo khuyết" chạy iOS/iPadOS 14.5 trở lên sẽ thông báo có AirTag lạ đi theo bạn, nếu AirTag này đi rời xa người chủ kích hoạt. Khi đó bạn có thể bấm "Play Sound" để AirTag lạ phát tiếng. Đối với AirTag mà bạn đã biết nguồn gốc, ví dụ AirTag của người cho bạn thuê xe, hãy bấm "Pause Safety Alerts" để AirTag này không cần thông báo nữa.
Thiết bị chạy iOS/iPadOS 14.5 trở lên sẽ thông báo có AirTag lạ đi theo bạn. Đối với điện thoại Android, người dùng cần cài ứng dụng Tracker Detect để phát hiện Android lạ. Bản thân Tracker Detect yêu cầu Android 9 trở lên.
Sau khi cài Tracker Detect, người dùng Android có thể bấm Scan để dò tìm AirTag xung quanh. Nếu phát hiện ra AirTag lạ, người dùng Android cũng có thể bấm "Play Sound" để thiết bị lạ này phát tiếng.
Sau khi cài Tracker Detect, người dùng Android có thể bấm Scan để dò tìm AirTag xung quanh. Nếu phát hiện ra AirTag lạ, hãy bấm vào để xem cụ thể. Người dùng Android có thể bấm "Play Sound" để AirTag lạ phát tiếng. Sau khi tìm thấy AirTag lạ, người dùng có thể tham khảo ở đây về cách xử lý.
Anh Hào
Khi tìm thấy AirTag lạ, bạn cần làm gì?
Đôi khi bạn sẽ thấy một chiếc AirTag không biết của ai. Khi đó, bạn cần trích xuất thông tin của thiết bị định vị này để trả lại người thất lạc hoặc để trình báo nếu thấy biểu hiện đáng ngờ.
">