Trong danh sách vận động viên tham dự có rất nhiều công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp, nhà bán lẻ công nghệ,... tại Việt Nam. Công ty Internet VNG, nhà bán lẻ công nghệ CellphoneS, ứng dụng bán hàng Shopee, nền tảng Haravan, trang thương mại điện tử Tiki, công ty khởi nghiệp Juno, quỹ Seedcom,... đều có nhân viên tham dự lần này, chưa kể những cá nhân đăng ký riêng lẻ.
Lướt qua hơn 2.500 vận động viên tham dự, nổi lên nhất vẫn là VNG (tên nhóm VNG Run) với rất nhiều nhân viên tham dự mọi chặng đua, từ 10 km-21 km-42 km-70 km đến 100 km. Việc này khá dễ hiểu khi phong trào thể thao rất được chú trọng từ lãnh đạo công ty này. CEO VNG Lê Hồng Minh từng tham dự giải Ironman 70.3 - gồm 3 môn phối hợp chạy, bơi, đạp xe - được xem là thử thách rất lớn với những người tham gia. Nhiều lãnh đạo khác của công ty này cũng tập luyện nghiêm túc cho các giải thể thao nổi bật.
" alt=""/>Nhiều công ty công nghệ, khởi nghiệp tham dự giải marathon khắc nghiệt nhất Việt NamSau khi chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong khuôn khổ Triển lãm ô tô quốc tế Việt Nam VIMS 2016, chiếc sedan cỡ nhỏ Suzuki Ciaz đã chính thức được đưa đến các đại lý để tiếp cận khách hàng.
Nằm trong phâm khúc Sedan hạng B và sẽ phải cạnh tranh với như Toyota Vios, Honda City, Ford Fiesta Sedan... Suzuki Ciaz có lợi thế với kích thước rộng rãi, trang bị đầy đủ và ổn định. Thế nhưng, liệu với mức giá 580 triệu đồng, chiếc Ciaz có thể đáp ứng được những kì vọng của Suzuki đối với mẫu xe này ở thị trường Việt Nam?
Ngày 29/09/2017, vòng chung kết cuộc thi “Vietnam IOT Hackathon 2017” đã chính thức khai mạc tại Tòa nhà Viettel Complex- Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của 18 đội đã xuất sắc vượt qua các vòng thi đầu tiên để có mặt tại đây.
Theo Ban Tổ chức, các đội thi có 48 giờ tập trung tại vòng chung kết (trong đó có 36 giờ làm việc với cường độ cao). Ban Giám khảo sẽ căn cứ vào các bài thi của thí sinh để đưa ra các góp ý (đề bài) giúp đội thi hoàn thiện sản phẩm. Thành viên trong mỗi nhóm sẽ phải phối hợp nhịp nhàng, ăn ngủ dã chiến ngay tại địa điểm tổ chức để hoàn tất sản phẩm và thuyết phục được Ban Giám khảo là những chuyên gia trong các lĩnh vực: Công nghệ, Kinh tế và Khởi nghiệp.
Chủ đề của cuộc thi năm nay là Internet of Things, hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối, xoay quanh các vấn đề về nhà xưởng thông minh, Nông nghiệp thông minh; Năng lượng thông minh; Bán lẻ thông minh; Thiết bị đeo thông minh; Tự động hoá; Thành phố thông minh; An ninh; Sức khoẻ; Sản xuất thông minh.
Chất lượng bài thi được đánh giá dựa vào 5 tiêu chí: Tiếp cận vấn đề; Thực hiện; Sự tác động; Điểm mạnh kỹ thuật và Yếu tố ấn tượng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ yêu cầu các đội thi xem xét đến tính thực tiễn của các sản phẩm tạo ra và cách sử dụng nó khi đưa vào thực tiễn.
" alt=""/>“Viettel luôn hỗ trợ các Start Up bằng tất cả các tiềm lực mình đang có”