Thành phố cho biết đã ghi nhận nhiều phản hồi của người dân về mối quan ngại dữ liệu cá nhân của họ có thể bị rò rỉ cho chính phủ Trung Quốc. "Khi dư luận lắng xuống và vấn đề được giải quyết, chúng tôi sẽ mở lại tài khoản. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi phản ứng của chính phủ và các thành phố khác", giới chức Kobe nói.
Vào tháng Năm, thành phố đã ký một thỏa thuận hợp tác để quảng bá Kobe với ByteDance, chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok. Mục đích là để tạo điều kiện giải trí cho trẻ em ở nhà, trong bối cảnh giãn cách xã hội vì đại dịch.
Tài khoản đã đăng 31 video về các chủ đề như động vật tại Sở thú Oji của Kobe, nhưng chưa có video nào được công khai. Tài khoản TikTok của thành phố hiện có khoảng 545 người theo dõi.
Tại Nhật Bản, việc sử dụng TikTok chủ yếu tập trung ở những người trẻ tuổi và lượng người dùng cũng đang tăng lên nhanh chóng trong 2 năm trở lại đây.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Trump đã đồng ý cho ByteDance 45 ngày để đàm phán về việc bán hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ cho Microsoft.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft sẽ mua lại TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Microsoft cam kết sẽ đảm bảo rằng chuyển dữ liệu riêng tư của người dùng và lưu trữ tại Mỹ.
Điệp Lưu (Theo Nikkei Asian)
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với phóng viên ông sẽ cấm ứng dụng TikTok tại Mỹ sớm nhất trong hôm nay (1/8).
" alt=""/>Kobe, Nhật Bản vô hiệu hóa tài khoản TikTok vì lo ngại bảo mật![]() |
Quốc lộ 22 (dài 58,25km) đi qua địa bàn TPHCM và tỉnh Tây Ninh. Đây là tuyến giao thông huyết mạch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam. Việc đầu tư nâng cấp giúp cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và từ TPHCM đi Tây Ninh, qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia và các nước khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, hiện Quốc lộ 22 đang trong tình trạng quá tải. Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 22 được Thủ tướng Chính phủ giao cho TP.HCM mời gọi đầu tư và thực hiện theo hình thức đối tác công-tư (hợp đồng BOT) trong nhiều năm qua. Mới đây UBND TP.HCM đã gửi báo cáo và đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Tây Ninh có ý kiến về phạm vi và quy mô dự án.
Được biết, cả bốn nhà đầu tư đều đề xuất mở rộng đoạn TP.HCM lên 60m, còn đoạn qua tỉnh Tây Ninh sẽ nâng cấp mặt đường, và hệ thống thoát nước theo bề rộng đường hiện hữu.
Tuy nhiên, ở một số nút giao và mở rộng cầu, bốn nhà đầu tư đề xuất quy mô khác nhau nên tổng mức đầu tư cũng khác nhau. Theo đề xuất của các nhà đầu tư tổng mức đầu tư thấp nhất là 6.582 tỷ đồng và cao nhất là 9.505 tỷ đồng.
Qua xem xét đề xuất của các nhà đầu tư và căn cứ điều kiện thực tiễn và đảm bảo khả năng hoàn vốn đầu tư dự án bằng thu phí, chính quyền TP.HCM đề xuất mở rộng đoạn đi qua TP.HCM lên 60m (lộ giới quy hoạch 60m và 120m), còn đoạn đi qua tỉnh Tây Ninh chỉ nâng cấp mặt đường và hệ thống thoát nước theo bề rộng hiện hữu.
Ngoài ra, UBND thành phố đề xuất xây dựng cầu vượt trực thông tại nút giao Trung Chánh với 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 13,25m. Đối với cầu An Hạ, thành phố đề xuất mở rộng thêm 15m mỗi bên của cầu hiện hữu, các cầu còn lại giữ nguyên hiện trạng.
Cùng với việc mở rộng quốc lộ 22, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư để xây dựng tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài (chạy song song quốc lộ 22). Trong tương lai, sau khi hoàn thành, đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài cùng với quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3 và 4 (TP.HCM) sẽ tạo thành các trục giao thông kết nối các tỉnh phía Nam và khu vực ASEAN gồm Bangkok - Phnompenh - TP.HCM.
Theo Trí thức trẻ
" alt=""/>Xem xét đầu tư gần 10.000 tỷ đồng mở rộng đường từ TP.HCM đi cửa khẩu Mộc Bài